Biện pháp nâng cao chất lượng lúa giống trong bảo quản
Thứ hai, 16/10/2017

Để bảo quản hạt giống lúa từ vụ này sang vụ năm sau (khoảng 8 tháng) xin giới thiệu kinh nghiệm bảo quản của nông dân.
Trong điều kiện bình thường và làm khô theo kiểu phơi nắng, khoảng 3 tháng hạt lúa vẫn nảy mầm tốt, đạt tới 90%, nhưng khoảng 6 tháng sau tỉ lệ nảy mầm chỉ còn khoảng 60-70% và khoảng 9-10 tháng sau hầu hết hạt không nảy mầm. Đây là điều khó khăn cho người dân vùng trồng một vụ lúa và tôm. Để bảo quản hạt giống lúa từ vụ này sang vụ năm sau (khoảng 8 tháng) xin giới thiệu kinh nghiệm bảo quản của nông dân
1. Bảo quản hạt lúa giếng bằng túi khí

TS Dương Văn Chín - Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đã tiến hành thử nghiệm bảo quản hạt lúa giống bằng túi yếm khí poly-ethylen trong điều kiện bình thường. Túi yếm khí chuẩn do Israel sản xuất và được đưa về từ Bộ môn Cơ khí nông nghiệp cùa IRRI. Hạt lúa giống khi đưa vào bảo quản phải đạt độ ẩm 12%. Nguyên lý cùa phương pháp bảo quản này là nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài túi chứa. Kết quả là trong quá trình bào quản, hạt duy trì sự sống tốt với tỷ lệ nảy mầm cao kéo dài từ 6 - 12 tháng. Tuy nhiên, sử dụng loại túi chuẩn của IRRI có giá cao nên không đem lại hiệu quả kinh tế. Để hạ giá thành trong bảo quản, nhóm nghiên cứu đã sử dụng loại túi nhựa poly- ethylen, độ dày 0,078mm, kích thước 10cm X 18cm hiện đang được bán rộng rãi trên thị trường ở Việt Nam để làm túi bảo quản thóc giống. Cách thức tiến hành như sau: Cho vào mỗi túi 120g thóc giống OMCS 2000, có độ ẩm 12% cùng với túi xông hơi nhỏ (2cm X 2cm) có chứa 0.25g hương xông, muỗi Mosfly hoặc 0,12g Basudin hạt, sau đó buộc chặt miệng túi rồi đưa vào bảo quản. Quá trình theo dõi sau 3, 6, 9 tháng bảo quản cho thấy tỷ lệ nảy mầm của hạt giống ở túi có chứa Mosfly tương ứng là: 95%, 88,3%, 68% và ở túi có chứa Basudin là: 95,5%, 93,3%, 74,2%. Trong khi đó bảo quản theo phương pháp của nông dân (háo khí), tỷ lệ nảy mầm giảm xuống chỉ còn: 87,5%, 77,5% và 46,7%. Bảo quản hạt giống trong túi yếm khí có chứa thuốc hoá học xông hơi làm giảm hẳn mật độ côn trùng gầy hại. Sau 3, 6, 9 tháng bảo quản, mật độ mọt gạo ở trong túi có chứa Mosfly tương ứng là: 3,5. 0,8, 9,7 con/bao và túi có chứa Basudin là: 0,0. 0,8, 2,2 con/bao, trong khi đó ờ phương pháp của nông dân là: 21,5. 39,2, 94,7 con/bao.
Bảo quản hạt giống trong túi nhựa poly-ethylen có chứa thuốc xông hơi hoá học là một thiết bị kỹ thuật mới, đơn giản, dễ làm, đem lại hiệu quả cao, cần nhanh chóng phồ biến, ứng dụng triển khai vào sản xuất.
2. Bảo quản, tốn trữ lúa giống trong mùa lũ
Trước hết vể mặt sinh lý, hạt lúa sau khi thu hoạch phải phơi /sấy ngay để hạ ẩm độ hạt xuống còn 14% có thể làm giống, nhưng nó chỉ giữ được 3 tháng trong điều kiện ẩm độ không khí trên 80% và nhiệt độ 28-30 độ c. Tuy nhiên sau đó hạt lúa nhanh chóng hút ẩm trở lại để đạt ấm độ cân bằng 16%, khi ấy thời gian tồn trữ lúa giống chỉ còn 1 tháng, đây là trở ngại lớn không những của nhiều nông dân mà còn nhiều doanh nghiệp giống. Đặc biệt vào giai đoạn từ 2-3 tháng trở đi tùy thuộc vào ẩm độ hạt, tỷ lệ nảy mầm của hạt lúa giảm rất nhanh, chì trong 1 tuần từ 80% xuống còn 5%.
Như vậy, nguyên nhân chính của việc rút ngắn thời gian tồn trữ là ẩm độ không khí cao trong mùa lũ, đã làm hạt giống lúa hút ẩm nên mất sức nảy mầm. Có một số giải pháp khắc phục như sau:
Truớc hết về mặt nguyên tắc, nếu hạ ẩm độ hạt giống xuống 1%, thời gian tồn trữ sẽ kéo dài 2 tháng, do đó nông dân cổ gắng phơi/sấy lúa thật khô. Nếu lúa thu hoạch vụ Đông Xuân chỉ cần ẩm độ hạt 14% thì vụ Hè - Thu phải dưới 13,5% mới có thể giữ được 4 tháng, về lĩnh vực này, TS Trần Đăng Hồng, Giáo sư Trường Đại học Reading (Anh quốc) đã đưa ra phương trình toán học dựa vào ẩm độ và nhiệt độ để biết được thời gian tồn trữ giống.
Nhưng sau thời gian 1 tháng, trong điều kiện tự nhiên, hạt lúa hút ẩm để đạt ầm độ cân bằng khoảng 15,0-15,5%. Đề tránh hiện tượng này, nông dân nên cho lúa giống vào bao PE loại tốt, hàn kín miệng, hoặc buộc thật chặt sau đó cho vào bao xác rắn.
Tại các nước có loại bao nilon đặc biệt, chỉ cho ẩm độ từ bên trong bao thoát ra chứ không cho ẩm độ bên ngoài đi vào. Viện Lúa ô Môn đang quan hệ với các công ty nhựa để sản xuất loại bao này.
Kỹ thuật cho lúa vào bao nilon hàn kính miệng hiện được các công ty giống áp dụng vì rẻ tiền so với phựơng pháp sấy bảo quản hoặc tồn trữ trong kho lạnh. Nó giúp cho nông dân vùng lũ giữ được lúa giống trong thời gian 3-4 tháng.
Nếu tồn trữ trong túi hoặc thùng phuy, cần hàn kín miệng, phía dưới nên lót tro trấu hoặc vôi để hút ẩm.
Nơi tồn trữ phải lựa chỗ thật khô ráo, phải kê kích cẩn thận, tránh hơi nước dưới đất bốc lên làm lúa mất sức nảy mầm.
3. Khử trùng hạt giông lúa
Khử trùng hạt giống đề phòng bệnh lúa von, bệnh khô vằn làm thối mộng mạ.... Lây truyền từ vỏ hạt giống sang cây mạ ta dùng nước nóng 54 độ c. Cách làm như sau: hoà 2 phần nước lạnh với 3 phần nước sôi (3 sôi + 2 lạnh), lượng nước xứ lí cần gẩp 3-5 lần lượng thóc mới đảm bảo đủ nhiệt độ diệt nấm. Trước và sau khi cho thóc giống vào xử lý, cẩn lấy nhiệt kế đo nhiệt độ, nếu chưa đủ 54 độ c cần cho thêm nước sôi vào, vừa đổ vừa khuấy đều, thời gian xử lý 3-5 phút duy trì nhiệt độ 54 độ c mới đạt yêu cầu, biện pháp này phức tạp, khó thực hiện. Nhưng dễ làm và thuận tiện hơn cả là dùng nước vôi trong 2 - 3%. Cách làm như sau: Dùng 2-3 lạng vôi cục hoặc 4 - 5 lạng vôi mới tôi hoà trong 10 lít nước. Để lắng 15-20 phút lọc lấy 6 - 7 lít nước vôi trong, ngâm được 6 - 7kg thóc giống. Nếu lượng thóc giống lớn hơn phải dùng lượng vôi, lượng nước nhiều hơn. Thời gian ngầm nước vôi trong là 10 - 12 giờ.
Có thể dùng thuốc trừ nấm: CuS04 (1-4%); Bavistin, Daconil, Captan... nồng độ 0,3% ngâm trong 12 giờ. Ngâm tiếp bằng nuớc lã 48 tiếng đối với lúa thuần (đủ 60 giờ cả nước thuốc và nước lã) và 36 giờ đối với lúa lai (đủ 36 giờ cả nước thuốc và nước lã). Chú ý ngày thay nước 2 lần, để thóc trong bóng râm mát đề phòng hiện tượng thối hạt giống do nước chua hoặc nhiệt độ cao. Đãi sạch hết nước chua, đem hạt giống ù 25 - 30 giờ, hạt giổng sẽ nảy mầm "gai dứa" đem gieo là vừa.
4. Che phủ nilon cho mạ xuân
Chuẩn bị nilon che phủ: Thường sừ dụng loại nilon chuyên dụng có độ dày 0.007mm và có chiều rộng 1.8 - 2,4m. Một miếng mạ 36m2 dùng hết khoàng 1kg nilon, như vậy 1 sào mạ (500m2) sử dụng hết 14kg nilon.
Chuẩn bị đất mạ: Không chọn chân bùn nhão, chân cát tơi. Chọn đất trung bình, đất quen gần nhà để tiện chăm sóc. Ruộng mạ phải bàng phẳng chủ động tưới tiêu cày bừa phải nhuyễn sạch cỏ dại. Bón lót cho mỗi sào 2 - 3 tạ phân chuồng hoai mục + 20 - 25kg NPK (5:10:3), bón trước khi gieo mạ một ngày kết hợp bừa lần cuối.
Lên luống: Bố trí luống tránh được hướng gió chính nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ ánh sáng và tưới tiêu nước chủ động. Chiều rộng của mặt luống tùy thuộc vào chiều rộng của nilon chuyên dùng. Nếu nilon rộng 1,8m thì mặt luống 1m, nếu nilon rộng 2,4m thì mặt luống 1,3m. Rãnh rộng 30cm để dễ trong việc tưới tiêu chăm sóc và cám hom.
Gieo mạ: Gieo mạ đi 2 —3 lần đảm bảo hạt giống đều nhau. Gieo nặng tay để hạt giống lún sâu trong bùn, sau gieo có thể bón tro chống rét cho mạ (không bón tro các loại cây có dầu).
Cách che nilon cho mạ:
Cắm hom: Chọn hom tre hoặc mét cứng, không quá yếu để tránh hiện tượng gặp mưa bị ẹp xuống. Hai người cắm, 1 người bê hom cắm xuống xa mép luống 5cm để tránh hỏng số mạ gieo sát mép luống, cứ 2m cắm 1 que hom. Một người đi bên kia luống vít đầu hom cắm xa mép ngoài 5cm tạo thành một vòm bán nguyệt cỏ đinh cách mặt luống 50cm.
Phủ nilon: cẩn 4-7 người, 1 người đứng trước luống giữ cuộn nilon thả đều ra cho những người khác đi hai bên kéo nilon phủ lên khung.
Ém nilon: Khi nilon đã kéo phủ hết chiều dài luống. Hai người ở hai đầu kéo căng đầu trên khung xong ém hai đầu nilon xuống bùn cho chặt, những người đi hai bên ngược lại, ém hết nilon xuống mép luống, mép nilon được đẩt quặp vào phía trong luống cho bùn đè chặt lấy nilon khỏi bị gió đánh bật lên.
Yêu cầu: Bốn phía cần ép chặt, găm kín không để thông khí đảm bảo độ ấm cho mạ.
Chăm sóc sau phủ nilon: Khi nhiệt độ bình quân ngày 15 độ c thì mở nilon hai đầu luống, nhiệt độ hơn 20 độ c thì mở hẳn. Khi nhiệt độ lớn hơn 25 độ c ngày thứ nhất mở nilon, ngày tiếp theo mở hẳn (tránh hiện tượng nắng khò táp mạ).
Bón phân: Xem xét cây mạ tốt xấu có thể bón hoặc không. Nếu bón thì mở nilon tưới nước cho xăm xắp chân mạ chờ khô nước ở lá rồi bón xong che lại.
Tưới nước cho mạ: Từ sau khi gieo mộng mạ phải được gíữ ẩm, mặt luống không bị ngập nước hoặc bị khô nẻ. Đảm bảo trời nắng rãnh nước đầy, trời mưa rãnh không ngập nước.
Trước khi cấy chú ý mở nilon trước 3- 5 ngày để luyện mạ thích ứng với điều kiện tự nhiên. Mạ xuân khi đạt 3 - 3,5 lá khi nhiệt độ bình quân ngày lớn hơn 15 độ c có thề cấy dược.
Quốc Bảo (Nguồn NXB Thanh Hóa)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận