Ý nghĩa của việc chăn nuôi thỏ

Thứ ba, 26/03/2019

Thỏ nhà là loại gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh, có khả năng thích ứng với môi trường ở mức 31 - 48'’c, trung bình là 39,5°c.

Đặc điểm của thỏ




Thỏ nhà là loại gia súc nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh, có khả năng thích ứng với môi trường mức 31 - 48'’c, trung bình là 39,5°c. Thỏ có ít tuyến mồ hôi dưới da, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Nếu nhiệt độ không khí tăng nhanh và nóng kéo dài trên 35“c, thì thỏ thở nhanh và nông để thải nhiệt, khi đó thò dễ bị cảm nóng.

Thỏ thở rất nhẹ nhàng, không có tiếng động, chí thấy thành bụng dao động theo nhịp thớ. Nếu thỏ khỏe, trong môi trường bình thường thì tần số hô hấp 60 – 90 lần/phút. Nhịp đập của tim thỏ rất nhanh và yếu, trung bình từ 100 – 120 lần/phút. Thân nhiêt, tần số hô hấp, nhip đập của tim đều liên quan thuận với nhiệt độ không khí môi trường, ở nước ta nhiệt độ môi trường thích hợp nhất với thỏ là từ 20 – 28.5

Cơ quan khứu giác của thỏ rất phát triển, thỏ mẹ có thể phân biệt được con khác đàn mới đưa đến trong vòng một tiếng bằng cách ngửi mùi. Cấu tạo khoang mũi rất phức tạp, có nhiều vách ngăn chi chít, lẫn các rãnh xoang ngóc ngách. Bụi bẩn hít vào sẽ đọng lại ở vách ngăn, kích thích gây viêm xoang mũi.

Thỏ rất thính và tinh: trong đêm tối thỏ vẫn phát hiện được tiếng động nhỏ xung quanh và vẫn nhìn thấy được ăn uống được bình thường.
 

Ý nghĩa kinh tế của việc chăn nuôi thỏ


Thỏ là một loại gia súc không tranh ăn lương thực với người và gia súc khác, nó có thể tận dụng được các nguồn sản phẩm phụ nông nghiệp, rau, lá, cỏ tự nhiên, sức lao động phụ trong gia đình, đầu tư ít vốn quay vòng nhanh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi gia đình ở nước ta.

Khác với chăn nuôi lợn, gà, vịt... (sử dụng 95 - 100% thức ăn tinh), thỏ có khả năng sử dụng được nhiều thức ăn thô xanh trong khẩu phần. Trong chăn nuôi công nghiệp, tỷ lệ thô xanh trong khẩu phần ăn của thỏ (tính theo vật chất khô) là 50 - 55%, chất xơ 12 - 14%. Trong chăn nuôi gia đình, tỉ lệ thô xanh trong khẩu phần của thỏ còn cao hơn nhiều tới 65 - 80%.

Chăn nuôi thỏ vốn đầu tư ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẵn có rẻ tiền để làm. Chi phí để mua con giống ban đầu so với các gia súc khác ít hơn rất nhiều và chi phải bỏ ra một lần đầu là có thể duy trì chăn nuôi liên tục được. Vòng đời sản xuất của thỏ ngắn nuôi 3-3,5 tháng là giết thịt, 5,5 - 6 tháng bắt đầu sinh sản nên thu hồi vốn nhanh, phù hợp với khả năng của nhiều gia đình. Chăn nuôi thỏ có thể sừ dụng được toàn bộ thời gian và sức lao động phụ: cụ già, cháu nhỏ. Người về hưu hoặc ngoài giờ làm việc chỉ cần nắm được kỹ thuật là có thể nuôi tốt được thỏ. Như vậy chăn nuôi thỏ cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm trong gia đình.

Thỏ đẻ khỏe, phát triển nhanh, sản phẩm thỏ có giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu. Chăn nuôi thỏ có tác dụng hỗ trợ tốt cho việc thực hiện mô hình VAC trong kinh tế gia đình. Thỏ đẻ nhanh, một năm trung bình đẻ 6 - 7 lứa, mỗi lứa 6 - 7con. Sau 3 tháng nuôi trọng lượng xuất chuồng 2,5 - 3,0kg, như vậy 1 thỏ mẹ nặng 4 - 5kg, một năm có thể sản xuất ra 90 - 140kg thịt thỏ, cao hơn nhiều so với các loại gia súc khác.

Thịt thỏ giàu và cân đối chất dinh dưỡng hơn các loại thịt gia súc khác. Đạm cao 21% (thịt bò 17%. thịt lợn 15%, thịt gà 21%). mỡ thấp: 10% (gà 17%, bò 25%. lợn 29,5%). giàu chất khoáng: 1,2% (bò 0.8%, lợn 0,6%), hàm lượng cholesteron rất thấp nên thịt thỏ là loại thực phẩm điều dưỡng được bệnh tim mạch, đặc biệt không có bệnh truyền nhiễm nào của thỏ lây sang người. Vì vậy, thịt thỏ có giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu tốt: 1kg thịt thỏ hơi xuất khấu giá: 1,54 Dollar, 9 -12 Frăng (Pháp) cao hơn so với thịt bò, lợn và gà.

Lông da thỏ sau khi thuộc xong may thành mũ áo hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị lớn trong tiêu dùng và xuất khẩu. Ớ Pháp 1 năm có 100 triệu tấn da thỏ trao đổi, giá trị thu từ lông da thỏ táng thêm 30 - 35%.
Ở Việt Nam hiện nay do số lượng thỏ có hạn nên thịt thỏ mới chỉ đủ tiêu dùng nội địa. Nếu có nhiều thỏ, ta có thể xuất khẩu được vì thị trường tiêu thụ là có sẵn.

Thỏ là một gia súc rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh nên dược dùng nhiều làm động vật thí nghiệm, động vật kiếm nghiệm thuốc và chế vacxin trong y học và thú y.

Phân thỏ tơi hơn các loại phân gia súc khác, có thể sứ dụng được và nuôi giun lấy giun nuôi gà, vịt, ngan, cá, lươn.

Như vậy, nuôi thỏ ớ gia đình vừa tận dụng được phế phụ phẩm nông nghiệp, tận dụng được sức lao động phụ, vừa đỡ tốn lương thực lại cho ra một loại sản phẩm đặc biệt (thịt, lông, da) có giá trị tiêu dùng, y học, thú y và xuất khấu. Ngoài ra sản phẩm phụ của nuôi thỏ lại góp phần tích cực tạo thế cân bằng cho trồng trọt và chãn nuôi theo công thức VAC trong kinh tế gia đình.

Vì thế với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở nước ta, cây cỏ bốn mùa xanh tốt, lương thực không còn khó khăn nữa thì chăn nuôi thỏ trong gia đình sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn hơn, thực sự là ích nước lợi nhà. Tuy nhiên, muốn chăn nuôi thỏ thành công, người chăn nuôi cần phải nắm dược những hiểu biết cơ bản về giống, những đặc điểm sinh học cơ bản và kỹ thuật chăn nuôi thỏ trong gia đình.
  
Hoài Nam tổng hợp

 

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×