Bệnh chướng bụng đầy hơi ở trâu bò và một số cách chữa trị
Thứ ba, 20/08/2019

Bệnh chướng hơi ở trâu bò thường xảy ra đối với trâu bò trong vụ xuân hè và hè thu.
Bệnh chướng hơi ở trâu bò thường xảy ra đối với trâu bò trong vụ xuân hè và hè thu.
1. Nguyên nhân
Trâu bò ăn nhiều cỏ non, hoặc ăn phải thức ăn ôi mốc, đặc biệt là các loại củ quả ôi thối. Đây là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại ở đường ruột phát triển, lên men sinh hơi qúa mức bình thường, bụng và dạ dày phình căng. Trong quá trình sinh hơi, nhu động của dạ dày, ruột giảm dần và ngừng hẳn gây ra hội chứng chướng bụng đầy hơi.
Các thức ăn như rơm, cỏ bị mốc, các loại cỏ thuộc họ đậu, cỏ bị ngâm sương đêm, cỏ bị ngâm nước lâu có sẵn nhiều đất hoặc bùn sẽ sinh ra nhiều hơi trong dạ cỏ, làm bụng bên trái của vật nuôi căng phồng.
Bệnh cũng có thể do bê nghé bú phải sữa chua hoặc bú vội sữa lọt vào dạ cỏ không tiêu được.
Bệnh còn do thời tiết chuyển mùa từ đông sang xuân, trâu bò đang ăn cỏ khô chuyển sang ăn cỏ xuân mới mọc hoặc ăn quá nhiều thức ăn tươi như ngọn ngô, ngọn mía, ăn phải cây có chất độc, nấm độc cũng dễ sinh bệnh


Ngoài ra bệnh còn sinh ra do nhiều nguyên nhân khác:
+ Do nhu động đường tiêu hóa kém (do vật nuôi yếu)
+ Do vật nuôi phải làm việc nhiều, do vận chuyển vật nuôi đi xa mệt nhọc.
+ Do thời tiết thay đổi nắng, mưa.
+ Do tác động của vi sinh vật trong dạ cỏ, gặp điều kiện thuận lợi thức ăn lên men nhiều làm cho quá trình sinh ra các chất khí tăng nhanh. Các loại khí thường thấy trong dạ cỏ là CO2, CH3, N2, H2S, ngoài ra còn các chất khác như axit axetic, axit butiric, indol. Các hơi này thường chứa ở túi trên dạ cỏ và thường xuyên được ợ ra ngoài. Trung bình trong 1 giờ trâu bò ợ ra ngoài khoảng 50 lít hơi.
Nếu số hơi sinh ra trong 1 giờ lớn hơn so với con số trên thì hơi không đẩy ra được nữa, khối thức ăn trong dạ cỏ bị xáo trộn và bị sủi bọt, do đó sinh bệnh. Trường hợp khi hơi sinh ra quá nhanh làm dạ cỏ bị vỡ và chèn ép accs cơ quan hô hấp, tuần hoàn làm con vật khó thở, mũi nở rộng để thở, niêm mạc mắt mũi hậu môn bầm tím.
2. Triệu chứng
- Biếng ăn, không nhai lại, bụng căng lên do tích hơi, khó thở
- Nếu bệnh nặng, con vật không đứng được, nằm nghiêng, bốn chân bơi đạp, bí đái ỉa.
- Nhiều khi do bụng chướng to, 2-3 giờ sau hõm hông bên trái to lên, cao hơn cả xương sống. Con vật bỏ ăn táo bón, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, niêm mạc mắt mũi tím bầm, cuối cùng con vật trúng độc, ngạt thở và chết.
3. Phòng bệnh
- Thức ăn phải có chất lượng, không được để ôi thiu, nấm mốc.
- Không chăn thả trâu bò vào lúc sáng sớm khi sương dày đặc hoặc vẫn còn bám trên cỏ
4. Điều trị
Tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà dùng một trong các biện pháp sau:
- Cho đứng chỗ dốc, đầu hường về trên dùng rơm khô hay muối rang bọc giẻ chà xát mạnh lên hông trái và hai bên sườn.
- Chích dưới da Pilocarpine 3% từ 6 - 10ml/lần/ ngày, liên tục 2 - 3 ngày.
- Cho uống 50gr muối bicarbonat Na (thuốc tiêu mặn) pha với 2 - 3 lít nước ấm.
Trường hợp bị chướng hơi quá nặng, phải cấp cứu bằng cách luồng ống thông vào dạ cỏ qua đường miệng –thực quản hoặc chọc troca vào lõm hông trái cho hơi thoát ra từ từ
- Để bò nơi thoáng mát, cho ăn cháo gạo loãng có pha chút muối.
- Tiêm bắp thịt VITAVET AD3E với liều 1ml/10 kg thể trọng nhằm tăng cường sức đề kháng cho trâu, bò.
Sau đây là một số bài thuốc Nam chữa bệnh
Bài 1:
Tỏi ta 50-100g, rửa sạch, giã nhỏ, hòa với 200ml nước sạch.
Toàn cây chút chít 200g (có thể thay bằng Đại hoàng)
Nước sạch 1000ml
Toàn cây chút chít rửa sạch, chặt ngắn. Cho 1000ml nước vào sắc kỹ, lọc lấy nước khoảng 500ml, để nguội. Nước thuốc chút chít trộn với nước tỏi cho trâu bò uống trong ngày. Có thể cho uống thêm 2 ngày nữa bệnh sẽ khỏi.
Tỏi là một chất kháng sinh có tác dụng diệt vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột. Chút chít có tác dụng kéo nước ở tế bào về ruột, kích thích cơ trơn tăng nhu động, vì vậy khối thức ăn được nhào trộn và đẩy về phía sau một cách nhanh chóng, sớm hồi phục lại sự cân bằng của hệ thống tiêu hóa. Con vật trở lại trạng thái bình thường.
Bài 2:
Lá thị hay lá đậu hà lan 100g
Nước sạch 500ml
Lá thị hay lá đậu hà lan rửa sạch, giã nhỏ hòa với 500ml nước sạch cho trâu bò uống trong ngày. Uống liên tục 2 ngày.
Bài 3:
Lá trầu không 100g
Nước sạch 300ml
Lá trầu không rửa sạch, giã nhỏ, hòa với 300ml nước. Lọc lấy nước trong cho uống. Có thể uống cùng với nước tỏi và nước lá thị hay nước đậu hà lan.
Bài 4: Chữa chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột
Địa liền 100g (khô 30g)
Rượu 200ml
Cho địa liền vào rượu, lắc đều cho hoạt chất địa liền hòa tan trong rượu. Ngâm 2-3 giờ, chắt lấy dung dịch rượu thuốc. Cho trâu bò uống 1 lần trong ngày.
Với lợn: Địa liền tươi 10g, rửa sạch, băm nhỏ cho lẫn vào thức ăn cho lợn ăn trong ngày.
Bài 5: Chữa chướng hơi, viêm ruột
Than gừng 50g
Nước sạch 500ml
Than gừng tán nhỏ hòa nước cho trâu bò uống 2 lần trong ngày.
Với lợn: 10-20g bột than gừng trộn lẫn thức ăn cho ăn ngày 2 lần.
(Than gừng: gừng đun trên bếp đảo đều tay đến khi có màu đen).
Tỏi ta 50-100g, rửa sạch, giã nhỏ, hòa với 200ml nước sạch.
Toàn cây chút chít 200g (có thể thay bằng Đại hoàng)
Nước sạch 1000ml
Toàn cây chút chít rửa sạch, chặt ngắn. Cho 1000ml nước vào sắc kỹ, lọc lấy nước khoảng 500ml, để nguội. Nước thuốc chút chít trộn với nước tỏi cho trâu bò uống trong ngày. Có thể cho uống thêm 2 ngày nữa bệnh sẽ khỏi.
Tỏi là một chất kháng sinh có tác dụng diệt vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột. Chút chít có tác dụng kéo nước ở tế bào về ruột, kích thích cơ trơn tăng nhu động, vì vậy khối thức ăn được nhào trộn và đẩy về phía sau một cách nhanh chóng, sớm hồi phục lại sự cân bằng của hệ thống tiêu hóa. Con vật trở lại trạng thái bình thường.
Bài 2:
Lá thị hay lá đậu hà lan 100g
Nước sạch 500ml
Lá thị hay lá đậu hà lan rửa sạch, giã nhỏ hòa với 500ml nước sạch cho trâu bò uống trong ngày. Uống liên tục 2 ngày.
Bài 3:
Lá trầu không 100g
Nước sạch 300ml
Lá trầu không rửa sạch, giã nhỏ, hòa với 300ml nước. Lọc lấy nước trong cho uống. Có thể uống cùng với nước tỏi và nước lá thị hay nước đậu hà lan.
Bài 4: Chữa chướng hơi dạ cỏ, chướng hơi ruột
Địa liền 100g (khô 30g)
Rượu 200ml
Cho địa liền vào rượu, lắc đều cho hoạt chất địa liền hòa tan trong rượu. Ngâm 2-3 giờ, chắt lấy dung dịch rượu thuốc. Cho trâu bò uống 1 lần trong ngày.
Với lợn: Địa liền tươi 10g, rửa sạch, băm nhỏ cho lẫn vào thức ăn cho lợn ăn trong ngày.
Bài 5: Chữa chướng hơi, viêm ruột
Than gừng 50g
Nước sạch 500ml
Than gừng tán nhỏ hòa nước cho trâu bò uống 2 lần trong ngày.
Với lợn: 10-20g bột than gừng trộn lẫn thức ăn cho ăn ngày 2 lần.
(Than gừng: gừng đun trên bếp đảo đều tay đến khi có màu đen).
ĐH tổng hợp (Nguồn: nong-dan.com; agriviet.com; bing.com)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ
- 'Việt Nam có nhân lực tiềm năng nghiên cứu vũ trụ'
- Hàn Quốc lên kế hoạch ra mắt mạng 6G đầu tiên vào năm 2028
- Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn
- 'Bộ pin' 2.000 năm tuổi gây tranh cãi
- Tại sao động đất khó dự đoán?
- Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
- Hệ thống truyền điện mặt trời từ không gian về Trái Đất
- Vật liệu chịu được ánh sáng tương đương 160 mặt trời
- Việt Nam khẳng định vị thế trong “tam giác vàng” khởi nghiệp Đông Nam Á
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận