Chàng sinh viên Bách khoa chế tạo găng tay chuyển ký hiệu thành ngôn ngữ hỗ trợ người khiếm thính
Thứ ba, 19/06/2018

TAINANGVIET.vn - Với niềm đam mê khoa học, Lê Ngọc Anh đã thành công xuất sắc khi chế tạo găng tay chuyển ngữ hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thính. Một dự án khoa học mang tính ứng dụng cao và đầy nhân văn
Với niềm đam mê khoa học, Lê Ngọc Anh đã thành công xuất sắc khi chế tạo găng tay chuyển ngữ hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thính. Một dự án khoa học mang tính ứng dụng cao và đầy nhân văn.
Ý tưởng đâm chồi
Chiếc găng tay biết chuyển đổi ngôn ngữ là sản phẩm sáng tạo của Lê Ngọc Anh, sinh viên năm thứ 5, khoa Cơ Khí, Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Với chiếc gang tay thông minh này, người khiếm thính chỉ cần đeo vào bàn tay, ra kí hiệu với bảng câu, chữ cái, ngôn từ quy ước là có thể phát ra âm thanh giọng nói. Chính nhờ chiếc gang tay thông minh mà người khiếm thanh, khiếm thính có thể giao tiếp với người bình thường một cách dễ dàng hơn.
.jpg.jpg)
Lê Ngọc Anh với sản phẩm găng tay chuyển ngữ cho người khuyết tật.
Ý tưởng làm ra đôi găng tay đặc biệt cho người khiếm thính bắt nguồn từ một đoạn video Ngọc Anh vô tình xem được trên kênh YouTube, giới thiệu mô hình đôi găng tay chuyển ngữ của nhóm sinh viên Mỹ. Cũng từ đó, Ngọc Anh dành trọn vẹn 3 tháng hè để bắt tay vào tìm tòi, học hỏi rồi hoàn thiện găng tay cho người khiếm thính Việt Nam.
Để sản phẩm có tính ứng dụng cao và dễ dàng sử dụng với người khiếm thính, Ngọc Anh tìm đến các câu lạc bộ dạy ngôn ngữ kí hiệu, trực tiếp tiếp xúc với người khiếm thính. Dành nhiều thời gian quan sát kĩ lưỡng từng hành động, cử chỉ bàn tay và ngón tay của người khiếm thính để lập kế hoạch và thiết kế găng tay chuyển ngữ.
Nguyên lý hoạt động của găng tay chuyển ngữ dựa trên sự tích hợp các cảm biến uốn cong bám vào từng ngón tay và cảm biến gia tốc ghi lại tư thế và chuyển động của ngón tay. Sau đó, các dữ liệu này sẽ truyền về vi xử lý Arduino Nano để kiểm tra độ trùng khớp của cử chỉ trong hệ thống ngôn ngữ kí hiệu của Việt Nam. Kết quả, nếu cử chỉ có ý nghĩa nó sẽ được chuyển đổi thành lời nói và phát qua loa.
Một điều đặc biệt nữa ở Ngọc Anh là sự kiên trì và tìm tòi, biết ứng dụng lý thuyết công nghệ vào thực tế và tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng cao. Bộ cảm biến uốn cong bám vào từng ngón tay do chính Ngọc Anh tự mày mò chế tạo.
Để sản phẩm có tính ứng dụng cao và dễ dàng sử dụng với người khiếm thính, Ngọc Anh tìm đến các câu lạc bộ dạy ngôn ngữ kí hiệu, trực tiếp tiếp xúc với người khiếm thính. Dành nhiều thời gian quan sát kĩ lưỡng từng hành động, cử chỉ bàn tay và ngón tay của người khiếm thính để lập kế hoạch và thiết kế găng tay chuyển ngữ.
Nguyên lý hoạt động của găng tay chuyển ngữ dựa trên sự tích hợp các cảm biến uốn cong bám vào từng ngón tay và cảm biến gia tốc ghi lại tư thế và chuyển động của ngón tay. Sau đó, các dữ liệu này sẽ truyền về vi xử lý Arduino Nano để kiểm tra độ trùng khớp của cử chỉ trong hệ thống ngôn ngữ kí hiệu của Việt Nam. Kết quả, nếu cử chỉ có ý nghĩa nó sẽ được chuyển đổi thành lời nói và phát qua loa.
Một điều đặc biệt nữa ở Ngọc Anh là sự kiên trì và tìm tòi, biết ứng dụng lý thuyết công nghệ vào thực tế và tạo ra sản phẩm có tính ứng dụng cao. Bộ cảm biến uốn cong bám vào từng ngón tay do chính Ngọc Anh tự mày mò chế tạo.

Ngọc Anh giới thiệu về găng tay chuyển ngữ trong cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học.
Theo Ngọc Anh, găng tay không chỉ chuyển đổi được 24 ký hiệu chữ cái mà còn dịch được 10 số đếm, các câu giao tiếp cơ bản. Thêm vào đó còn có chế độ giao tiếp nhanh cho người khiếm thính khi vào những tình huống đặc biệt.
Không thành công nào dễ dàng có được
Chia sẻ về thành công của sản phẩm, Ngọc Anh đã gặp rất nhiều khó khăn trong suốt quá trình từ thiết kế đến hoàn thiện: “Do thuận tay phải nên trong quá trình mình đã làm găng tay bên phải, chính vì thế lúc xử lý tín hiệu trên máy tính phải sử dụng tay trái nên rất bất tiện. Bên cạnh đó, em còn gặp khó khăn tìm một người bạn cộng sự có cùng đam mê” – Ngọc Anh bộc bạch.
Là sinh viên, việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học phải mất một khoản chi phí không hề nhỏ. Tuy nhiên với niềm đam mê khoa học và mong muốn tạo ra sản phẩm hỗ trợ người khuyết tật, Ngọc Anh đã dè sẻn chi tiêu từ số tiền chu cấp của gia đình. Rất may mắn, khi công trình của Ngọc Anh lại nhận được sự quan tâm của Đoàn trường và nhận mức hỗ trợ 100% kinh phí để hoàn thiện
.

Găng tay chuyển ngữ cho người khiếm thị được hoàn thiện.
Sản phẩm găng tay chuyển ngữ không chỉ có tính ứng dụng cao giúp ích rất nhiều cho cộng đồng người khiếm thính Việt Nam vượt qua rào cản về ngôn ngữ, nó còn là sản phẩm thực sự mang ý nghĩa nhân văn. Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2017 do Đoàn Trường ĐH Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng phối hợp cùng Sở Khoa học và công nghệ Đà Nẵng tổ chức.
Hiện tại, sản phẩm găng tay chuyển ngữ của Ngọc Anh đang dần hoàn thiện để bán ra thị trường với khoảng chi phí 300.000 đồng/ găng tay, rẻ hơn rất nhiều thay vì phải mua vài triệu đồng từ nước ngoài.
Hứa Huyền ( thực hiện)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
- Phục vụ con người mới hoàn thành sứ mệnh
- 20 đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022
- Chọn 20 đề cử gương mặt trẻ xuất sắc vào vòng bình chọn trực tuyến
- Thu Thiem Zeit River ứng dụng công nghệ smarthome
- Sinh viên làm mô hình xe đua F1 mini
- Tiến sĩ phát triển kit chẩn đoán nhanh bệnh Alzheimer
- Nhà khoa học Việt nghiên cứu tạo nhiên liệu hydro từ nước
- Nữ sinh 16 tuổi người Việt giành học bổng hơn 7 tỉ đồng vào ĐH Harvard
- Tiến sĩ tạo vật liệu biến nước biển thành nước sạch sinh hoạt
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận