Kỹ thuật nuôi cá rô đồng trong ao (phần 2)
Thứ hai, 06/08/2018
Cá rô đồng là loại cá sống tự nhiên và phổ biến ở vùng ĐBSCL, thích ứng tốt môi trường nước xấu; cá sinh sản với số lượng lớn, chất lượng thịt ngon, được thị trường ưa chuộng.
1. Chuẩn bị ao nuôi
Ao nuôi có diện tích rộng từ 500m2 trở lên, mực nước sâu từ 1,5- 2,5m; có cống cấp và cống thoát nước. Nên chọn ao gần nguồn nước để dễ dàng cấp, thoát nước. Không xây dựng ao gần các cống nước thải công nghiệp, hoặc nước thải sinh hoạt, nước ở các khu chuồng trại chăn nuôi đổ ra. Trước khi thả cá nuôi, ao được chuẩn bị kỹ theo quy trình chung, với các bước cụ thể sau:
+ Tát cạn ao, nếu có lớp bùn quá dày thì phải vét bớt, chỉ để lại khoảng 25- 30cm.
+ Cắt dọn sạch cỏ quanh bờ và mái ao, dọn sạch cây cỏ thủy sinh trong ao.
+ Sửa lại bờ bị sạt lở, rò rỉ; lấp hết hang hốc của cua, rắn, chuột; tu sửa cống bộng cấp thoát nước và lưới chắn.
+ Bắt hết tất cả cá trong ao; nếu còn cá tạp, cá dữ sót không thể bắt hết được thì có thể dùng các loại thảo mộc thông dụng như sau để diệt trừ:
Ở vùng Nam Bộ thường dùng rễ cây thuốc cá (Derris) để diệt cá tạp, cá dữ với lượng dùng 0,5- 1kg/100m3 nước.
Ở Miền Bắc dùng hạt thàn mát (0,5kg/m3 nước).
Ở vùng Nam Trung Bộ dùng hạt bồ hòn (1kg/100m3 nước).
+ Tát cạn ao, nếu có lớp bùn quá dày thì phải vét bớt, chỉ để lại khoảng 25- 30cm.
+ Cắt dọn sạch cỏ quanh bờ và mái ao, dọn sạch cây cỏ thủy sinh trong ao.
+ Sửa lại bờ bị sạt lở, rò rỉ; lấp hết hang hốc của cua, rắn, chuột; tu sửa cống bộng cấp thoát nước và lưới chắn.
+ Bắt hết tất cả cá trong ao; nếu còn cá tạp, cá dữ sót không thể bắt hết được thì có thể dùng các loại thảo mộc thông dụng như sau để diệt trừ:
Ở vùng Nam Bộ thường dùng rễ cây thuốc cá (Derris) để diệt cá tạp, cá dữ với lượng dùng 0,5- 1kg/100m3 nước.
Ở Miền Bắc dùng hạt thàn mát (0,5kg/m3 nước).
Ở vùng Nam Trung Bộ dùng hạt bồ hòn (1kg/100m3 nước).
- Cách sử dụng thảo mộc diệt cá
Trước khi diệt cá, để mực nước ao còn khoảng 10cm, tính toán chính xác thể tích nước còn lại trong ao. Rễ dây thuốc cá đập dập nát, sau đó ngâm trong chậu nước từ 5- 6 giờ, vắt lấy nước, hòa loãng và té đều khắp mặt ao. Hạt thàn mát và bồ hòn cũng giã nát, tán mịn, hòa với nước và té đều khắp mặt ao. Sau khi té nước thảo mộc, tất cả cá còn lại trong ao sẽ bị chết; vớt hết cá chết, bơm cạn nước để phơi đáy ao.
Dùng vôi bột rải đều đáy và mái bờ ao để hạ phèn và diệt các mầm bệnh. Lượng vôi khoảng 8- 10kg/100m2 ao; phơi đáy ao từ 2- 3 ngày.
Cấp nước vào ao qua lưới chắn, dâng mực nước từ từ, khi đạt 0,5- 0,6m thì thả cá và vẫn tiếp tục cấp nước cho đến khi đạt mức tối đa theo quy định.
Để ngăn cá đi ra khỏi ao, nhất là vào mùa mưa, cần có lưới chắn xung quanh ao; lưới cao 0,5- 0,7m, bên dưới phải chôn thật chắc và có cọc trụ để không bị đỗ ngã.
2. Mùa vụ nuôi
Các tỉnh phía Bắc nên nuôi từ cuối tháng 3- 4 và thu hoạch cá vào tháng 9- 10 để tránh được mùa rét.
Các tỉnh Nam Bộ do nhiệt độ cao, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cá, mùa vụ nuôi thích hợp nhất là từ tháng 4- 5 và thu hoạch vào tháng 9- 10.
Giai đoạn đầu cá còn nhỏ, thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao nhưng biến động không nhiều, nên tương đối thuận lợi cho sinh trưởng của cá. Vào những tháng cuối vụ nuôi, khi cá đã lớn và thời tiết mưa nhiều cũng thuận lợi cho cá phát triển, cá khỏe và ít bệnh. Nếu thả nuôi chậm (tháng 7- 8), lúc này cá còn nhỏ, thời tiết và môi trường biến động nhiều do mưa lớn, nhất là yếu tố nhiệt độ dễ làm cho cá bị nhiễm bệnh. Vào các tháng cuối năm nhiệt độ hạ thấp, sinh trưởng của cá cũng bị ảnh hưởng, cá chậm lớn hơn so với những tháng có nhiệt độ môi trường cao hơn.
Các tỉnh Nam Bộ do nhiệt độ cao, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cá, mùa vụ nuôi thích hợp nhất là từ tháng 4- 5 và thu hoạch vào tháng 9- 10.
Giai đoạn đầu cá còn nhỏ, thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao nhưng biến động không nhiều, nên tương đối thuận lợi cho sinh trưởng của cá. Vào những tháng cuối vụ nuôi, khi cá đã lớn và thời tiết mưa nhiều cũng thuận lợi cho cá phát triển, cá khỏe và ít bệnh. Nếu thả nuôi chậm (tháng 7- 8), lúc này cá còn nhỏ, thời tiết và môi trường biến động nhiều do mưa lớn, nhất là yếu tố nhiệt độ dễ làm cho cá bị nhiễm bệnh. Vào các tháng cuối năm nhiệt độ hạ thấp, sinh trưởng của cá cũng bị ảnh hưởng, cá chậm lớn hơn so với những tháng có nhiệt độ môi trường cao hơn.
3. Cá giống và mật độ thả nuôi
- Chọn cá giống
Cá giống phải khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh, màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh nhẹn, không bị xây xát, vây vẩy hoàn chỉnh. Trước khi thả nuôi phải tắm cá bằng nước muối 2,5% trong 5- 10 phút.
Cách tắm như sau: Hòa tan 250 gam muối ăn vào chậu chứa 10 lít nước để tạo ra nước muối có nồng độ 2,5%, sau đó cho 2- 3kg cá giống vào để tắm. Theo dõi trong quá trình tắm cá từ 7- 10 phút, nếu thấy cá có hiện tượng yếu thì đổ nước muối đi thay nước ngọt vào để cá bình thường trở lại.
Hiện nay, chúng ta đã chủ động hoàn toàn về sản xuất giống nhân tạo cung cấp cho người nuôi, không còn nuôi bằng nguồn giống tự nhiên; với nguồn giống nhân tạo thì kích cỡ đồng đều, chất lượng đảm bảo và tỷ lệ hao hụt trong khi nuôi cũng thấp.
Đối với cá rô thường, khi lựa chọn cá để thả nuôi, cần lọc qua lồng để chọn những con có kích cỡ lớn, đều và loại bỏ cá lọt lồng. Cá bị lọt lồng thường là cá đực, hoặc cá còi cọc, nuôi chậm lớn và tốn nhiều thức ăn. Cần chú ý chọn kỹ khi mua cá giống về thả nuôi, không nuôi những lứa cá lọt lồng, vì không hiệu quả.
Với cá rô đầu vuông, do tăng trưởng đồng đều ở cả cá đực và cái, nên không cần phải lọc lồng. Chỉ cần loại bỏ những con bị còi, yếu hoặc dị hình dị dạng.
Lưu ý, nên mua cá giống ở những trại cá có uy tín, không quá xa nơi nuôi; khi chọn cá phải chú ý về chất lượng và cá không bị nhiễm bệnh.
- Cỡ giống thả nuôi
Đối với cá rô thường: Chọn các có kích cỡ trung bình 4- 5cm, với khối lượng thân trung bình 2,5- 3g/con (nếu cân trọng lượng thì khoảng từ 400- 500 con/kg). Nhìn chung cỡ cá nuôi càng lớn càng tốt.
Đối với cá rô đầu vuông: Giống có kích cỡ 5- 7cm, khối lượng thân 5- 10g/con (sau khi ương từ cá bột khoảng 1,5 tháng).
- Mật độ thả
Tùy theo điều kiện ao như diện tích, độ sâu nước và khả năng quản lý; mật độ thả trung bình với cá rô thường là 25- 30 con/m2, cá đầu vuông không vượt quá 20 con/m2. Nên thả cá vào lúc trời mát, khi nhiệt độ nước không cao quá 20- 30 độ C. Nếu cá vận chuyển từ xa về, trước khi thả ra ao phải ngâm bao đựng cá giống trong nước ao nuôi từ 15- 20 phút để cân bằng nhiệt độ, đảm bảo cá không bị sốc, chết do chênh lệch nhiệt độ.
Có thể thả ghép thêm với một số loài cá khác, ở khu vực Nam Bộ có thể thả thêm mè trắng, mè vinh, cá hường (mùi), sặc rằn với tỷ lệ ghép từ 10- 15% tổng số cá nuôi. Ở miền Bắc có thể thả ghép thêm cá mè trắng, cá chép với tỷ lệ khoảng 5- 10%. Không nên thả những loài cá phàm ăn như rô phi, điêu hồng, cá tra… vì chúng tranh giành thức ăn với cá rô đồng.
4. Thức ăn
Rô đồng là loài ăn tạp thiên về động vật, nhưng cũng dễ dàng chuyển đổi sang loại thức ăn bắt buộc khi không có thức ăn ưa thích. Các kết quả nghiên cứu và thử ngiệm cho thấy, để cá lớn nhanh cần đảm bảo thức ăn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Về chất lượng phải đảm bảo hàm lượng đạm trong thức ăn từ 25- 35%.
Hiện nay, trong nuôi cá rô đồng, người ta có thể sử dụng thức ăn chế biến hoặc thức ăn viên công nghiệp dạng nổi. Căn cứ vào kích cỡ và số lượng cá trong ao mà định khẩu phần ăn hàng ngày, kích cỡ, viên thức ăn cũng như hàm lượng đạm trong thức ăn cho phù hợp. Cá cỡ nhỏ phải cho ăn viên thức ăn cỡ nhỏ (0,5- 1mm), cá lớn cho ăn viên cỡ lớn hơn. Trong 2 tháng đầu hàm lượng đạm trong thức ăn phải đảm bảo 35%, tháng thứ 3 giảm xuống 30%, tháng thứ 4 còn 26- 28%, các tháng sau đó hàm lượng đạm giảm còn 25% cho đến khi thu hoạch. Ngoài ra trong thức ăn cũng cần bổ sung thêm khoáng chất và vitamin để giúp cá tăng trưởng nhanh và kháng bệnh tật tốt.
Thức ăn chế biến được phối chế từ các nguyên liệu chính như bột ngũ cốc (cám, gạo, tấm, bột ngô…), bột cá, cá vụn, cá tạp, phụ phẩm lò mổ… Các nguyên liệu trên được đưa vào máy nghiền nát, trộn đều, nấu chín để nguội và đưa xuống sàn ăn đặt trong ao cho cá ăn. Nên để thức ăn trong sàn cho cá ăn để thức ăn ít bị hao hụt, đồng thời dễ kiểm soát, đánh giá lượng thức ăn thừa hay thiếu, cũng như kết hợp theo dõi tình trạng sức khỏe của cá. Sàn ăn có kích thước 1 x 3- 4m, đặt cách bờ 1- 1,5m và dưới nước sâu 0,2m. Mỗi ao nên đặt từ 3- 4 sàn cho cá được ăn đều. Sàn ăn phải dọn sạch sau khi ăn và trước khi cho ăn bữa mới.
Trong 2 tuần đầu khi cá mới thả xuống ao, cho ăn thức ăn gồm có cám mịn trộn với bột cá nhạt và mịn với tỷ lệ 6 phần cám 4 phần bột cá; khẩu phần cho ăn 10- 15% trọng lượng thân. Từ tuần thứ 3 trở đi cho ăn thức ăn chế biến.
Có thể tham khảo theo công thức sau:
Bảng 1. Nguyên liệu sử dụng chế biến thức ăn cho cá rô đồng
Hiện nay, trong nuôi cá rô đồng, người ta có thể sử dụng thức ăn chế biến hoặc thức ăn viên công nghiệp dạng nổi. Căn cứ vào kích cỡ và số lượng cá trong ao mà định khẩu phần ăn hàng ngày, kích cỡ, viên thức ăn cũng như hàm lượng đạm trong thức ăn cho phù hợp. Cá cỡ nhỏ phải cho ăn viên thức ăn cỡ nhỏ (0,5- 1mm), cá lớn cho ăn viên cỡ lớn hơn. Trong 2 tháng đầu hàm lượng đạm trong thức ăn phải đảm bảo 35%, tháng thứ 3 giảm xuống 30%, tháng thứ 4 còn 26- 28%, các tháng sau đó hàm lượng đạm giảm còn 25% cho đến khi thu hoạch. Ngoài ra trong thức ăn cũng cần bổ sung thêm khoáng chất và vitamin để giúp cá tăng trưởng nhanh và kháng bệnh tật tốt.
Thức ăn chế biến được phối chế từ các nguyên liệu chính như bột ngũ cốc (cám, gạo, tấm, bột ngô…), bột cá, cá vụn, cá tạp, phụ phẩm lò mổ… Các nguyên liệu trên được đưa vào máy nghiền nát, trộn đều, nấu chín để nguội và đưa xuống sàn ăn đặt trong ao cho cá ăn. Nên để thức ăn trong sàn cho cá ăn để thức ăn ít bị hao hụt, đồng thời dễ kiểm soát, đánh giá lượng thức ăn thừa hay thiếu, cũng như kết hợp theo dõi tình trạng sức khỏe của cá. Sàn ăn có kích thước 1 x 3- 4m, đặt cách bờ 1- 1,5m và dưới nước sâu 0,2m. Mỗi ao nên đặt từ 3- 4 sàn cho cá được ăn đều. Sàn ăn phải dọn sạch sau khi ăn và trước khi cho ăn bữa mới.
Trong 2 tuần đầu khi cá mới thả xuống ao, cho ăn thức ăn gồm có cám mịn trộn với bột cá nhạt và mịn với tỷ lệ 6 phần cám 4 phần bột cá; khẩu phần cho ăn 10- 15% trọng lượng thân. Từ tuần thứ 3 trở đi cho ăn thức ăn chế biến.
Có thể tham khảo theo công thức sau:
Bảng 1. Nguyên liệu sử dụng chế biến thức ăn cho cá rô đồng
Nguyên liệu | Tỷ lệ % |
Cám gạo, hoặc tấm | 35 |
Cá vụn, đầu tôm cá, ốc bươu vàng, phế phẩm lò mổ… | 30 |
Bánh dầu | 15 |
Rau xanh | 19,5 |
Premix khoáng, vitamin | 0,1- 0,5 |
Theo dõi mức độ ăn hàng ngày của cá để điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý. Nếu thấy thức ăn dư thừa thì phải giảm bớt và kiểm tra lượng thức ăn còn dư và bỏ đi, không để thức ăn còn dư tan trong ao làm ô nhiễm nước ao nuôi.
Nếu sử dụng thức ăn viên công nghiệp thì chọn thức ăn có hàm lượng đạm tổng cộng 25- 35%. Trong tháng đầu tiên dùng thức ăn có kích cỡ nhỏ vừa với miệng cá. Các tháng sau cho ăn viên có kích cỡ lớn hơn. Khẩu phần ăn và hàm lượng đạm trong thức ăn cũng giảm dần theo các tháng về sau (như phần trước đã nêu).
Hàng ngày phải theo dõi mức ăn của cá để cung cấp hợp lý và vừa đủ. Tùy điều kiện thời tiết, tình hình sức khỏe và mức độ ăn của cá mà tăng, hoặc giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Không cho ăn thừa thức ăn vì sẽ làm tăng chi phí và ô nhiễm nước ao. Nếu cho ăn thiếu cá sẽ chậm lớn, làm giảm năng suất và hiệu quả.
Chú ý bổ sung thêm một số loại men tiêu hóa, chất kích thích miễn dịch, các loại vitamin (chú trọng nhất là vitamin C) để tăng khả năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng giúp cá chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường và kháng bệnh tốt hơn. Cách bổ sung như sau:
Nếu bổ sung vào thức ăn chế biến: Pha các chất cần bổ sung với nước, trộn đều vào thức ăn đã chế biến để nguội, có thể dùng thêm dầu gan mực trộn đều để kích thích cá ăn.
Nếu bổ sung vào thức ăn viên công nghiệp: Pha các chất cần bổ sung với nước rồi phun đều lên số thức ăn cần cho ăn, để chất bổ sung ngấm vào thức ăn khoảng 20 phút thì cho cá ăn.
Hàng tháng phải kiểm tra cá nuôi để ước đánh giá đúng số lượng và trọng lượng đàn cá, kết hợp với việc theo dõi mức độ ăn hàng ngày để cung cấp đủ khẩu phần và hợp lý về số lượng thức ăn. Nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày (định kỳ vào các thời điểm cố định như 8 giờ, 15 giờ và 18 giờ).
Đối với rô đầu vuông, thời gian nuôi chỉ khoảng 4 tháng là có thể thu hoạch, khẩu phần và số lần ăn cũng tương tự như 4 tháng đầu của cá rô thường.
Tính toán chi phí thức ăn cho thấy, với cá rô đồng thường khi sử dụng thức ăn chế biến (hàm lượng đạm 28- 30%) thì hệ số thức ăn (lượng thức ăn tiêu tốn để tăng trọng 1kg cá) là 3- 3,2; nếu sử dụng thức ăn công nghiệp (cũng với hàm lượng đạm 28- 30%) thì hệ số thức ăn của cá rô đồng là 1,6- 1,8; còn với rô đầu vuông là 1,3- 1,5.
Bảng 2. Khẩu phần ăn và số lần cho ăn trong ngày (cá rô thường)
Nếu sử dụng thức ăn viên công nghiệp thì chọn thức ăn có hàm lượng đạm tổng cộng 25- 35%. Trong tháng đầu tiên dùng thức ăn có kích cỡ nhỏ vừa với miệng cá. Các tháng sau cho ăn viên có kích cỡ lớn hơn. Khẩu phần ăn và hàm lượng đạm trong thức ăn cũng giảm dần theo các tháng về sau (như phần trước đã nêu).
Hàng ngày phải theo dõi mức ăn của cá để cung cấp hợp lý và vừa đủ. Tùy điều kiện thời tiết, tình hình sức khỏe và mức độ ăn của cá mà tăng, hoặc giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Không cho ăn thừa thức ăn vì sẽ làm tăng chi phí và ô nhiễm nước ao. Nếu cho ăn thiếu cá sẽ chậm lớn, làm giảm năng suất và hiệu quả.
Chú ý bổ sung thêm một số loại men tiêu hóa, chất kích thích miễn dịch, các loại vitamin (chú trọng nhất là vitamin C) để tăng khả năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng giúp cá chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường và kháng bệnh tốt hơn. Cách bổ sung như sau:
Nếu bổ sung vào thức ăn chế biến: Pha các chất cần bổ sung với nước, trộn đều vào thức ăn đã chế biến để nguội, có thể dùng thêm dầu gan mực trộn đều để kích thích cá ăn.
Nếu bổ sung vào thức ăn viên công nghiệp: Pha các chất cần bổ sung với nước rồi phun đều lên số thức ăn cần cho ăn, để chất bổ sung ngấm vào thức ăn khoảng 20 phút thì cho cá ăn.
Hàng tháng phải kiểm tra cá nuôi để ước đánh giá đúng số lượng và trọng lượng đàn cá, kết hợp với việc theo dõi mức độ ăn hàng ngày để cung cấp đủ khẩu phần và hợp lý về số lượng thức ăn. Nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày (định kỳ vào các thời điểm cố định như 8 giờ, 15 giờ và 18 giờ).
Đối với rô đầu vuông, thời gian nuôi chỉ khoảng 4 tháng là có thể thu hoạch, khẩu phần và số lần ăn cũng tương tự như 4 tháng đầu của cá rô thường.
Tính toán chi phí thức ăn cho thấy, với cá rô đồng thường khi sử dụng thức ăn chế biến (hàm lượng đạm 28- 30%) thì hệ số thức ăn (lượng thức ăn tiêu tốn để tăng trọng 1kg cá) là 3- 3,2; nếu sử dụng thức ăn công nghiệp (cũng với hàm lượng đạm 28- 30%) thì hệ số thức ăn của cá rô đồng là 1,6- 1,8; còn với rô đầu vuông là 1,3- 1,5.
Bảng 2. Khẩu phần ăn và số lần cho ăn trong ngày (cá rô thường)
Tuổi cá |
Khẩu phần ăn (%) | Số lần cho ăn/ngày | |
T.A chế biến | T.A công nghiệp | ||
Tháng đầu tiên | 10- 15 | 3,5- 4 | 3 |
Tháng thứ hai | 8- 10 | 3- 3,5 | 3 |
Tháng thứ ba | 7- 8 | 3- 3,5 | 2 |
Tháng thứ tư | 6- 7 | 2,5- 3 | 2 |
Tháng thứ năm | 5- 6 | 2,5- 3 | 2 |
Tháng thứ sáu | 4- 5 | 2- 2,5 | 2 |
5. Quản lý ao nuôi
- Quản lý chất lượng nước
Hàng ngày thường xuyên theo dõi mực nước ao, kiểm tra màu và mùi nước ao, đo và ghi chép các yếu tố thủy lý, thủy hóa của nước như nhiệt độ, pH, độ trong. Kiểm tra bờ và cống ao đề phòng rò rỉ, lưới chắn bị thủng, rách. Nếu những nơi có điều kiện nước thủy triều nên thay nước theo thủy triều hàng ngày. Trong mừa lũ cần hết sức chú ý đề phòng nguồn nước bị nhiễm hữu cơ hoặc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của vùng trồng lúa đổ ra, đồng thời cũng dễ mang theo các mầm bệnh vào ao cá. Nếu không có điều kiện nước thủy triều, nên định kỳ mỗi tuần tháo bớt nước cũ và thay nước mới cho ao từ 1- 2 lần, mỗi lần khoảng 30% lượng nước trong ao. Nếu nước ao bị nhiễm bẩn, màu nước xanh quá đậm hoặc chuyển màu nâu, có mùi hôi thì cần phải thay ngay nước mới.
Một yếu tố thủy lý hóa quan trọng trong ao cần phải đảm bảo theo bảng dưới đây.
Bảng 3. Các yếu tố môi trường ao nuôi thích hợp cho cá rô đồng
Nhiệt độ C |
pH |
Oxy hòa tan (DO) (mg/lít) |
Amonia (NH3- N) (mg/lít) |
Khí Sulfur Hydro (H2S) (mg/lít) |
Độ trong (cm) |
28- 30 | 6,5- 8,5 | 4- 5 | < 1 | < 0,01 | 30- 35 |
Nên sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm làm giảm các khí độc sinh ra trong quá trình phân hủy vật chất hữu cơ, thức ăn dư thừa và các chất thải của cá (như NH3- N; H2S…) và làm ổn định môi trường ao nuôi. Việc sử dụng chế phẩm vi sinh phải theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất; ngoài việc làm giảm thiểu và hạn chế tác hại của các khí độc, còn làm giảm được số lần thay nước cho ao nuôi.
- Quản lý và chăm sóc cá
Thường xuyên quan sát hoạt động bơi lội và mức độ bắt mồi để nắm bắt tình hình sức khỏe của cá. Hàng tháng kiểm tra tăng trọng của cá để điều chỉnh thức ăn và chế độ chăm sóc cho hợp lý.
Theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh của cá, nhận định sớm từ những biểu hiện bệnh xẩy ra để có biện pháp xử lý kịp thời. Khi phát hiện cá nhiễm bệnh phải lấy mẫu cá bệnh gửi đi phân tích để có hướng chữa trị kịp thời.
- Phòng trừ địch hại
Hàng ngày phải kiểm tra bờ, cống cấp thoát nước, nhất là vào mùa mưa lũ, phát hiện địch hại như rắn, cá lóc… vào ăn cá và tìm cách diệt chúng.
Có nhiều loại địch hại săn bắt và ăn hại cá như chim, chuột, rắn nước, cá dữ hoặc một số loài cá tạp giành thức ăn của cá rô đồng.
Để phòng trừ địch hại, khâu quan trọng khi cải tạo ao là phải tìm diệt hết mọi cá tạp, cá dữ. Khi lấy nước vào ao nhất định phải chắn lọc kỹ, không để cá tạp, cá dữ lọt vào. Cống bộng phải có lưới chắn mắt dầy để ngăn chặn địch hại. Đối với chim ăn hại cá, nên dùng các cách xua đuổi như đặt hình nộm ở các góc ao, hoặc treo dây ngang dọc trên mặt ao có gắn các ống bơ (lon) sữa bò nhằm tạo ra tiếng kêu để xua đuổi.
6. Thu hoạch cá
Đối với cá rô thường, sau thời gian nuôi 6- 7 tháng, cá có thể đạt trọng lượng từ 60- 100g/con. Cá đầu vuông chỉ 4 tháng là đạt trọng lượng 100- 150g/con trở lên. Nên dùng lưới kéo từ từ hết khoảng 80% số cá trong ao, sau đó tháo cạn nước để bắt hết số còn lại. Nên tranh thủ thu hoạch khi thị trường có giá cao.
Năng suất nuôi thâm canh cá rô đồng trong ao hiện nay thường đạt 15- 20 tấn/ha. Nếu chọn lọc kỹ đàn cá nuôi, giảm bớt tỷ lệ cá đực, năng suất có thể đạt tới 35- 40 tấn/ha. Cá rô dầu vuông đạt 40- 60 tấn/ha.
Còn tiếp
Năng suất nuôi thâm canh cá rô đồng trong ao hiện nay thường đạt 15- 20 tấn/ha. Nếu chọn lọc kỹ đàn cá nuôi, giảm bớt tỷ lệ cá đực, năng suất có thể đạt tới 35- 40 tấn/ha. Cá rô dầu vuông đạt 40- 60 tấn/ha.
Còn tiếp
ĐH (Theo Chương trình 100 nghề cho nông dân)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ
- 'Việt Nam có nhân lực tiềm năng nghiên cứu vũ trụ'
- Hàn Quốc lên kế hoạch ra mắt mạng 6G đầu tiên vào năm 2028
- Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn
- 'Bộ pin' 2.000 năm tuổi gây tranh cãi
- Tại sao động đất khó dự đoán?
- Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
- Hệ thống truyền điện mặt trời từ không gian về Trái Đất
- Vật liệu chịu được ánh sáng tương đương 160 mặt trời
- Việt Nam khẳng định vị thế trong “tam giác vàng” khởi nghiệp Đông Nam Á
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận