Thông tin Khoa học công nghệ
Giải Nobel Y sinh 2023 vinh danh 2 nhà khoa học nghiên cứu về công nghệ mRNA
Thứ tư, 04/10/2023
Chiều 2-10 (giờ Việt Nam), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển công bố giải Nobel Y sinh năm 2023 thuộc về hai nhà khoa học: Katalin Kariko, nữ giáo sư chuyên ngành hóa sinh - sinh học phân tử người Hungary và Drew Weissman, nhà khoa học người Mỹ với công trình nghiên cứu về công nghệ mRNA trong sản xuất vaccine ngừa Covid-19.
Hai nhà khoa học công bố kết quả trong một báo cáo khoa học vào năm 2005. Khi đó nghiên cứu của họ nhận được ít sự chú ý, theo Ủy ban Giải Nobel, nhưng sau này nó lại đặt nền tảng cho các bước phát triển quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Bà Kariko sinh năm 1955 tại Hungary. Còn ông Weissman sinh năm 1959 tại Mỹ. Mỗi người được một nửa phần thưởng Nobel Y sinh năm nay.
Các nghiên cứu đột phá của họ đã thay đổi căn bản hiểu biết của con người về cách thức mRNA tương tác với hệ thống miễn dịch của chúng ta. Những người đoạt giải Y sinh năm nay góp phần vào tốc độ nhanh chưa từng thấy trong phát triển vaccine chống Covid-19 - một trong các mối đe dọa lớn nhất đến sức khỏe con người trong thời hiện đại.
Bà Kariko (ngoài cùng bên phải), nữ chủ nhân giải thưởng VinFuture mùa 1 được nhận giải Nobel. Trong ảnh: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các chủ nhân giải thưởng VinFuture mùa 1 tại lễ trao giải vào tháng 1-2022 tại Hà Nội. |
Với công trình nghiên cứu về vaccine mRNA, hai nhà khoa học Katalin Kariko và Drew Weissman cũng đã giành nhiều giải thưởng khác nhau trong đó có cả Giải thưởng khoa học triệu đô VinFuture của Việt Nam.
Đã có 112 giải Nobel Y sinh được trao từ năm 1901. Trong số những người được vinh danh, có 12 phụ nữ. Người trẻ nhất đoạt giải Nobel hạng mục Y sinh là Frederick G. Banting. Ông được trao giải thưởng này vào năm 1923 để ghi nhận việc ông phát hiện ra hormone insulin. Trong khi đó, người cao tuổi nhất nhận được giải này cho tới nay này là Peyton Rous. Ông được vinh danh vào năm 1966 vì phát hiện ra các virus gây ra khối u. Có một trường hợp hai cha con cùng giành được giải thưởng Noble Y sinh, đó là Sune Bergström và người con của mình, Svante Pääbo. Ông Pääbo được vinh danh sau cha mình 40 năm.
Tiếp nối giải Nobel Y sinh sẽ là giải Nobel Vật lý (công bố ngày 3-10), Nobel Hóa học (ngày 4-10), Nobel Văn học (ngày 5-10), Nobel Hòa bình (ngày 6-10) và Nobel Kinh tế (ngày 9-10).
Lễ trao giải Nobel Y sinh, Vật lý, Hóa học, Văn học, Kinh tế sẽ được trao vào tháng 12 tới tại Stockholm, Thụy Điển trong khi lễ trao giải Nobel Hòa bình sẽ diễn ra tại Oslo, Na Uy. Chủ nhân giải Nobel sẽ được trao giấy chứng nhận, huy chương vàng cùng phần thưởng tiền mặt có tổng trị giá 11 triệu krona (tương đương 986.000 USD), tăng 1 triệu krona (khoảng 110.000 USD) so với năm trước.
Tổng hợp
Bài viết cùng chuyên mục
- Ngắm trang bị 'Người lính tương lai' tích hợp AI do Việt Nam sản xuất
- Thước đo khoa học: Xây dựng hệ thống chỉ mục ngoài phương Tây?
- Màn tham luận đặc biệt tại Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX
- Phiên trọng thể Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029
- Việt Nam lần đầu thí điểm công nghệ xử lý rác không phát thải
- Những sự kiện khoa học vũ trụ đáng chú ý năm 2024
- Ý tưởng trị bệnh đục thủy tinh thể thắng giải Sáng tạo tế bào gốc
- Sinh viên làm máy tách vỏ hạt sen
- Ai xếp hạng sức mạnh của ChatGPT, Gemini?
- Việt Nam nghiên cứu, giải mã công nghệ hướng mục tiêu Net Zero
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận