Thông tin Khoa học công nghệ
Đồng Tháp ra quân Tổ Công nghệ số cộng đồng hưởng ứng Ngày CĐS quốc gia năm 2024
Thứ hai, 16/09/2024
Hơn 760 Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp triển khai hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, mua bán trên sàn thương mại điện tử, bảo vệ bản thân và gia đình trên môi trường mạng.
Ngày 9/9, Tỉnh Đoàn Đồng Tháp phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông ra quân Tổ Công nghệ số cộng đồng. Dịp này, Ban Tổ chức triển khai cuộc thi tìm hiểu về Chuyển đổi số trên ứng dụng e-Đồng Tháp, cuộc thi diễn ra từ ngày 9/9 - 6/10/2024.
Tại lễ phát động, đồng chí Huỳnh Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, nghị quyết CĐS của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và để án CĐS tỉnh Đồng Tháp đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ. Trong đó, xây dựng đội ngũ “công nghệ số” là mục tiêu quan trọng, quyết định thành công quá trình CĐS, “công dân số” không chỉ là biết ứng dụng công nghệ số, có định danh trên môi trường số, có tài khoản giao dịch trên môi trường số mà còn phải có văn hóa trên môi trường số và phải biết tự bảo vệ mình trên môi trường số. Đây là một quá trình học tập, trải nghiệm và ứng dụng thực tiễn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, sáng kiến thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng trong thời gian qua là giải pháp có hiệu quả tích cực, là cầu nối giữa chính quyền với người dân, giúp người dân tiếp cận với các ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công một cách dễ dàng, thuận tiện. Sáng kiến này được nhân rộng và hiện có 684 tổ công nghệ số cộng đồng cấp khóm, ấp, 84 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, phường. Đồng thời nhiều mô hình hiệu quả được triển khai như: tuyến đường chuyển đổi số, chợ 4.0, cộng đồng dân cư số,… Qua đó, nhận thực, kỹ năng số cơ bản của người dân đã cải thiện, từng bước hình thành công dân số.
Tổ Công nghệ số cộng đồng triển khai 3 đợt, mỗi đợt 10 ngày ra quân “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, mua bán trên sàn thương mại điện tử, bảo vệ bản thân và gia đình trên môi trường mạng…
Để chiến dịch ra quân đạt hiệu quả, Phó Chủ tịch Huỳnh Minh Tuấn yêu cầu lãnh đạo các ngành, các cấp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để động viên các Tổ Công nghệ số cộng đồng tiếp tục cống hiến hết mình trong sự nghiệp xây dựng “công dân số” của địa phương.
Đồng chí Huỳnh Minh Tuấn đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục đồng hành cùng các địa phương trong tập huấn, định hướng về chuyên môn để các Tổ triển khai các hoạt động hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ số; Đoàn Thanh niên phát huy vai trò nòng cốt, xung kích, sáng tạo trong hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng; đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp số, ngân hàng tiếp tục đồng hành cùng Tổ Công nghệ số cộng đồng trong triển khai các hoạt động.
Sau lễ phát động, các tổ thanh niên CĐS, tổ công nghệ số cộng đồng phối hợp các doanh nghiệp số, ngân hàng ra quân hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ, ứng dụng thiết thực để phát triển kinh tế số và xã hội số, chủ yếu là hướng dẫn: sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng công dân số e-Đồng Tháp và vận động người dân tham gia cuộc thi tìm hiểu về CĐS trên app e-DongThap.
Thành viên các tổ cũng hướng dẫn người dân mua bán trên sàn thương mại điện tử Việt Nam, cách bảo vệ bản thân và gia đình trên môi trường mạng, thực hiện tố giác tội phạm qua ứng dụng VneID, tìm kiếm thông tin hiệu quả trên Internet; tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi mạng từ 2G lên 4G, giới thiệu chương trình trợ giá điện thoại thông minh...
Tại lễ phát động, đồng chí Huỳnh Minh Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, nghị quyết CĐS của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và để án CĐS tỉnh Đồng Tháp đặt ra nhiều mục tiêu và nhiệm vụ. Trong đó, xây dựng đội ngũ “công nghệ số” là mục tiêu quan trọng, quyết định thành công quá trình CĐS, “công dân số” không chỉ là biết ứng dụng công nghệ số, có định danh trên môi trường số, có tài khoản giao dịch trên môi trường số mà còn phải có văn hóa trên môi trường số và phải biết tự bảo vệ mình trên môi trường số. Đây là một quá trình học tập, trải nghiệm và ứng dụng thực tiễn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, sáng kiến thành lập các tổ công nghệ số cộng đồng trong thời gian qua là giải pháp có hiệu quả tích cực, là cầu nối giữa chính quyền với người dân, giúp người dân tiếp cận với các ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công một cách dễ dàng, thuận tiện. Sáng kiến này được nhân rộng và hiện có 684 tổ công nghệ số cộng đồng cấp khóm, ấp, 84 tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, phường. Đồng thời nhiều mô hình hiệu quả được triển khai như: tuyến đường chuyển đổi số, chợ 4.0, cộng đồng dân cư số,… Qua đó, nhận thực, kỹ năng số cơ bản của người dân đã cải thiện, từng bước hình thành công dân số.
Tổ Công nghệ số cộng đồng triển khai 3 đợt, mỗi đợt 10 ngày ra quân “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, mua bán trên sàn thương mại điện tử, bảo vệ bản thân và gia đình trên môi trường mạng…
Để chiến dịch ra quân đạt hiệu quả, Phó Chủ tịch Huỳnh Minh Tuấn yêu cầu lãnh đạo các ngành, các cấp tiếp tục quan tâm, hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần để động viên các Tổ Công nghệ số cộng đồng tiếp tục cống hiến hết mình trong sự nghiệp xây dựng “công dân số” của địa phương.
Đồng chí Huỳnh Minh Tuấn đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục đồng hành cùng các địa phương trong tập huấn, định hướng về chuyên môn để các Tổ triển khai các hoạt động hỗ trợ người dân ứng dụng công nghệ số; Đoàn Thanh niên phát huy vai trò nòng cốt, xung kích, sáng tạo trong hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng; đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp số, ngân hàng tiếp tục đồng hành cùng Tổ Công nghệ số cộng đồng trong triển khai các hoạt động.
Sau lễ phát động, các tổ thanh niên CĐS, tổ công nghệ số cộng đồng phối hợp các doanh nghiệp số, ngân hàng ra quân hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ, ứng dụng thiết thực để phát triển kinh tế số và xã hội số, chủ yếu là hướng dẫn: sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng công dân số e-Đồng Tháp và vận động người dân tham gia cuộc thi tìm hiểu về CĐS trên app e-DongThap.
Thành viên các tổ cũng hướng dẫn người dân mua bán trên sàn thương mại điện tử Việt Nam, cách bảo vệ bản thân và gia đình trên môi trường mạng, thực hiện tố giác tội phạm qua ứng dụng VneID, tìm kiếm thông tin hiệu quả trên Internet; tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi mạng từ 2G lên 4G, giới thiệu chương trình trợ giá điện thoại thông minh...
Thành viên tổ công nghệ số cộng đồng khóm 3, Phường 1, TP Cao Lãnh (thứ hai từ trái sang) hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ, ứng dụng qua điện thoại thông minh
Theo Tỉnh đoàn Đồng Tháp
Bài viết cùng chuyên mục
- PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO - NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC CỦA TOÀN ĐẢNG,...
- Tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển KH,CN,ĐMST và chuyển đổi số...
- Thái Nguyên ký kết hợp tác và khai trương gian hàng trên Shopee
- Nông dân miền Tây thu lời tiền tỷ nhờ đầu tư công nghệ
- Dùng app VNeTraffic tra cứu phạt nguội vi phạm giao thông
- Thanh toán không dùng tiền mặt giúp ngăn chặn tham nhũng
- Tạo lập không gian mạng minh bạch, tin cậy
- Quyết định thiên kiến của AI có thể dẫn tới thái độ thờ ơ với bất công xã hội
- 10 tháng năm 2024, số vụ tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
- Công nghệ AI giúp dựng lại chân dung gần như tạc chỉ từ giọng nói
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận