Thông tin Khoa học công nghệ
Dấu ấn của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
Thứ sáu, 23/05/2025

Ở bất kỳ cương vị nào, ông cũng thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy khoa học sắc sảo, tinh thần trách nhiệm cao và một trái tim luôn hướng về lợi ích quốc gia, dân tộc.
Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thông tin tại Trung tâm viễn thông quốc tế khu vực 1 (Hà Nội) (Ảnh: Trọng Nghiệp/TTXVN).
Về đối nội, dưới sự chỉ đạo của ông cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, những cải cách về thể chế, tổ chức bộ máy và thủ tục hành chính đã từng bước được triển khai, tạo nền tảng cho quá trình hiện đại hóa và hội nhập. Ông dành sự quan tâm sâu sắc đến công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, tận tâm. Ông khẳng định: "Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, yêu cầu khách quan đặt ra là phải tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, điều chỉnh phạm vi nội dung và phương thức hoạt động của Nhà nước cho phù hợp. Nguyên tắc quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật phải được đề cao hơn bao giờ hết" (1). Đồng thời, ông luôn nhấn mạnh: "Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta luôn đề cao các nguyên tắc về tôn trọng và bảo vệ quyền con người, nguyên tắc bình đẳng, công bằng, công khai, minh bạch trong xây dựng và thực hiện pháp luật" (2).
Chủ tịch nước Trần Đức Lương gặp gỡ tài năng trẻ trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, nghệ thuật và thể thao đã giành được các giải cao quốc tế (Hà Nội, 23/1/2000) (Ảnh: Trọng Nghiệp/TTXVN).
Ông được Bộ Chính trị phân công phụ trách tổ công tác liên ngành soạn thảo đề án "Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" - Đề án đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương thông qua thành nghị quyết (Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX). Nghị quyết có tầm quan trọng đặc biệt, có tính thời sự lâu dài. Đề xuất Bộ Chính trị thông qua Chỉ thị về cải cách tư pháp trong thời kỳ đổi mới. Đề xuất và được Bộ Chính trị, Ban Bí thư tán thành việc tổ chức đợt đặc xá lớn nhân chuyển giao Thiên niên kỷ (năm 2000), hình thức này về sau đã được áp dụng rộng rãi hơn, được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao.
Chủ tịch nước Trần Đức Lương gặp Chủ tịch Fidel Castro trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Cuba, ngày 9/4/2000 (Ảnh: Trọng Nghiệp/TTXVN).
Bài viết cùng chuyên mục
- Trí thức trẻ hiến kế ứng dụng công nghệ thích ứng với biến đổi toàn cầu
- Những chuyển dịch quan trọng để đưa Việt Nam vào giai đoạn phát triển mới
- 'Người làm khoa học xứng đáng được vinh danh muôn đời'
- Robot AI tự động giải phẫu 100%
- Mỹ chuyển giao công nghệ giám định ADN cho Việt Nam
- Việt Nam cam kết cùng xây dựng hệ sinh thái sở hữu trí tuệ toàn cầu
- Khoa học công nghệ bước vào giai đoạn 'giải bài toán lớn'
- 'Khoa học công nghệ phải hướng tới ứng dụng, tạo của cải vật chất'
- 5 luật mới tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, chính sách khoa học công nghệ
- Bốn lĩnh vực khoa học công nghệ được ưu đãi
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận