Kỹ thuật trồng cây bưởi da xanh

Thứ bảy, 02/05/2020

Bưởi thuộc nhóm cây có múi có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp nhất để cây bưởi sinh trưởng và phát triển từ 23-29o C, bưởi sẽ ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 130 C và chết –50C.

I. Yêu cầu sinh thái


1. Nhiệt độ

Bưởi thuộc nhóm cây có múi có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp nhất để cây bưởi sinh trưởng và phát triển từ 23-29o C, bưởi sẽ ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 130 C và chết –50C. Nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất của trái. Do điều kiện tự nhiên vùng nhiệt đới, điều hạn chế của bưởi nói riêng và cây có múi nói chung ở miền Nam là màu sắc vỏ trái khi chín từ xanh đến vàng lợt.

2. Ánh sáng

Cường độ ánh sáng thích hợp là 10.000-15.000 lux (tương đương nắng sáng lúc 8 giờ hoặc nắng chiều lúc 16 giờ). Mùa hè cường độ ánh sáng lên đến 100.000lux, đều này dễ làm trái bưởi bị nám nắng, ảnh hưởng đến phẩm chất  và giá trị thương phẩm của trái bưởi. Vì vậy, Khi thành lập vườn trồng bưởi nên bố trí mật độ trồng và khoảng cách trồng hợp lý để hạn chế trái bị nám nắng.
 
3. Nước
 
Bưởi cần nhiều nước, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhưng cũng rất sợ ngập úng, ẩm độ đất thích hợp nhất là 70- 80%. Lượng mưa cần khoảng 1000-2000mm/năm. Trong mùa nắng, cần phải tưới nước và lượng muối NaCl trong nước tưới không quá 3 g/lít nước.
 
4. Đất trồng
 
Đất phải có tầng canh tác dầy ít nhất là 0,6m và thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình. Đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt,  pH nước từ 5,5 – 7, có hàm lượng hữu cơ cao > 3%, không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm thấp dưới 0,8m.


II. Đặc tính giống bưởi da xanh




Tên khoa học: Citrus maxima (Burm.) Merr.

Tên tiếng Anh: Da xanh pummelo

Giống bưởi Da xanh có nguồn gốc từ cây trồng hạt, tại xã Thanh Tân – huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre tên gọi “Da xanh” của giống bưởi này xuất phát từ đặc tính của quả khi chín vẫn giữ màu xanh.

Cây sinh trưởng tốt trên đất phù sa ngọt, đủ nước tưới quanh năm, cây có khả năng cho quả 2,0-2,5 năm sau khi trồng trong điều kiện chăm sóc tốt, thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 7,0-7,5 tháng, có khả năng cho thu hoạch quanh năm nhưng tập trung nhất từ tháng 8-11 hàng năm, năng suất khá cao (120-150 kg/cây/năm, cây 10 năm tuổi).

Lá non có màu xanh nhạt và chuyển dần sang xanh đậm khi lá già, mặt trên của lá có màu xanh đậm, cánh lá có hình tim ngược, mép lá có khía giống như tai bèo, phiến lá có dạng trứng ngược, phiến lá xếp chồng lên cánh lá rất đặc trưng cho giống.

Phát hoa mọc thành chùm ở nách lá, hoặc tận cùng trên cành, mỗi phát hoa có thể chỉ mang một hoặc một chùm hoa, đài hoa có màu xanh vàng, cánh hoa màu trắng và có hình lòng thuyền, khi nở hoa có mùi rất thơm. Nhị đực màu vàng chiều dài bằng hoặc dài hơn so với nhụy.

Tất cả các hoa đều có khả năng được thụ phấn để hình thành quả. Quả có trọng lượng trung bình 1,5 – 1,6kg, dạng quả hình cầu, đáy quả (phần tiếp giáp với cuống) hình cụt, khi chín vỏ quả vẫn giữ màu xanh nhưng đôi khi ngã sang màu xanh hơi vàng, tâm quả rỗng, các tuyến tinh dầu trên bề mặt vỏ quả chín phồng lên làm bề mặt vỏ nhám, trung quả bì có màu hồng, dày vỏ quả 13-16 mm, sau 2-3 năm trồng cây bắt đầu cho quả, tuy nhiên, vỏ quả thường dày và mỏng hơn khi cây cho quả ổn định.

Quả có 13 – 13 múi, thịt quả dòn (so với bưởi Năm roi), tróc khỏi vách múi tốt, tép màu hồng bó chặt, ráo nước, tỷ lệ thịt quả ≥ 60%, hương vị ngọt thanh (brix 10-12%), pH 4,15 – 4,30, không the, không đắng, ít đến không hạt trong trường hợp trồng chuyên canh.
 

III. Thiết kế vườn và kỹ  thuật trồng


1. Đào mương lên liếp

Với mục đính là nâng cao tầng canh tác, làm đất thông thoáng, thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh ngâp úng cục bộ và dễ tạo khô hạn để xử lý ra hoa. Giữa 2 hàng bưởi cần có mương rộng 0,5m; sâu khoảng 0,3-0,4m. Giữa 2 mương là líp trồng cây. Mương này nối với mương chính ở cuối vườn để thoát nước tốt trong mùa mưa.

Trong điều kiện miền Nam, khi thành lập vườn cần chú ý hướng Đông – Tây để thiết kế líp trồng vuông gốc với hướng Đông, khi đó các cây trên vườn sẽ nhận được đầy đủ ánh sáng hơn.

2. Trồng cây chắn gió

Xây dựng hàng cây chắn gió là yêu cầu cấp thiết đối với việc thiết lập mới một vườn trồng cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng. Mục đích của việc trồng cây chắn gió để ngăn chặn sự di chuyển của sâu bệnh hại theo gió xâm nhập vào vườn; tạo tiểu khí hậu thích hợp trong vườn, đồng thời hạn chế các mức thiệt hại do gió bão gây hại. Hàng cây chắn gió (bình linh, dâm bụt, dừa nước,…) được trồng xung quanh vườn.

Các vườn ở miền Đông Nam Bộ thường có diện tích lớn thì nên chia thành từng lô (3-5ha) và chọn cây có độ cao hợp lý, chắc gỗ, khó đổ ngã để trồng quanh vườn và đường phân lô làm cây chắn gió. Có thể chọn cây tràm, cây tùng để làm cây chắn gió cho vườn bưởi. Cây chắn gió nên trồng trước khi trồng bưởi khoảng 1-3 năm.

3. Khoảng cách trồng

Tùy theo vùng đất trồng mà khoảng cách trồng thay đổi cho phù hợp. Khoảng cách trồng thích hợp ở ĐBSCL là 4 m x 5 m, 4 x 6 hoặc 5 x 6 m. Miền Đông nên trồng khoảng cách thưa hơn: 6 x 6 m; hoặc 7 x 7 m (đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa). Trồng dầy có ưu điểm là trái bưởi ít bị nám nắng; tiết kiệm chi phí mua cây để chống cành, trái; năng suất thu hoạch những năm đầu cao. Tuy nhiên, do cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng, cây có khuynh hướng vươn cao gây khó khăn trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh, thu hoạch và năng suất giảm ở các năm sau.

4. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng

Trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 6-7 dương lịch. Sau khi phóng cọc, đào hố có kích thước 1m x 1m, sâu 0,7m.  Cho vào hố 10-20 kg phân hữu cơ hoai, 1 kg phân super lân, 0,5 kg vôi và 0,2kg phân NPK (16-16-8) hoặc DAP; trộn đều với đất mặt cho 2/3 hỗn hợp vào hố. Kế đến dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa hố làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao 10 cm so với mặt đất, sau đó cho toàn bộ hỗn hợp đất này vào xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nilon từ từ  lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Chú ý không lấp đất đến vị trí mắt ghép.

Để xử lý côn trùng có thể gây hại bộ rễ non của cây bưởi, chúng ta nên dùng thuốc Regent hoặc Basudin 10H liều lượng theo khuyến cáo rải xung quanh gốc bưởi hoặc trộn đều với đất rồi cho vào gốc bưởi. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh. Sau trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 450 để cây dễ phát triển cành mới.


 

IV. Kỹ thuật chăm sóc


1. Tủ gốc giữ ẩm

Tủ gốc để giữ ẩm trong mùa hè bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20 cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể.

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn, tăng thu nhập. Khi cây vào thời kỳ kinh doanh thì xu hướng hiện nay ở các nước tiến tiến là giữ cỏ trong vườn nhằm giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống xói mòn đất trong mùa mưa. Tuy nhiên, khi cỏ phát triển mạnh sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây có múi, vì vậy phải  cắt bỏ bớt bằng dao hoặc máy cắt cỏ.

2. Tưới và tiêu nước

Bưởi là loại cây trồng cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn trái phát triển. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi, đảm bảo chu kỳ tưới 3 lần/ tuần trong thời gian mùa khô. Lượng nước tưới 120-150 lít/ cây/ lần. Trước khi ra hoa, cây cần thời gian khô hạn khoảng 30 ngày để thuần thục phân hóa mầm hoa.

Khi mưa nhiều gây ngập úng thì cần phá bờ bồn để thoát nước cho cây, tránh để đọng nước trong gốc cây, nếu kéo dài cây có thể chết.

3. Tỉa cành và tạo tán

 Tạo tán: là việc làm cần thiết ngay trong thời kỳ xây dựng cơ bản ( từ năm thứ 1 đến năm thứ 3) với mục đích:

– Nhằm tạo lập một hình thái cây trồng có khả năng tiếp nhận ánh sáng đầy đủ, đồng thời khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để thuận lợi trong việc quản lý vườn ở hai giai đoạn: kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.

– Hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc nhằm tránh đỗ ngã, gãy nhánh từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây. Các bước như sau:

– Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-80 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển.

– Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35-40o.

– Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80 cm thì cắt đọt để các mầm ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành.

– Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15 – 20cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30- 350. Sau đó cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3.

– Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm  cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.

Tỉa cành:

Một trong những đặc điểm của cây có múi so với những loại cây ăn trái khác là không có sự khác nhau giữa mầm chồi và mầm trái. Không có sự biến chuyển của chồi trong nhiều năm mà mỗi chồi có thể phát triển trong một năm để tạo mầm hoa và sẽ mang một hay nhiều trái ở cuối cành.

Ba mục tiêu chính của việc cắt tỉa cành đối với cây có múi là:

– Tạo cho cây có bộ khung khoẻ mạnh.

– Lập những cành mang trái, trẻ , dồi dào sinh lực và phân bố giống nhau trên khung(sườn) và cành mẹ(cành chính).

– Thay thế những cành già, lọai bỏ cành sâu bệnh, chết, cành vô hiệu…không có khả năng sản xuất bằng những cành non trẻ sẽ mang trái trong những năm tiếp theo.

Công việc tỉa cành được tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:

– Cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10- 15 cm).

– Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả.

– Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với quả.

Để tránh mầm bệnh (tiềm ẩn virus, vivoid…) lây lan sang cây khác, cần phải khử trùng dụng cụ bằng cồn 90o hoặc hơ lửa. Đối với những cành lớn hơn 3cm thì phải dùng cưa. Những vết thương lớn sau khi cắt tỉa cần phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét kín vết cắt nhằm tránh vết thương bị thối tạo điều kiện thích hợp cho côn trùng và mầm bệnh tấn công.



4. Dinh dưỡng

Vai trò của dinh dưỡng đối với cây bưởi:

Để tăng trưởng và phát triển, cây trồng nói chung v2 cây bưởi nói riêng cần C, H, O từ không khí và nước, 13 chất dinh dưỡng mà cây lấy từ đất, 13 chất dinh dưỡng đó là:



Nếu sự cung cấp bất kỳ nguyên tố nào trong 13 nguyên tố trên không đủ sẽ ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cây trồng. Tuy nhiên trong tự nhiên không phải bất cứ loại đất nào cũng đáp ứng được đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng mà cây trồng cần.

Những đặc tính (lý và hóa tính) của đất sẽ quyết định sự tồn tại của các loại dinh dưỡng khác trong đất cũng như khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bộ rễ. Trong thực tế sản suất nông nghiệp, cây trồng vẫn thường bị thiếu dinh dưỡng do: Dinh dưỡng trong đất ở dạng khó tiêu hoặc quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng không đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của cây trồng.

Dinh dưỡng tồn tại trong đất tùy thuộc vào độ chua của đất (độ pH), tùy thuộc loại đất (đất sét, đất thịt, cát pha,…), tùy thuộc vào lượng chất hữu cơ trong đất. Ví dụ đất có pH dưới 5.0, rễ cây sẽ bị ngộ độc bởi nhôm (Aluminum) hay Mangan (Manganese) và còn gây ra hiện tượng thiếu những loại dinh dưỡng dễ dàng liên kết với đất như Canxi (Calcium), Manhê (Magnesium), lân (Phosphorus) và cả Molybden (Molybdenum). Nếu đất có pH trên 7.5 sẽ gây ra hiện tượng thiếu những nguyên tố dinh dưỡng vi lượng như sắt (iron), mangan (maganese), đồng (copper) và kẽm (zinc).

Vì vậy, phân bón có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp là cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng mà cây trồng để tăng năng suất, ổn định chất lượng và gia tăng độ phì nhiêu của đất. Không có cách nào hiệu lực hơn để nâng cao năng suất bằng cách dùng phân bón.

Triệu chứng thiếu dinh dưỡng:

Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có vai trò cần thiết đối với đời sống của thực vật, các nguyên tố này trực tiếp tham gia trong dinh dưỡng cây trồng như các thành phần của các chất biến dưỡng cần thiết hoặc cho sự hoạt động của hệ thống enzyme trong cây. Vi dụ như Mg có trong thành phần diệp lục tố giữ vai trò quang hợp; K tham gia đóng mở khí khổng, bão hòa áp suất thẩm thấu của màng tế bào. Nếu thiếu một trong các nguyên tố này nhất định sẽ ảnh hưởng sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

- Thiếu nguyên tố đa lượng và trung lượng: 

+ Đạm (N): Thiếu đạm thì lá màu xanh vàng nhạt, đến vàng, nặng cành non chết khô, chồi ngắn,

+ Lân (P): Thiếu lân thường hình thành sắc tố anthoxyanin làm lá có màu hơi tím hồng (bã trầu) những lá phía dưới chuyển màu trước (già). Ví dụ trên lá cây ổi.

+ Kali (K): Thiếu kali thì khả năng chống chịu của cây kém. Trên một loại cây trồng thì thiếu kali gây hiện tượng cháy ở chóp lá.

+ Canxi (Ca): Do canxi ít di động trong cây nên biểu hiện thiếu trên lá non, lá bị biến dạng và có những đốm mất màu diệp lục và dọc bìa lá có những đốm nâu.

+ Magnê (Mg): Magnê di động trong cây, khi thiếu Mg từ lá già chuyển đến lá non, lá già vàng giữa các gân lá. Trên cây có múi thiếu Mg thì màu vàng xuất hiện về phía đỉnh, cùng với vùng tam giác, chữ V ngược vẫn còn màu xanh ở khu vực phía dưới phiến lá.

- Thiếu nguyên tố vi lượng:  

+ Kẽm (Zn): Thiếu kẽm phiến lá vàng còn gân lá màu xanh

+ Sắt (Fe): Khi thiếu sắt thì lá nhỏ, chồi non vàng màu trắng bạc

+ Mangan (Mn): Thiếu Mangan thì lá vàng từ cuống đến chóp lá

+ Đồng (Cu): Thiếu đồng vỏ trái có đốm nâu, trái nứt đít.

Tóm lại, do các nguyên tố vi lượng thường ít di động trong cây nên khi thiếu thì thường thể hiện trên lá non. Khắc phục bằng cách phun phân bón lá có chứa vi lượng lên tán lá.

- Hiện tượng quả bị sượng hoặc khô nước:

+ Nguyên nhân:

Thiếu kẽm (Zn), đồng (Cu) hoặc ảnh hưởng cường độ ánh sáng cao điều này dễ làm quả bị nám nắng, ảnh hưởng đến phẩm chất và giá trị thương phẩm của quả.

Bón mất cân đối giữa NPK (bón nhiều đạm hoặc lân, ít bón kali)

Neo trái, thiếu nước.

Ít bón phân hữu cơ.

Gốc ghép (trái chiến)

+ Biện pháp khắc phục:

Sử dụng phân hữu cơ, đồng thời dùng các loại phân bón lá có các chất NPK và vi lượng hợp lý, phun khi cây mới đậu quả và khi quả đang lớn.

Trồng cây che nắng hướng Đông.

Bón cân đối giữa NPK

-  Hiện tượng quả bị nứt đít:

+ Nguyên nhân:

Thiếu một trong các nguyên tố sau đây: canxi (Ca), đồng (Cu), bor (B) cũng gây nứt quả, trong đó thiếu hụt canxi trong cây là nguyên nhân chính gây hiện tượng nứt quả trên chôm chôm, xoài, cây có múi, cà chua.

Bón phân mất cân đối giữa NPK, nhất là lạm dụng nhiều phân đạm cũng gây hiện tượng nứt quả.

Tưới nước không đầy đủ cho cây khi gặp mưa nhiều cũng gây nứt quả.

Vét bùn mương cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây cũng gây hiện tượng nứt quả.

Sâu bệnh hại tấn công trong giai đoạn quả non (bệnh loét, bệnh ghẻ, bệnh phấn trắng, bọ xít đục…) khi quả phát triển mạnh, cũng xảy ra nứt quả ngay vết sâu bệnh đã tấn công trên vỏ quả trước đó.

+ Khắc phục:

Bón vôi, hoặc phun Ca, Cu, B vào thời điểm giai đoạn đậu quả và trước khi quả phát triển nhanh. Việc sử dụng phân kali bón gốc liều lượng 200-500g/cây cũng hạn chế hiện tượng nứt quả.

- Hạn chế bón đạm vào mùa mưa:

Trong mùa mưa cũng không nên bón phân đạm cho cây trồng trong mùa này vì bản thân nước mưa đã có đạm nên việc bón thêm đạm sẽ gây thừa, do đạm NH3 thải ra không khí từ quá trình phân giải chất hữu cơ và do các nhà máy thải ra và theo mưa rơi trở lại xuống đất.

Bên cạnh đó thì trong không khí có 78% khí N và 21% khí O2 tuy nhiên cây trồng thường không sử dụng được dạng N này (chỉ một loại vi sinh vật hút trực tiếp từ Nitơ từ khí trời hoặc cộng sinh với nốt sần của cây họ đậu có khả năng cố định được đạm từ khí quyển), khi mưa dông thì có sấm sét làm cho khí đạm và oxy tự do của khí quyển tổng hợp lại thành các thể đạm nitrat, nitrit …theo mưa rơi xuống đất. Trung bình hàng năm lượng đạm do nước mưa đem lại cho đất vào khoảng 10-84 kgN/ ha. Việc bón thêm đạm sẽ gây thừa, đồng thời phân đạm sẽ kích thích cây ra đọt non nên sẽ tốn chi phí phòng ngừa sâu bệnh hại. Nếu buộc phải bón phân cho cây trồng thì nên sử dụng dạng phân bón NPK và chia lượng phân ra nhiều lần bón để tránh thất thoát phân bón do mưa.

Phân hữu cơ cũng không nên bón cho vườn cây trong mùa mưa vì phân hữu cơ sẽ làm cho các vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy và khi đất bị ngập úng trong tình trạng yếm khí thì rễ cây sẽ không đủ oxy để hô hấp.

Phân hữu cơ cũng được khuyến cáo bón trước ít nhất 1 tuần sau đó mới bón phân vô cơ để vi sinh vật tăng cường sự khoáng hóa chất hữu cơ và đồng thời phân hữu cơ sẽ đóng vai là chất giữ ẩm và dinh dưỡng khi bón phân vô cơ để cung cấp cho cây trồng được lâu dài.

 Khuyến cáo bón phân cho cây có múi:   

Trong thực tế, liều lượng và công thức phân bón tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: loại đất, thành phần dinh dưỡng trong đất, giống cây, tuổi cây, mật độ, năng suất,… Cho đến nay, chưa có kết quả nghiên cứu hoàn chỉnh về công thức phân bón cho cây ăn quả. Để làm cơ sở cho việc xác định liều lượng phân bón cho cây ăn quả, hiện nay trên thế giới người ta áp dụng nhiều phương pháp:

- Dựa vào phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong quả:

Cây có múi (cam, chanh, quýt, bưởi,…) được danh là cây ” thích dưỡng chất” (Nutrient loving plant), dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng không những trong quá trình sinh trưởng, ra hoa, kết quả mà cần thiết để được mùa trái có chất lượng tốt.

Ở Pháp, với năng suất 20 tấn quả/ ha, cam quýt lất từ đất 50kgN, 15kg P2O5, và 50kg K2O.

Theo Chapman (1968) thì trong 18 tấn quả cam quýt đã lấy từ đất 21kgN, 5kg Phosphorus, 41kg Kali, 19kg Calcium, 3,5kg Mg, 2,3kg Sulphur, 45g Bo, 9g đồng, 50g Fe, 13g Mn và 13g Zn.

Theo Tandon (1987) cũng báo cáo rằng trong 30 tấn quả có 100kg N, 60kg P2O5, 350kg K2O, 40kg MgO và 30kg S.

Tỉ lệ NPK cũng khác nhau:

Brazin:             N:P:K = 1:0,5:1

N:P:K = 1:0,3:1

Mỹ (Florida)        N:P:K = 2:0,5:2

Ở Aghentina, liều lượng bón phân cho cây cam Valencia được kghuyến cáo là N: P2O5: K2O: MgO theo tỷ lệ 2: 1: 1: 0,5 với 400gN/cây/năm.

- Dựa vào kết quả phân tích lá:

Chọn những lá nở vào mùa xuân (ví trí lấy mẫu là từ lá thứ 2 và 3 kể từ đầu cành) đánh dấu và 4-6 tháng sau mới thu để phân tích hàm lượng dinh dưỡng, sau đó dựa vào bảng chuẩn phân tích lá để quyết định gia giảm lượng phân cho cây có múi.

Bảng 2:  Tiêu chuẩn các nguyên tố trong lá cây có múi (Ken Bevington và CTV, 1992)
 
Nguyên tố Mức thiếu Mức thấp Mức đạt yêu cầu Mức cao Mức quá cao
Tính trên phần trăm sinh khối của lá
N
P
K
Ca
Mg
Na
Cl
S
Dưới 2,20
Dưới 0,10
Dưới 0,40
Dưới 1,60
 
 
 
Dưới 0,14
2,20 – 2,39
0,10 – 0,13
0,40 – 0,69
1,60 – 2,90
0,16 – 0,29
 
 
0,14 – 0,19
2,40 – 2,69
0,14 – 0,16
0,70 – 1,30
3,00 – 5,50
0,30 – 0,69
dưới 0,16
dưới 0,30
0,20 – 0,39
2,70 – 3,00
0,17 – 0,30
1,31 – 2,00
5,60 – 7,00
0,70 – 1,00
0,16 – 0,25
0,30 – 0,60
0,40 – 0,50
Trên 3,00 Trên 0,30 Trên 2,00 Trên 7,00 Trên 1,00 Trên 0,25 Trên 0,60
Trên 0,50
Tính trên ppm (mg/kg) sinh khối lá
Mn
Zn
Cu
B
Dưới 16 Dưới 16
Dưới 3
Dưới 21
16-24
16-24
3-5
21-30
25-100
25-100
6-15
31-129
100-300
100-200
16-20
130-260
Trên 300 Trên 200 Trên 20 Trên 260
 
- Dựa vào tuổi cây trồng :                
                                           
Nước Tuổi cây Liều lượng gr/cây/năm
gr N/cây gr P2O5/cây gr K2O/ cây
Brazin 1-3 năm tuổi
4 – 6 năm tuổi
100 – 240
360- 600
0 – 240
320 – 480
20 – 160
320 – 480
Hoa kỳ 1-3 năm tuổi
4 – 6 năm tuổi
200 – 440
500 – 640
200 – 440
500 – 640
200 – 440
500 – 640
Côte d ùLvoire 1-3 năm tuổi
4 – 6 năm tuổi
65 – 115
280 – 540
0 – 55
80 – 160
20 – 120
170 – 350

Bảng 4:  Khuyến cáo bón phân cho cây có múi theo tuổi cây ở Việt Nam
 
Đơn vị/cá nhân
Khuyến cáo
Tuổi cây Liều lượng gr/cây/năm
gr N/cây gr P2O5/cây gr K2O/ cây
GS. Trần Thế Tục
(Viện Rau Quả)
1-3 năm tuổi
4 – 6 năm tuổi
7 – > 10 tuổi
50 – 150
200- 250
300 – 800
40 -80
80 – 165
210 – 330
45
75
90 – 105
Đại học cần Thơ 1-3 năm tuổi
4 – 6 năm tuổi
7 – > 10 tuổi
50 – 150
200 – 250
300 – 800
50 – 100
150 – 200
250 – 450
60
120
180 – 240
GS. Vũ Công Hậu 1-3 năm tuổi
4 – 6 năm tuổi
7- > 8 tuổi
75 – 80
150 – 300
400 – 500
50 – 140
100 – 200
200
50 – 80
100 – 300
360 – 420
 
- Dựa vào năng suất thu hoạch của vụ trước:
        + Dự báo tấn quả/ha:
  • Nếu thu hoạch 15 tấn quả/ha (600cây) thì bón trở lại cho mỗi cây là:
30kg phân chuồng+400g Urea+1000g phân Super lân+1000gvôi bột + 500g K2SO4
  • Nếu thu hoạch 15 tấn quả/ha (1200cây) thì bón trở lại cho mỗi cây là:
15kg phân chuồng+200g Urea+500g phân Super lân+500gvôi bột + 250g K2SO4
  • Nếu thu hoạch 60 tấn quả/ha (600cây) thì bón trở lại cho mỗi cây là:
60kg phân chuồng+800g Urea+2000g phân Super lân+2000gvôibột +1000g K2SO4

       + Dựa vào kg quả/cây:

Bảng 5: bảng khuyến cáo bón phân dựa vào năng suất thu họach của vụ quả trước( kg quả /cây)
 
Năng  suất thu
Hoạch Vụ trước
Liều lượng phân bón (g/cây/năm)
N Tương đương Urê P2O5 Tương đương  Super lân K2O Tương đương
KCl
20kg/cây/năm 300 652 150 909 225 375
40kg/cây/năm 500 1086 250 1515 375 625
60kg/cây/năm 600 1304 300 1818 450 705
90kg/cây/năm 800 1739 400 2424 600 1000
120kg/cây/năm 1000 2173 500 3030 750 1250
150kg/cây/năm 1200 2608 600 3636 900 1500

Các loại phân bón cho cây bưởi:

- Phân bón qua lá:

Phân bón lá thường là loại phân bón mà trong thành phần là các nguyên tố đa, trung và vi lượng (có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất khác) nhưng với nồng độ thấp. Qua các triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây trồng được nhìn thấy thì bón phân qua lá là một giải pháp nhanh chóng khắc phục các triệu chứng thiếu dinh dưỡng.

Ngoài ra phân bón lá cũng là lượng dinh dưỡng bổ sung kịp thời nhằm hạn chế rụng quả non. Phân bón còn được xịt vào thời gian quả phát triển nhanh để cung cấp đầy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng cho quả.

- Phân hữu cơ:

Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân bón mà trong đó thành phần cơ bản là chất hữu cơ (C), đặc điểm cuả chất hữu cơ là có chứa các bon (C). Phân hữu cơ là nền tảng của sự sống thực vật mà nền sản xuất nông nghiệp vô cơ đã xem nhẹ bỏ qua trong thời gian vừa qua. Sự mất cân bằng giũa hữu cơ và vô cơ trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến hiện tượng thoái hóa đất, cây mất sức khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây trồng suy giảm.

Bón phân hữu cơ để cải thiện phẩm chất trái, cải thiện cấu trúc đất, làm đất thông thoáng, tơi xốp giữ nước, giữ dinh dưỡng, làm tăng mật độ vi sinh vật có lợi trong đất. Liều lượng phân hữu cơ bón cho cây ăn trái tùy thuộc vào loại phân, loại cây và đặc tính của đất. Nên bón phân hữu cơ có tưới thêm nấm Trichoderma để ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất.

Phân hữu cơ cũng không nên bón cho vườn cây trong mùa mưa vì phân hữu cơ sẽ làm cho các vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy và khi đất bị ngập úng trong tình trạng yếm khí thì rễ cây sẽ không đủ oxy để hô hấp.

Phân hữu cơ cũng được khuyến cáo bón trước ít nhất 1 tuần sau đó mới bón phân vô cơ để vi sinh vật tăng cường sự khoáng hóa chất hữu cơ và đồng thời phân hữu cơ sẽ đóng vai là chất giữ ẩm và dinh dưỡng khi bón phân vô cơ để cung cấp cho cây trồng được lâu dài.

Việc bón phân hữu cơ trước và phân vô cơ sau cũng được khuyến cáo vì sẽ hạn chế lượng phân vô cơ bị mất do rửa trôi, trực di, hoặc bốc hơi (nhất là phân đạm).

Liều lượng 15-30 kg/năm/cây trưởng thành đã được khuyến cáo. Phân hữu cơ bón kết hợp với phân vô cơ cho kết quả tăng năng suất và và phẩm chất quả.

* Phân hữu cơ đươc xử lý công nghiệp: Hầu hết dạng phân này có nguồn gốc từ phân của gia súc, gia cầm hoặc phối hợp với nhiều loại nguyên liệu khác như than bùn, xác bả thực vật, với ưu điểm:

Phân bón hữu cơ xử lý dạng công nghiệp có hàm lượng dinh dưỡng cao và ổn dịnh hơn so với phân bón do chúng ta tự làm.

Các dạng phân được xử lý qua quá trình lên men đặc biệt bằng cách sử dụng nhiều loại vi sinh vật có những tính năng chuyên biệt như: vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật chuyển hoá lân, vi sinh vật cố định đạm..), đồng thời các kim loại nặng (chì, thủy ngân…) cũng được loại bỏ.

Nhược điểm là giá thành còn cao so với phân hữu cơ tự ủ.

* Phân hữu cơ tự ủ: Một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại nguyên liệu hữu cơ, do gia súc, gia cầm thải ra, hoặc do tập họp nhiều loại nguyên liệu thực vật, động vật khác nhau để tự ủ tạo thành phân hữu cơ. Ưu điểm của dạng phân này dễ tìm kiếm, dễ làm, giá thành thấp.

Nhược điểm:

Tốn công nhiều công lao động (phân xanh), thời gian ủ lâu, đạm dễ mất do bay hơi (NH4 +) nếu được xử lý đúng phương pháp.

Hàm lượng dinh dưỡng trong phân cao (phân gà) vì vậy khi phân chưa hoai mục mà đem bón có thể gây hại cho bộ rễ tơ của cây trồng.

Một số độc tố, mầm bệnh có thể lưu tồn trong phân bón nếu không được ủ kỹ và đúng phương pháp.

Hàm lượng dinh dưỡng trong phân biến động tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào, loại thức ăn của gia súc.

- Phân vô cơ:

Phân bón vô cơ còn được gọi là phân khoáng, thường có 2 loại:

Phân khoáng đơn: Là những loại phân khoáng chỉ có chứa một trong các nguyên tố dinh dưỡng như: đạm, lân, kali.

Phân khoáng hỗn hợp là những loại phân bón có chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên. Tỷ lệ hàm lượng dinh dưỡng trong các lọai phân khoáng hỗn hợp cũng biến động và khác nhau tùy theo nhu cầu dinh dưỡng từng loại cây, các giai đoạn sinh trưởng của cây, tình trạng dinh dưỡng trong đất và tùy theo nhà sản xuất.

Để nâng cao chất lượng và hiệu lực phân hỗn hợp, ngoài các nguyên tố đa lượng NPK trong thành phần phân bón còn có các nguyên tố trung lượng (Mg, Ca, S) và nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, B, Mn…) nên thường gọi là TE (Trace Element) trên cơ sở đặc thù của từng loại cây và tính chất đất ở mỗi vùng sinh thái khác nhau.

Hiện nay, trên thị trường đã các loại phân bón chuyên dùng cho cây ăn quả theo từng giai đoạn như: phân bón Năm Sao, Phân bón Việt Nhật, phân bón Con Cò,… rất thuận lợi cho nông dân trồng cây ăn quả.

Phân bón cho cây bưởi:

- Phân bón thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây 1-3 năm tuổi), phân bón được chia làm nhiều đợt để bón cho bưởi. Sau khi trồng nên dùng phân DAP với liều lượng 40gr hòa cho tan trong 10 lít nước để tưới cho một gốc bưởi (2tháng/lần), có thể sử dụng phân tôm, phân cá ủ để tưới cho cây bưởi. Khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cho cây phát triển mạnh. Sử dụng phân vi sinh như EM (Effective Micro- Organisms), WEHG tưới để giúp cho phân hữu cơ mau phân hủy tạo thành chất vô cơ cho cây trồng hấp thụ.

Phân bón lá có thể được phun lên cây để hổ trợ dinh dưởng giúp cho cây bưởi phát triển tốt hơn, nhất là trong trường hợp nguồn nước tưới bị nhiểm mặn.

Bảng 6: Khuyến cáo phân bón cho cây bưởi da xanh ở thời kỳ kiến thiết cơ bản
 
Tháng Thời điểm bón Liều lượng
(g/cây/ lần bón)
Phương pháp bón
  Bón lót trước khi trồng 7 – 10 ngày 10 -20kg phân hữu cơ
1 kg super lân, 0,5kg vôi
200g NPK (16 -16 – 8)
Trộn đều số phân trên với đất và cho vào hố trồng.
Chú ý: vôi làm giảm hoạt tính của đạm, vì vậy nên bón vôi trước ít nhất 1 tuần
  Cây mới trồng:
4 4 tháng 40g DAP(18 – 46 – 0 ) Pha 40g DAP trong 10 lít nước tưới ướt gốc, nếu nước còn thừa thì tưới tiếp cho các cây khác. Có thể tưới xả lại bằng nước để tránh lá bị ngộ độc phân bón.
6 6 tháng 40g DAP(18 – 46 – 0 )
8 8 tháng 40g DAP(18 – 46 – 0 )
10 10 tháng 40g DAP(18 – 46 – 0)
  Cây 1 – 2 năm tuổi:
13 Tháng 1 100 – 200g NPK(20 – 20 -15) + 10 -20kg phân hữu cơ Cuốc rảnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rảnh sâu 5- 10 cm, rộng 10- 20 cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước
16 Tháng 4 100 – 200g NPK(20 – 20 -15)
19 Tháng 7 100 – 200g NPK(20 – 20 -15)
22 Tháng 10 100 – 200g NPK(20 – 20 -15)
  Cây 3 năm tuổi:
25 Tháng 1 200 – 400g NPK(20 – 20 -15)  + 20kg phân hữu cơ Cuốc rảnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rảnh sâu 5- 10 cm, rộng 10- 20 cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước
28 Tháng 4 200 – 400g NPK(20 – 20 -15)
31 Tháng 7 200 – 400g NPK(20 – 20 -15)
34 Tháng 10 200 – 400g NPK(20 – 20 -15)

-  Phân bón thời kỳ kinh doanh (cây đã cho trái ổn định):

*  Bón theo phân đơn:

Công thức phân bón cho cây bưỏi Da xanh 6 năm tuổi:

700g N +450g P2O5 +700g K2O + 260g CaO và 5kg hữu cơ (tương đương 1,2 kg Ure +  2,81 kg lân  + 1,17 kg kali + 1kg Nitrabor và  10-30 kg hữu cơ)

Thời điểm và liều lượng phân bón:

Lần 1: Sau khi thu hoạch:             140g N – 150g P2O5 – 65g CaO

Lần 2: Trước khi ra hoa:               105g N – 156g P2O5 – 210g K2O

Lần 3: Sau khi đậu trái 1 tháng:    140g N – 48g P2O5 – 105g K2O – 65g CaO

Lần 4: Sau khi đậu trái 2,5 tháng: 175g N – 48g P2O5 – 105g K2O – 65g CaO

Lần 5: Sau khi đậu trái 4 tháng:    140g N – 48g P2O5 – 140g K2O – 65g CaO

Lần 6: Trước khi thu hoạch 1,5 tháng: 140 K2O

Ghi chú: Vùng Đông Nam bộ, Tây nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ liều lượng đạm và lân như khuyến cáo, tuy nhiên hàm lượng kali nên tăng cao hơn 0,7 – 1 lần so với liều lượng đạm cho cả 2 thời kỳ kiết thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh.

* Bón theo phân NPK chuyên dùng cho CAQ:

Hiện nay trên thị trường đã có bán các loại phân bón vô cơ chuyên dùng cho cây ăn quả rất thuận lợi cho nhà vườn sử dụng. Tùy tuổi cây, tình trạng sinh trưởng, lượng quả đã thu hoạch của năm trước mà liều lượng phân bón gia giảm.

Liều lượng phân bón cho cây bưởi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, tình trạng sinh trưởng của cây, độ màu mở của đất, giống cây, tuổi cây, mật độ, năng suất vụ trước…

Tùy từng điều kiện cụ thể mà quyết đinh lượng phân bón cho thích hợp cho cây bưởi.

Các thời kỳ bón phân cho cây bưởi :

+ Giai đoạn sau thu hoạch:

Cây bưởi cần được bón phân NPK có chứa nhiều đạm và lân như: NPK (18 – 12 – 8), NPK (20 – 20 -15) hoặc NPK(16 – 16 – 8)  để giúp cây phục hồi dinh dưỡng đồng thời phát triển bộ rễ mới chuẩn bị nuôi cho đợt trái tiếp theo.

Liều lượng bón cho mỗi cây bưởi tuỳ thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây, độ màu mở của đất. Tuy nhiên có thể bón 1 -2 kg phân NPK cho cây 4 – 6 năm tuổi .Việc bón phân hữu cơ trong giai đoạn này là cần thiết, liều lượng phân hữu cơ có thể 10 –30 kg/cây bưởi tuỳ thuộc vào nguồn hữu cơ sẳn có và tài chính của mỗi hộ.

+ Giai đọan trước khi xử lý cây ra hoa:

Cây bưởi nên bón phân có chứa hàm lượng lân và ka li cao như: NPK (8 – 24 – 24); NPK (7 – 17 -12); NPK (12 – 18 -15). Việc bón ít đạm, nhiều lân và kali vào thời điểm này sẽ hạn chế cây bưởi ra lá non đồng thời giúp bộ lá bưởi trên cây nhanh chóng thuần thục trước khi tiến hành xử lý ra hoa. Liều lượng bón cho mỗi cây tuỳ thuộc tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây, chế độ phân bón trước đó, độ màu mỡ của đất mà quyết định lượng phân gia giảm từ 0,5 -2kg NPK/cây bưởi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong các bộ phận của cây thì phấn hoa chứa nhiều kali nhất, vì vậy việc cây tích lủy kali trong phấn hoa sẽ giúp cho qúa trình thụ phấn, thụ tinh đạt hiệu quả cao. Khi cây đã bắt đầu trổ hoa một phần lân đã duy chuyển vào hạt (phôi) mà hạt đóng vai trò quyết định kích thích trái bưởi phát triển. Chính vì vậy việc bón phân NPK có hàm lượng lân và kali cao vào giai đọan trước khi xử lý cây ra hoa là rất cần thiết.

+ Giai đoạn đậu trái và trái phát triển:

Kết quả phân tích hàm lượng NPK trong nước của trái bưởi Da xanh thì trong 1 tấn nước bưởi chứa khoảng 18kg N,  0,7kg P2O5  và 1kg K2O.   Qua kết quả này cho thấy, trái bưởi cần nhiều đạm, kế đến là kali sau đó mới là lân, vì vậy mà hầu hết khuyến cáo bón phân cho cây có múi vào giai đoạn đậu trái và trái phát triển của các nước trên thế giới đều theo tỷ lệ N>K20>P205.

Sau khi đậu trái 1 tháng, các loại phân bón như: NPK (20-20-15) + TE hoặc NPK (17-17-17) + TE được khuyến cáo nhằm đáp ứng kịp thời dinh dưỡng cho cây, việc bón phân NPK có bổ sung các nguyên tố vi lượng (TE) trong giai đoạn này rất cần thiết nhằm giúp đạt tỷ lệ đậu trái cao, hạn chế rụng trái non, giúp trái phát triển tốt hơn.

Sau đó bón ở thởi điểm 2,5 tháng và 4 tháng sau đậu trái, trong giai đoạn quả phát triển nhanh thì các loại phân bón chứa hàm lượng đạm và kali cao được khuyến cáo sử dụng cho thời điểm này như: NPK (20-0-20) +TE hoặc NPK (17-10-17), NPK (14-10-17),…

Giai đoạn này nên chia phân bón làm 3-5 lần bón nhằm tránh hiện tượng rửa trôi của phân bón, đồng thời cung cấp dinh dưỡng kịp thời giúp quả phát triển. Liều lượng bón cho mỗi cây tùy thuộc giống, tuổi cây, số lượng trái/cây mà lượng phân gia giảm từ 2-5kg/cây. Việc bón phân nhiều lần/cây trong giai đoạn trái phát triển chỉ thích hợp cho vùng ĐBSCL vì diện tích trồng của mỗi hộ gia đình có qui mô nhỏ (0,3-1 ha).

Hằng năm nên bón bổ sung từ 0,5-1kg phân Ca(NO3 )2 để hạn chế nứt trái, cải thiện phẩm chất và thời gian tồn trữ sau thu hoạch của quả.

Phân bón lá có thể phun 2-4 lần/vụ quả ở giai đoạn sau khi quả đậu và giai đoạn quả bắt đầu phát triển nhanh để cung cấp đầy đủ và kịp thời chất dinh dưỡng cho quả. Tuy nhiên việc lạm dụng (sử dụng nhiều lần) phân bón lá sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc, địa y phát triển trên mạnh trên thân, cành, đồng thời làm giảm chất lượng như: vị lạt, trái mau hư hỏng sau thu hoạch.

+ Hai tháng trước thu hoạch:

Thời điểm này phân kali như: K2SO4, KCl được khuyến cáo sử dụng với liều lượng khoảng 300 – 700g kali/cây để gia tăng chất lượng quả (hương vị và màu sắc).

Cách bón phân:

Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, nên xới xáo mặt đất trước khi bón hoặc đào rãnh, rãnh sâu 5- 10cm, rộng 20-30 cm cho phân vào, lấp đất lại.

Vùng miền Đông Nam bộ, Duyên hài Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: dựa theo hình chiếu của tán cây thì đào những hố xung quanh gốc, sâu 20-30cm, rộng 20-30 cm, cho phân vào lấp đất lại và tưới nước hoặc áp dụng  bón rãnh (làm bồn) để bón phân.

Khi cây giao tán không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại. Sau khi bón phân xong cần tưới nước để phân tan cung cấp dinh dưỡng cho cây bưởi.

5. Xử lý ra hoa

Xử lý ra hoa bằng cách tạo sự khô hạn

Một trong những đặc điểm của cây có múi nói chung và cây bưởi nói riêng so với những loại cây ăn trái khác là không có sự khác nhau giữa mầm chồi và mầm trái. Không có sự biến chuyển của chồi trong nhiều năm mà mỗi chồi có thể phát triển trong một năm để tạo mầm hoa và sẽ mang một hay nhiều trái ở cuối cành.

Cây bưởi ra hoa cần thời gian khô hạn để phân hoá mầm hoa. Gặp lúc mưa thì có thể dùng màng nylon che phủ chung quanh gốc cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa, tuy nhiên phải tốn chi phí để mua nylon và tỷ lệ ra hoa không cao.

Để thu hoạch vào Tết âm lịch (nhằm bán giá cao) thì nên tạo khô hạn vào khoảng tháng 4-5. DL với thời gian tạo khô hạn khoảng 30-45 ngày, sau đó tưới trở lại để cây ra hoa vào khoảng đầu tháng 6 DL.

- Sau khi thu hoạch xong tiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc… rồi bón phân (đạm thấp và lân, kali cao) với liều lượng tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây.

- Đến giữa tháng 4DL thì ngưng tưới khoảng 30 ngày. Khi ngưng tưới có thể dùng các loại phân bón lá như: MKP(0- 52- 34); Growmore 6-30-30 phun lên cây để giúp lá non mau thành thục.

- Sau đó tưới mỗi ngày một lần. Kết hợp phun F94; Growmore 10-60-10 để kích thích ra hoa. 7-15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa, thời gian này ngày tưới ngày nghỉ. 10-15 ngày sau khi cây trổ hoa sẽ rụng cánh hoa (đậu quả).

Ưu điểm:

– Cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây bưởi (áp dụng vét sình ở vùng ĐBSCL)

– Cây ra hoa tập trung và đồng loạt.

– Thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.

– Tổng thu nhập một lần bán sẽ cao hơn so với để ra hoa tự nhiên.

Nhược điểm:

– Thông qua vét sình, xác bả thực vật chưa phân huỷ bị đưa lên liếp có thể gây độc cho cây bưởi.

– Bộ rễ có khuynh hướng ăn sâu tìm nguồn nước trong thời gian xiết nước vì vậy bộ rễ có thể bị hư hỏng nếu đất có mực thủy cấp cao.

– Bộ rễ suy yếu dễ bị sâu bệnh hại tấn công trong thời gian tạo khô hạn.

Lải bỏ lá trên cành mang trái:

Sau khi thu hoạch xong cũng tiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc… kế đến bón phân lần 2(đạm thấp, lân và kali cao) với liều lượng tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây.

Khi toàn bộ lá trên cây già và không có tượt non xuất hiện thì tiến hành lặt bỏ lá trên cành mang quả(thường rất ngắn khoảng 10 – 20 cm). Cành này thường mọc ở chảng 2 hoặc chảng 3 của cây. Nếu chúng ta không lải lá thì cành này cũng sẽ mang trái sau đó nhưng muộn hơn so với phương pháp lải bỏ lá trước. Chú ý bắt đầu lải lá từ cành mang trái ở vị trí gần mặt đất trước sau đó tiến dần đến vị trí cao, nên chọn những cành già, thân và là có màu xanh đậm. Tùy tình trạng sinh trường và tuổi cây mà cành này sẽ cho hoa nhanh hay chậm.

Ưu điểm:

– Kỹ thuật này đơn giản dể làm, không tốn hoá chất để xử lý ra hoa.

– Trái bưởi nằm bên trong tán nên tiết kiệm được cây chống đở, hạn chế trái bưởi bị nám nắng.

– Trái ra theo vị trí mong muốn nên thuận lợi trong chăm sóc và thu hoạch.

Nhược điểm:

– Tốn công lao động trong trường hợp áp dụng vào trang trại có diện tích lớn từ vài hecta trở lên.

– Khó áp dụng cho cây bưởi đã nhiều năm tuổi, cây cao trên 3 mét, già cỏi.

Xử lý ra hoa bằng cách sử dụng hoá chất

 *  Sử dụng Paclobutrazol để xử lý ra hoa theo một trong 3 cách sau:

+ Tưới xung quanh gốc ở liều lượng 2,5g-5g ai/ cây (tùy theo tuổi cây và đường kính của cây mà tăng giảm liều lượng).

+ Phun lên cây ở nồng độ 1000-2000ppm cũng có khả năng giúp cây có múi ra hoa. Trên cây bưởi năm roi phun Paclobutrazol nồng độ 1.000ppm, sau đó 30 ngày phun tiếp Thiourea nồng độ 0,3% sẽ giúp cây ra hoa đạt tỷ lệ cao.

+ Quét gốc, vị trí quér cách mặt đất 10-20cm , kích thước vết quét  10 – 15 cm và quét vòng theo chu vi của gốc cây. Trên bưởi long cổ cò 5 năm tuổi quét 1 gr ai/gốc đạt tỷ lệ ra hoa 60-70%.

* Sử dụng Ethrel để xử lý ra hoa theo một trong 2 cách sau:

+ Phun lên lá với nồng độ 500ppm.

+ Tưới gốc.

Trước khi xử lý hóa chất thì cây cũng được bón phân lần 2 (trước ra hoa), sau khi xử lý hóa chất cũng cần giảm dần lượng nước tưới và khi cây ra hoa thì tưới nước trở lại.

Chú ý:Việc sử dụng hóa chất để xử lý ra hoa cho cây có múi cần phải thận trọng vì có thể ảnh hưởng nguy hại cho cây, nên thực làm thử một vài cây ở các nồng độ từ thấp đến cao từ đó rút ra kinh nghiệm trước khi quyết định sử dụng  nhiều hơn  trên vườn.

Ưu điểm:

– Cây ra hoa theo ý muốn.

– Ít chịu ảnh hưởng của sự tác động ẩm độ trong đất trong thời gian xử lý.

– Thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.

– Tổng thu nhập một lần bán sẽ cao hơn so với để ra hoa tự nhiên.

Nhược điểm:

– Tốn chi phí mua hoá chất, công lao động khi phun hoặc tưới.

– Không an toàn cho người tiêu dùng nếu hoá chất còn lưu tồn trong trái.

– Sử dụng hoá chất liều cao có thể làm gây hại bộ rể của cây bưởi, tiêu diệt vi sinh vật có ích trong đất, gây ô nhiểm môi trường.

Các yếu tố liên quan để việc xử lý ra hoa bưởi được thành công

+ Cây phải được trồng trên mô đất và vườn phải có hệ thống tưới tiêu chủ động được nguồn nước trong mương khi tạo khô hạn để đất nhanh khô ráo, giúp việc cây phân hóa mầm hoa tốt hơn.

+ Khoảng cách trồng không được quá dày sẽ gây khó khăn trong việc tạo khô hạn.

+ Thời gian tạo khô hạn phải tương đối đủ để cây phân hóa mầm hoa.

+ Trước giai đoạn xử lý ra hoa, cây không được bón quá nhiều phân bón có hàm lượng N cao.

+ Trong thời gian xử lý ra hoa trên cây bưởi không được mang quá nhiều trái hoặc trái đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

+ Cành vượt phải được tỉa bỏ thường xuyên, cây bưởi không có nhiều tược non.

Tóm lại: Việc xử lý ra hoa trên cây bưởi không khó nếu chúng ta áp dụng đúng kỹ thuật. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà chúng ta chọn biện pháp xử lý bưởi ra hoa thích hợp để bán trái được giá nhất, thu lợi nhuận cao đồng thời kéo dài tuổi thọ của cây.

6. Kiểm soát chiều cao của tán cây

Nên khống chế và duy trì chiều cao của cây bưởi trong tầm kiểm soát khoảng 3m để khả năng tiếp nhận ánh sáng của bộ lá tối đa, tăng diện tích lá hữu hiệu cho quang hợp của bộ lá; thuận lợi trong việc quản lý vườn ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Duy trì sức sống tốt của cây, bảo đảm sự cân bằng sinh trưởng và kết trái, luôn luôn duy trì có khả năng cho trái ở mức tối hảo.

7. Tỉa trái

Bưởi thường ra nhiều hoa trên một chùm, vì vậy nếu chúng ta không tỉa bỏ bớt trái sẽ làm trái bưởi nhỏ, dạng trái không đẹp, giảm giá trị thương phẩm và sâu bệnh dễ tấn công. Theo khuyến cáo thì trên mỗi chùm trái chỉ giử lại tối đa là 2 trái.

Những trái đậu trên cao(>3m) sẽ có kích thước nhỏ và khó phòng ngừa sâu bệnh và những trái đậu quá gần mặt đất dễ bị bệnh hại tấn công (Phytophthora sp) nên cũng cần loại bỏ nếu biện pháp chống đở trái không đạt hiệu quả.

8. Neo trái

Đến thời điểm thu hoạch mà giá bưởi hạ thì có thể neo quả được trên cây từ 15-30 ngày nữa để chờ giá xuất bán, bằng cách phun lên cây các loại phân bón lá như: Retain, ProGibbe. Tuy nhiên, Chúng ta không nên neo trái quá lâu trên cây sẽ ảnh hưởng khả năng ra hoa ở vụ sau và tuổi thọ của cây bưởi bị giảm.
 

V. THU HOẠCH


Cây bưởi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 7-8 tháng, tùy theo tuổi cây, tình trạng sinh trưởng…. .Tuy nhiên, để có quả bưởi da xanh đạt chất lượng, nên thu hoạch quả ở giai đoạn 28-29 tuần sau khi hoa nở. Nếu nhìn từ bên ngoài thì vỏ quả có màu xanh nhạt, bóng và túi tinh dầu phát triển nhiều và rõ, trái nặng.

Ở giai đoạn này quả bưởi có trọng lượng trung bình 1500-1600 kg, với tỷ lệ thịt vào biến động từ 56,85-57,88% và phần trăm nước quả khá cao khoảng 45%.  Thịt quả có màu hồng đỏ, con tép bóng có nhiều nước. Độ brix của bưởi tại thời điểm thu hoạch là 10,60-11,52%, hàm lượng acid tổng số khoảng 0,53-0,55%, với tỷ lệ đường:acid là 19,27-21,74.

Nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay (tránh lúc nắng gắt làm các tế bào tinh dầu căng dễ vỡ), không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ.
Dùng kéo cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ hoặc sọt tre để nơi thoáng mát để phân loại, lau sạch vỏ quả chờ vận chuyển đến nơi bảo quản và tiêu thụ.
                       
                                                                                         ĐH (Nguồn: 2nong.vn)
 

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×