Những loại cá nuôi trong ruộng cho năng suất hiệu quả nhất
Thứ tư, 27/06/2018

Phải chọn được loài thả nuôi thích hợp với điều kiện thủy lý hóa của từng vùng nước phù hợp với đặc tính sinh lý của lúa và cá. Đối tượng nuôi phải có khả năng thích nghi, phát triển tốt và ăn các loại thức ăn tự nhiên có sẵn trong ruộng.
Phải chọn được loài thả nuôi thích hợp với điều kiện thủy lý hóa của từng vùng nước phù hợp với đặc tính sinh lý của lúa và cá. Đối tượng nuôi phải có khả năng thích nghi, phát triển tốt và ăn các loại thức ăn tự nhiên có sẵn trong ruộng.
Cá rô phi (Oreochromis sp)

Rô phi là loài cá đặc trưng vùng nhiệt đới.
Các yếu tố môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi: Nhiệt độ từ 24- 32 độ C; chết rét 5,5 độ C và chết nóng 42 độ C’ pH thích hợp 6- 8,5. Cá rô phi là loài rộng muối, cá sống trong nước ngọt, lợ và mặn tới 32%.
Cá rô phi rằn có tốc độ lớn nhanh, đạt 700- 800g sau 5- 6 tháng, cá dễ thành thục và làm tổ đẻ trong ao; cá rất mắn đẻ nên hiện nay đã phổ biến việc xử lý để tạo cá rô phi đực đơn tính, nhằm hạn chế mật độ nuôi do cá đẻ nhiều.
Rô phi có thể nuôi được nhiều trong các loại hình mặt nước khác nhau, như: ao, hồ, ruộng, lồng bè, hồ chứa, kênh mương… có thể nuôi đơn hoặc ghép với nhiều loại cá khác.
Cá chép (Cyprinus carpio)

Cá chép phân bổ rộng, sống chủ yếu trong nước ngọt. Nhiệt độ thích hợp để phát triển từ 20- 28 độ C, pH giao động từ 5- 9, hàm lượng ôxy trong nước từ 2mg/lit trở lên.
Cá sống tầng đáy là chủ yếu, thức ăn bao gồm các sinh vật đáy (nhuyễn thể, ấu côn trùng, rễ non của thực vật thủy sinh…). Cá ăn được thức ăn chế biến (tấm, cám, bột ngũ cốc, cá tạp, phế phụ phẩm nông nghiệp…) và cả thức ăn công nghiệp.
Các dòng cá chép nội tăng trưởng chậm, sau 8 tháng nuôi đạt khối lượng bình quân 300- 4000g/con; cá chép lai V1 lớn nhanh hơn, sau 8 tháng nuôi có thể đạt 800g/con.
Cá chép được nuôi trong nhiều loại hình thủy vực và nhiều hình thức nuôi như ao, hồ, ruộng, lồng, bè…
Cá mè trắng (Hypophtalmichthys sp)

Cá mè trắng Việt Nam có nguồn gốc phân bố ở sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Lam, là loài cá điển hình của miền Bắc Việt Nam. Hiện nay, loài này đã bị lai tạp với cá mè trắng Trung Quốc, không còn thuần chủng.
Thức ăn chính của cá là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ. Cá hoạt động nhanh nhẹn, hay nhảy, thích nghi môi trường rộng, nước sâu, hàm lượng ôxy hòa tan cao, ít chịu được điều kiện nước bẩn, thiếu ôxy; nên nuôi với mật độ thưa, cá tăng trưởng nhanh, một năm có thể đạt 0,5- 0,7kg/con.
Cá đẻ trứng bán trôi nổi, sức sinh sản cao, từ 100- 120.000 trứng/kg cá. Có thể nuôi ghép với các loại cá khác với mật độ vừa phải; nuôi trong mặt nước lớn, hồ chứa thì cá lớn rất nhanh, có thể gấp 5- 6 lần so với nuôi trong ao nhỏ.
Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)

Cá trắm cỏ nhập từ Trung Quốc (1958) ở miền Bắc và miền Nam nhập từ Đài Loan (1969). Cá phân bố rộng và có sức chịu đựng tốt với nhiều vùng khí hậu, từ băng giá đến nhiệt đới. Trong thủy vực, cá thích sống thành đàn ở tầng giữa và dưới, vùng ven bờ, nơi có nhiều rong cỏ thủy sinh. Cá có thể sống ở vùng nước lợ, nồng độ muối 7- 10%o và có sức chịu đựng tốt với môi trường, có nhu cầu ôxy khá cao.
Cá con sau khi nở và hết noãn hoàng thì biết ăn luân trùng, ấu trùng nhỏ và tảo đơn bào. Khi lớn trên 10cm cá chủ yếu ăn thực vật thủy sinh thượng đẳng cả trên cạn và dưới nước. Thức ăn thích hợp khi cá trưởng thành là thực vật lớn, cỏ, rong, bèo với mức tiêu thụ hàng ngày từ 21,7- 27,8% trong lượng cơ thể. Trung bình cứ 40kg thực vật bậc cao sẽ cho tăng trọng 1kg cá thịt. Ngoài ra, cá còn ăn bột ngũ cốc, sản phẩm thải của chế biến nông sản thực phẩm, mùn bã hữu cơ, thức ăn chế biến và phân hữu cơ. Cá nuôi trong ao, bè một năm đạt 0,8- 1kg; nơi có nhiều thực vật thủy sinh, sau 3 năm cá có thể đạt 9- 12kg/con. Do đặc tính ăn thực vật, ăn cả cây lúa nên việc nuôi cá trắm cỏ trong ruộng chỉ tiến hành ở vụ không trồng lúa, và lúc đó cá có thể ăn cây lúa chét.
Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus)

Cá phân bổ ở miền Bắc; hình dạng cá giống cá trắm cỏ nhưng màu sắc thân nâu sẫm. Cá sống tầng giữa và tầng đáy, hoạt động nhiều và có nhu cầu ôxy cao. Cá có thịt chắc, thơm ngon, giá trị cao. Ở giai đoạn còn nhỏ, cá ăn phù du động, thực vật, khi lớn thích ăn động vật đáy, nhất là các loại nhuyễn thể ốc, hến…Cá tăng trưởng khá nhanh, trong điều kiện nuôi có đủ thức ăn sau 8- 10 tháng có thể đạt 1- 1,2kg/con. Có thể nuôi trong ao, hồ, ruộng và nuôi ghép với các loại cá khác ở mật độ vừa phải.
Cá trôi Ấn Độ -Rôhu (Labeo rohita)

Cá Rôhu nhập vào Việt Nam từ 1982- 1984, là loài cá rộng nhiệt, sống ở nhiệt độ từ 11- 42 độ C, Cá có thể sống ở pH 5,5 và nước lợ có nồng độ muối thấp; do nhu cầu ôxy khá cao nên cá ưa sống nơi thoáng, đủ ôxy.
Cơ quan tiêu hóa có thực quản ngắn, dạ dày kéo dài, ruột rất dài và gấp khúc (dài gấp 5-8 lần chiều dài chuẩn). Khi còn nhỏ, cá ăn chủ yếu sinh vật phù du và mùn bã hữu cơ; từ 01 tháng tuổi trở lên cá ăn mùn bã và động vật phù du là chính. Khi trưởng thành chúng ăn tạp, ngoài thức ăn tự nhiên, chúng ăn cả các loại bột ngũ cốc, sản phẩm chế biến nông sản, thực phẩm, mùn bã hữu cơ, phân gia súc gia cầm, thức ăn chế biến, thức ăn viên công nghiệp. Cá có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, đạt 0,5- 0,7kg/con sau 10 tháng. Cá Rôhu còn có thể nuôi trong ao, bè, hồ chứa và có thể ghép nhiều loại cá khác nhau.
Cá mè vinh (Barbodes gonionotus)

Loài cá này phân bổ ở khu vực Nam Bộ. Cá sống tầng đáy và tầng giữa. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển 25- 30 độ C, pH từ 6,5- 9 và có thể chịu đựng được ở pH 5,5.
Trong tự nhiên cá ăn tạp thiên về thực vật (lá, rau, củ, quả), mùn bã hữu cơ, động thực vật đáy, phân gia súc gia cầm. Khi nuôi chúng thích hợp với thức ăn chế biến và thức ăn công nghiệp; có thể nuôi trong ao, ruộng và bè.
Cá tăng trung bình 150- 200g sau 6 tháng; sức sinh sản khá cao (400.000 trứng/kg cá cái) Trong sinh sản nhân tạo có thể đẻ nhiều lần trong năm.
Mè vinh có thể nuôi ghép với các loại cá khác trong ao, ruộng; ngoài ra còn nuôi ghép mè vinh trong bè (ghép với cá he, cá chài, cá hú…)
Cá sặc rằng (Trichogaster pectoralis)

Cá sặc rằng thích sống trong môi trường nước tĩnh (ao, hồ, ruộng lúa, rừng tràm…), cá có thể sống trong nước lợ có nồng độ muối 5- 7%o. Do có cơ quan hô hấp khí trời nên cá có thể sống được ở thủy vực có hàm lượng ôxy thấp; nhiệt độ thích hơp để phát triển từ 28- 32 độ C, pH từ 6- 8.
Cá ăn tạp, chúng có thể ăn động thực vật phù du, mảnh vụn hữu cơ có kích thước vừa cỡ miệng, như cám, bột sắn, ngô, bột cá, bột đậu tương và bèo tấm. Trong điều kiện nuôi ruộng có bổ sung thức ăn tinh, cá đạt trọng lượng 80- 100g sau 6 tháng.
Có thể nuôi ghép với nhiều loại cá khác trong ruộng lúa, hoặc nuôi đơn trong ruộng (1 vụ lúa, 1 vụ cá) hoặc đào sâu ruộng xuống 0,5m, đắp bờ cao để nuôi riêng sặc rằng. Năng suất nuôi theo hình thức này có thể đạt 25- 30 tấn/vụ/ha.
Cá hường (Helostoma temmincki)

Sống tầng nước giữa và tầng mặt, phân bố ở các thủy vực nước tĩnh. Cá sống chủ yếu ở môi trường nước ngọt, nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng là 25- 30 độ C, pH giao động từ 6,5- 9 và có thể sống được ở pH giao động từ 4,5- 5. Cá có cơ quan hô hấp khí trời nên sống được trong môi trường thiếu ôxy, hàm lượng các chất hứu cơ cao và ngay cả trên cạn trong nhiều giờ nên dễ dàng khi vận chuyển. Trong môi trường nước, cá hoạt động và bắt mồi ở tầng mặt và tầng giữa; thức ăn chủ yếu ở giai đoạn trưởng thành là sinh vật phù du, nên cho cá ăn thêm cám mịn, bột ngũ cốc và bột cá lạt để cá lớn nhanh.
Cá sinh trưởng chậm, sau một năm cá dài 150mm. Cá thuần thục và tham gia sinh sản lần đầu sau 12- 18 tháng và có thể sinh sản nhiều lần trong năm, cứ 3 tháng đẻ một lần, mùa vụ sinh sản kéo dài nhiều tháng. Sức sinh sản tương đối cao, khoảng 150.000- 200.000 trứng/kg cá cái; trứng có giọt dầu nên nổi trên mặt nước, đường kính trứng từ 0,8- 1mm và nở sau 20 giờ ở điều kiện nhiệt độ nước 26- 28 độ C.
Tổng kết
Khi chọn đối tượng cá nuôi cũng nên căn cứ vào khả năng đầu tư thức ăn và phâ bón của người nuôi; Phải đảm bảo đủ số lượng giống thả nuôi. Ngoài ra cần xem xét đến thị hiếu của người nuôi và nhu cầu thị trường để lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp.
Ở các tỉnh phía Bắc, cá nuôi ruộng lúa, phổ biến: Chép, rôphi (Rôphi đơn tính thì phù hợp hơn), trôi Ấn Độ, trắm cỏ, trắm đen, mè trắng.
Ở Nam Bộ: Mè vinh, rôphi, sặc rằng, chép, mè trắng, trôi Ấn Độ, rô đồng, thát lát…
Ở các tỉnh phía Bắc, cá nuôi ruộng lúa, phổ biến: Chép, rôphi (Rôphi đơn tính thì phù hợp hơn), trôi Ấn Độ, trắm cỏ, trắm đen, mè trắng.
Ở Nam Bộ: Mè vinh, rôphi, sặc rằng, chép, mè trắng, trôi Ấn Độ, rô đồng, thát lát…
NĐH tổng hợp
(Còn nữa)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Phát hiện bất ngờ làm đảo lộn các giả thuyết về bình minh của vũ trụ
- 'Việt Nam có nhân lực tiềm năng nghiên cứu vũ trụ'
- Hàn Quốc lên kế hoạch ra mắt mạng 6G đầu tiên vào năm 2028
- Có thể dự đoán trước khả năng mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn
- 'Bộ pin' 2.000 năm tuổi gây tranh cãi
- Tại sao động đất khó dự đoán?
- Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
- Hệ thống truyền điện mặt trời từ không gian về Trái Đất
- Vật liệu chịu được ánh sáng tương đương 160 mặt trời
- Việt Nam khẳng định vị thế trong “tam giác vàng” khởi nghiệp Đông Nam Á
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận