Đặc điểm sinh học và tập tính của dê
Thứ bảy, 12/11/2016

Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng thuộc họ Bovidae. Chúng là loài gia súc, có sau chó và có lẽ cùng thời với cừu, được nuôi để lấy thịt dê, sữa dê và da dê.
Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng thuộc họ Bovidae. Chúng là loài gia súc, có sau chó và có lẽ cùng thời với cừu, được nuôi để lấy thịt dê, sữa dê và da dê. Đây là giống gia súc có khả năng sinh sản cao, cho nhiều thịt, mắn đẻ, và là một đối tượng của việc chăn nuôi gia súc lấy sữa. Dê sinh sống ở khắp nơi, từ những vùng nóng như châu phi đến những vùng lạnh như châu âu, từ vùng đồng bằng cho đến vùng đồi núi.

1. Đặc điểm sinh trưởng
Khối lượng của dê thay đổi tuỳ theo giống và tuổi. Khối lượng dê sơ sinh trong khoảng từ 1,6 – 3,5 kg ; 3 tháng tuổi đạt 6 – 1 2 kg ; 6 tháng tuổi đạt 15 – 2 1 kg ; 12 tháng tuổi đạt 22 – 30 kg ; 18 tháng tuổi đạt 30 – 40 kg. Dê đực thường lớn nhanh hơn dê cái. Ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dê đạt khả năng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối là lớn nhất 90 – 120 g/con/ngày, rồi tiếp theo là giai đoạn 3 – 6 và 6 – 12 tháng 70 – 110 g/con/ngày, giai đoạn 18 – 24 tháng cường độ sinh trưởng của dê giảm xuống 20 – 30 g/con/ngày, đến giai đoạn 24 – 30 và 30 – 36 tháng tuổi lúc này khả năng sinh trưởng thấp hẳn, rồi sau đó giảm dần và đến tuổi trưởng thành khả năng sinh trưởng giảm hẳn và khối lượng thay đổi không rõ rệt nữa.
2. Đặc điểm sinh sản
Dê là gia súc có khả năng sinh sản nhanh hơn nhiều so với bò và trâu. Thông thường tuổi động dục lần đầu của dê là 6 - 8 tháng, tuổi phối giống lần đầu là 8 - 10 tháng và tuổi đẻ lứa đầu là 13 -15 tháng.
3. Đặc điếm tiêu hóa
Dê là loài gia súc nhai lại, có dạ dày 4 túi gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Ở dê trưởng thành dạ cỏ phát triển mạnh, chiếm tới 80% dung tích của toàn bộ dạ dày.Khu hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của dê rất lớn, phong phú về chủng loại và có sự khác biệt so với trâu, bò ... Bởi vì dê có biên độ thích ứng rộng với mùi vị các loại thức ăn. Nó có thể ăn được nhiều loại thức ăn có nhiều độc tố, cay, đắng mà gia súc khác không ăn được như lá xoan, lá xà cừ, lá keo tai tượng, cỏ bướm...Cũng như ở các loài nhai lại khác, dạ cỏ được coi như “một thùng lên men lớn”. Tiêu hoá ở dạ cỏ có vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá của gia súc nhai lại. 50% vật chất khô của khẩu phần được tiêu hoá ở dạ cỏ nhờ quá trình lên men của vi sinh vậtVi sinh vật trong dạ cỏ sinh sôi và phát triển mạnh nhờ có các điều kiện thuận lợi: môi trường hiếm khí (nồng độ ô-xy nhỏ hơn 1%); nhiệt độ 38-410C; độ ẩm 80-90%; nhu động của dạ cỏ yếu nên thức ăn dừng lại ở dạ cỏ lâu, cung cấp các thành phần dinh dưỡng cho vi sinh vậtMôi trường dạ cỏ trung tính (pH = 6,5-7,4) và tương đối ổn định cũng là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển.Việc giữ môi trường trung tính và ổn định là nhờ tác dụng trung hoà axit của nước bọt. Các muối phốt phát và bi-cácbonat trong nước bọt cũng có tác dụng như là các chất đệm.Cũng như đối với các loài gia súc nhai lại khác, nuôi dưỡng dê thực chất là cung cấp và tạo các điều kiện thuận lợi nhất để cho hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển.
4. Tập tính ăn uống, chạy nhảy, bầy đàn
Hiểu biết tập tính của dê rất quan trọng, vì nó giúp cho người chăn nuôi biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng dê hợp lý, phù hợp để nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi.Dê có khả năng sử dụng các loại thức ăn thô xanh, nhiều chất xơ. So với trâu, bò, cừu ...., dê ăn được nhiều loại lá hơn và có biên độ thích ứng rộng với các mùi vị của cây lá. Một số loài cây mà trâu, bò không ăn nhưng dê vẫn sử dụng được. Dê rất phàm ăn và thường tìm thức ăn mới. Dê là con vật sử dụng nước hiệu quả hơn nhiều so với trâu, bò. Nó có khả năng chịu khát rất giỏi.Do cấu tạo môi dê mỏng, linh hoạt nên ngoài khả năng gặm cỏ như trâu, bò..., dê còn có khả năng đứng bằng hai chân, bứt các loại lá cây, hoa trên cao, thậm chí trèo hẳn lên cây để chọn, bứt các phần ngon. Dê thích ăn ở độ cao 0,2-1,2m. Thức ăn để sát mặt đất dê thường khó ăn và phải quỳ hai chân trước xuống để ăn. Khi để tự do, dê có khả năng tự tìm chọn loại thức ăn thích nhất để ăn; thức ăn rơi vãi, dính bẩn bùn đất dê thường bỏ lại không ăn.Dê là loài vật có tính khí ưa chạy nhảy và hiếu động. Chúng rất nhanh nhẹn và di chuyển rất nhanh trong khi kiếm ăn. Mỗi ngày chúng có thể chạy nhảy, di chuyển khoảng 15km.Dê có tập tính bầy đàn cao. Chúng ngủ nhiều lần trong ngày. Khứu giác và thính giác của dê rất phát triển nên dê rất nhạy cảm với tiếng động. Dê còn có khả năng tự chịu đựng và dấu bệnh. Khi dê ốm thường vẫn cố theo đàn cho đến khi kiệt sức ngã quỵ xuống mới thôi. Vì vậy, khi chăm sóc dê phải quan tâm tỷ mỉ mới phát hiện được dê mắc bệnh để có biện pháp khắc phục kịp thời.

5. Tập tính nhai lại
Dê thường ăn vào ban ngày và nhai lại vào ban đêm khoảng 22 giờ đến 3 giờ sáng hoặc nhai lại vào lúc nghĩ ngơi xen kẻ giữa các lần ăn cỏ trong một ngày đêm. Trong một ngày đêm dê trưởng thành có thể nhai lại từ 6 đến 8 đợt, dê con nhai lại nhiều hơn 15 đến 16 đợt. Mỗi lần nhai lại từ 20 đến 60 giây. Khi dê ăn thức ăn cứng như rơm khô thì thời gian nhai lại gấp hai lần cỏ tươi. Trời nóng thì sự nhai lại chậm hơn trời mát, thức ăn cỏ ẩm và mục đều ảnh hưởng đến sự nhai lại. Môi trường cũng ảnh hưởng đến sự nhai lại : yên tỉnh thì sự nhai lại tốt nếu ồn ào thì sự nhai lại kém và bị ức chế.
Các yếu tố stress như hưng phấn quá dê bị say nắng hoặc ăn thức ăn ẩm mục đều ảnh hưởng đến sự nhai lại. Trong quá trình nhai lại nước bọt được tiết ra từ 6-10 lít trong một ngày đêm. Khi ăn tuyến nước bọt chỉ tiết ra một lít trong khi sự nhai lại tiết ra gấp 3 lần.
Hiện tượng nhai lại có vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa nhờ đó mà thức ăn được thấm nước bọt nghiền nát tạo nên pH dạ cỏ 5,5 đến 6,5 tạo điều kiện cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động.
6. Tính khí bất thuờng, ương ngạnh và trí khôn của dê
Dê là một loài vật có tính khí bất thường và hiếu động, dê rất phàm ăn nhưng luôn luôn tìm những thức ăn mới dê vừa ăn vừa phá và chúng có thể ăn 170 loài cây chiếm 80% loài cây hoang dại. Dê có thể ăn những loài cây đắng mà các thú khác không sử dụng được. Khi gặp nguy hiểm dê có vẻ hung hăng và liều mạng nhưng đôi khi tỏ ra rất nhát và hoảng sợ trước một vật lạ. Trước một thú dữ dê rất sợ, xô đẩy nhau ầm ĩ, trèo và rút đầu bừa vào khe chuồng. Nhiều người chăn nuôi dê phàn nàn về tính ương bướng của dê thích làm trái ý người muốn chăn đường này thì chúng lại đi đường khác tuy nhiên dê là loài vật có trí khôn, rất mến người khi cho chúng ăn và nhận biết được người quen từ xa.
Thành Long tổng hợp
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận