Hướng dẫn phương pháp nuôi và phòng trị bệnh cho gà đẻ trứng
Thứ hai, 10/12/2018

Hiện nay, tại một số vùng miền, nhiều hộ nông dân hay trang trại đang nuôi gà chuyên đẻ trứng để cung cấp trứng hoặc con giống cho thị trường với quy mô khá lớn.
Hiện nay, tại một số vùng miền, nhiều hộ nông dân hay trang trại đang nuôi gà chuyên đẻ trứng để cung cấp trứng hoặc con giống cho thị trường với quy mô khá lớn. Tuy nhiên, để nuôi gà đẻ trứng đạt năng suất, sản lượng trứng cao, mẫu mã đẹp, người chăn nuôi cần hiểu rõ và áp dụng các phương pháp chăn nuôi và phòng trị bệnh đúng cách, khoa học cho gà để đạt được hiệu quả, năng suất cao cho sản phẩm (khi thu hoạch). Dưới đây là những nội dung về cách chăn nuôi, phòng và trị bệnh cho gà, mời bà con cùng tìm hiểu:
I. Phương pháp nuôi gà đẻ trứng sản lượng cao, chất lượng đồng đều (gà nuôi nhốt)
- Đối với nuôi gà đẻ trứng có sản lượng cao, chất lượng đồng đều, thì điều quan trọng nhất là chọn gà giống tốt, phù hợp với mục đích nuôi đẻ trứng thương phẩm hay lấy trứng ấp nhân giống bán gà giống. Chú ý chọn những con gà mái khỏe mạnh, có khả năng đẻ khỏe.
Khi mua gà giống nuôi lấy trứng nên mua thêm 50% con để nuôi hậu bị trong thời gian loại bỏ những con không đạt yêu cầu. Phải loại bỏ những con gà mái hậu bị 2 lần lúc gà 3 và 5 tháng tuổi, chú ý loại bỏ những con gà đầu to, bụng xệ quá béo, chân to, mắt lệch, đi lại nặng nề chậm chạp.

- Chăm sóc gà mái đến trên 6 tháng tuổi mới tiến hành vỗ đẻ, cần cho uống đủ nước pha chất điện giải những ngày nắng nóng. Nên cho uống vitamin ADE thường xuyên và trộn thêm bột vỏ sò, bột xương xay nhỏ vào cám cho gà mái ăn giúp cho gà đẻ khỏe, trứng to, vỏ dày và sáng đẹp.
- Cần bố trí ổ đẻ thấp cách nền chuồng 30-40cm. Không được đặt ổ đẻ sát mái tôn, mái phi-brô xi-măng phòng gà nằm đẻ bị chết nóng khi gặp nhiệt độ cao. Vào những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ ngoài trời xuống thấp dưới 13 độ C cần quấn bạt kín quanh chuồng, thắp bóng điện tròn sưởi ấm cho gà.
- Ngoài ra nhiều bà con có kinh nghiệm còn ngâm lúa mộng cho gà đẻ ăn thêm giúp cho gà tiêu hóa tốt hơn, kích thích gà đẻ khỏe hơn.
Các bước thực hiện: Ngâm chìm hạt lúa trong nước 1 ngày, sau đó đem ủ cho lên mộng từ 1,5-2 ngày trong bể, phía trên dùng các loại bao tải hoặc bao đựng cám nhúng nước đậy kín. Thường xuyên tưới nước để tạo độ ẩm cho mộng mọc đều. Lấy cho gà mái ăn khi mộng dài tằm 2-3cm.
- Nếu gà mái đang đẻ bình thường mà ngưng đẻ mặc dù vẫn ăn uống, phát triển bình thường, sắc mào đỏ tươi hơn bình thường, trứng đẻ ra xù xì, đó có thể do gà đã bị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bà con cần quan sát nhỏ hoặc tiêm lại vắc-xin IB chủng H52.
- Gà đẻ trứng có màu không bình thường, khác màu đặc trưng, từ màu vàng nâu chuyển sang màu trắng bệch hoặc ngược lại; trứng non, vỏ mềm mỏng hoặc võ xù xì, kích thước không đồng đều là những triệu chứng điển hình của trường hợp gà mắc hội chứng giảm đẻ. Đối với hội chứng này, bà con nên tiêm vắc-xin dưới da "Nhũ dầu EDS 76", kết hợp cho uống thuốc Embirio- Stimulan, 1-2 gam/lít nước trong vòng 3 tuần liên tiếp.
II. Phương pháp, kỹ thuật nuôi gà ta đẻ trứng
Nuôi gà ta để trứng mang lại thu nhập cao, trứng gà ta có thế dùng để nhân giống bán con giống, trứng gà ta rất giàu dinh dưỡng được thì trường tiêu thị mạnh và giá cao, sau đây chúng tôi xin phổ biến một số kỹ thuật nhằm hổ trợ bà con nuôi và chăm sóc đàn gà ta đẻ trứng của mình đặt hiệu quả cao.

1. Chuyển gà lên chuồng đẻ:
- Khi chuyển gà dễ bị stress, vì vậy trước khi chuyển 3 ngày, cho gà ăn tự do và tăng cường vitamin trong thức ăn, nước uống cũng cần cung cấp sẵn trong máng trước khi gà chuyển tới.
- Hai tuần trước khi chuyển chuồng cần điều chỉnh cường độ ánh sáng trong chuồng nuôi hậu bị thích hợp với cường độ ánh sáng trong chuồng nuôi gà đẻ.
- Trong vòng hai tuần trước khi bắt đầu đẻ, gà phải được chuyển hết sang chuồng gà đẻ để đủ thời gian phục hồi do ảnh hưởng stress bởi vận chuyển.
- Cố gắng vận chuyển đàn gà cả trống và mái càng nhanh càng tốt và vào thời điểm mát trời, ban đêm.
2. Mật độ:
- Tính chung cho cả đàn gà trống và gà mái cần 3,0-3,5 con/m2 . Mật độ thấp áp dụng đối với khí hậu nóng ẩm và nuôi nền. Mật độ cao áp dụng trong mùa lạnh khô, nuôi trên sàn.
- Để duy trì mật độ nuôi nên chia thành các ô nuôi từ 300-500 con/ô. Điều này sẽ tránh dồn gà vào các đầu chuồng có thể gây nên mật độ cục bộ không đồng đều trong chuồng.
Nhu cầu máng ăn | Mùa nóng | Mùa lạnh |
- Máng dài (cm/con) | 12 | 10 |
- Máng treo (máng 100 con) | 6 | 5 |
Nhu cầu máng uống | Mùa nóng | Mùa lạnh |
- Máng dài (cm/con) | 6 | 5 |
- Máng treo (con/máng) | 50 | 70 |
3. Máng ăn, máng uống:
- Đối với mùa nóng, nhiệt độ môi trường cao phải cung cấp nhiều máng ăn, máng uống hơn so với mùa lạnh, khô.
4. Nước uống
- Cơ thể gà dự trữ lượng nước rất nhỏ cho nên luôn luôn phải có đủ nước sạch cho gà uống. Nước uống mát sẽ có tác dụng kích thích gà ăn tốt hơn.
- Mức độ tiêu thụ nước cho 1000 gà mái đẻ/ngày như sau:
- Đối với mùa nóng, nhiệt độ môi trường cao phải cung cấp nhiều máng ăn, máng uống hơn so với mùa lạnh, khô.
4. Nước uống
- Cơ thể gà dự trữ lượng nước rất nhỏ cho nên luôn luôn phải có đủ nước sạch cho gà uống. Nước uống mát sẽ có tác dụng kích thích gà ăn tốt hơn.
- Mức độ tiêu thụ nước cho 1000 gà mái đẻ/ngày như sau:
Nhiệt độ (0C) | Tiêu thụ nước (ml) |
15 – 21 | 15 – 21 |
21 – 25 | 400 – 500 |
27 – 33 | 500 – 700 |
> 35 | > 700 |
5. Thức ăn
- Áp dụng khẩu phần ăn cho gà đẻ ngay khi chuyển gà lên chuồng đẻ. Khi vận chuyển gà tới do bị stress lượng thức ăn tiêu thụ sẽ giảm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu cần thức ăn mới, thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng có thể cao hơn để gà tiếp tục phát triển.
- Năng lượng trong khẩu phần ăn tùy thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi. Nhiệt độ cao thì nhu cầu năng lượng thấp hơn. Protein và axit amin trong giai đoạn đẻ pha I (23-42 tuần tuổi) nhu cầu lớn hơn giai đoạn đẻ pha II (43-68 tuần tuổi). Ở pha I mức protein và axit amin trong khẩu phần ảnh hưởng lớn đến khối lượng trứng. Ở pha II sẽ kinh tế hơn nếu khống chế khối lượng trứng bằng việc giảm mức protein và axit amin trong khẩu phần thức ăn. Canxi – Photpho: nhu cầu về canxi tăng lên theo tuổi của gà và tỷ lệ đẻ. Còn mức photpho hấp thu nên giảm đi vào giai đoạn sau thời kỳ đẻ trứng. Nguyên tố vi lượng và vitamin: những thành phần này đặc biệt quan trọng trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ trứng giống vì ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và nuôi sống gà con.
6. Chăm sóc gà trống:
- Gà trống thành thục về tính sớm hơn gà mái. Gà trống bắt đầu đạp mái từ 21-22 tuần tuổi. Tỷ lệ ghép trống/mái thường từ 1/8 đến 1/9.
- Cần quan sát kỹ những con gà trống, loại bỏ ngay những con ngả màu, yếu, đặc biệt những con gà trống hay đậu trên nóc ổ đẻ hoặc vào nằm trong ổ đẻ, vì những con trống nhút nhát này không đạp mái chỉ gây cản trở và có thể làm bẩn, vỡ trứng trong ổ.
7. Ổ đẻ:
- Ổ đẻ phải được phân bổ đều trong chuồng nuôi. Tốt nhất đặt giữa chuồng để khoảng cách mỗi gà tới ổ đẻ đều là khoảng 5m. Nên dùng phoi bào khô sạch để lót ổ đẻ.
Số lượng ổ đẻ đủ cho gà đẻ tránh gà chen lấn làm vỡ trứng. Cửa vào ổ đẻ quay về phía có bóng râm để tạo sự hấp dẫn gà mái vào đẻ, không đẻ ra nền.
8. Thu nhặt và bảo quản trứng giống:
- Trứng giống là vật thể sống cần được chăm sóc ở mỗi thời điểm của giai đoạn sản xuất, bao gồm thu nhặt, vận chuyển và bảo quản. Thu nhặt trứng thường xuyên 4 lần/ngày, bảo quản ở phòng mát 13-18oC, độ ẩm 75-80%. Sự phát triển của phôi bắt đầu từ 24oC và tỷ lệ nở của trứng ấp bắt đầu giảm sau 5 ngày và giảm nhiều sau 7 ngày bảo quản, do vậy phải bảo quản trứng ở phòng mát như trên và không quá 7 ngày.
9. Ấp bóng của gà:
- Những trường hợp sau là nguyên nhân làm cho gà ấp bóng: Nhiệt độ cao, thông gió kém, quá ít ổ đẻ, đẻ trứng dưới nền, không thường xuyên nhặt trứng trong ổ đẻ. Chất lượng thức ăn kém, gà hấp thu thức ăn thấp, nước uống không hợp lý (máng uống đặt quá xa). Có thể cai ấp bóng bằng cách tách riêng gà ấp bóng, tăng cường dinh dưỡng và nước uống, chế độ chiếu sáng không thay đổi. Kinh nghiệm dân gian còn buộc chân gà thẳng đứng hoặc thỉnh thoảng tắm cho gà ...
- Áp dụng khẩu phần ăn cho gà đẻ ngay khi chuyển gà lên chuồng đẻ. Khi vận chuyển gà tới do bị stress lượng thức ăn tiêu thụ sẽ giảm. Vì vậy, trong giai đoạn đầu cần thức ăn mới, thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng có thể cao hơn để gà tiếp tục phát triển.
- Năng lượng trong khẩu phần ăn tùy thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi. Nhiệt độ cao thì nhu cầu năng lượng thấp hơn. Protein và axit amin trong giai đoạn đẻ pha I (23-42 tuần tuổi) nhu cầu lớn hơn giai đoạn đẻ pha II (43-68 tuần tuổi). Ở pha I mức protein và axit amin trong khẩu phần ảnh hưởng lớn đến khối lượng trứng. Ở pha II sẽ kinh tế hơn nếu khống chế khối lượng trứng bằng việc giảm mức protein và axit amin trong khẩu phần thức ăn. Canxi – Photpho: nhu cầu về canxi tăng lên theo tuổi của gà và tỷ lệ đẻ. Còn mức photpho hấp thu nên giảm đi vào giai đoạn sau thời kỳ đẻ trứng. Nguyên tố vi lượng và vitamin: những thành phần này đặc biệt quan trọng trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ trứng giống vì ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và nuôi sống gà con.
6. Chăm sóc gà trống:
- Gà trống thành thục về tính sớm hơn gà mái. Gà trống bắt đầu đạp mái từ 21-22 tuần tuổi. Tỷ lệ ghép trống/mái thường từ 1/8 đến 1/9.
- Cần quan sát kỹ những con gà trống, loại bỏ ngay những con ngả màu, yếu, đặc biệt những con gà trống hay đậu trên nóc ổ đẻ hoặc vào nằm trong ổ đẻ, vì những con trống nhút nhát này không đạp mái chỉ gây cản trở và có thể làm bẩn, vỡ trứng trong ổ.
7. Ổ đẻ:
- Ổ đẻ phải được phân bổ đều trong chuồng nuôi. Tốt nhất đặt giữa chuồng để khoảng cách mỗi gà tới ổ đẻ đều là khoảng 5m. Nên dùng phoi bào khô sạch để lót ổ đẻ.
Số lượng ổ đẻ đủ cho gà đẻ tránh gà chen lấn làm vỡ trứng. Cửa vào ổ đẻ quay về phía có bóng râm để tạo sự hấp dẫn gà mái vào đẻ, không đẻ ra nền.
8. Thu nhặt và bảo quản trứng giống:
- Trứng giống là vật thể sống cần được chăm sóc ở mỗi thời điểm của giai đoạn sản xuất, bao gồm thu nhặt, vận chuyển và bảo quản. Thu nhặt trứng thường xuyên 4 lần/ngày, bảo quản ở phòng mát 13-18oC, độ ẩm 75-80%. Sự phát triển của phôi bắt đầu từ 24oC và tỷ lệ nở của trứng ấp bắt đầu giảm sau 5 ngày và giảm nhiều sau 7 ngày bảo quản, do vậy phải bảo quản trứng ở phòng mát như trên và không quá 7 ngày.
9. Ấp bóng của gà:
- Những trường hợp sau là nguyên nhân làm cho gà ấp bóng: Nhiệt độ cao, thông gió kém, quá ít ổ đẻ, đẻ trứng dưới nền, không thường xuyên nhặt trứng trong ổ đẻ. Chất lượng thức ăn kém, gà hấp thu thức ăn thấp, nước uống không hợp lý (máng uống đặt quá xa). Có thể cai ấp bóng bằng cách tách riêng gà ấp bóng, tăng cường dinh dưỡng và nước uống, chế độ chiếu sáng không thay đổi. Kinh nghiệm dân gian còn buộc chân gà thẳng đứng hoặc thỉnh thoảng tắm cho gà ...

III. Cách phòng và trị một số bệnh thường gập trong quá trình nuôi gà
Vệ sinh, phòng và trị bệnh cho gà là khâu rất quan trọng,chủ yếu, luôn phải đảm bảo "Ăn sạch, ở sạch, uống sạch “ cho gà. Vì vậy, chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả. Đồng thời cần áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine, tuỳ theo từng địa phương. Ngoài ra, dùng kháng sinh phòng một số bệnh do vi trùng, đặc biệt đối với gà ta thả vườn thì cần phải phòng bệnh cầu trùng khi cho xuống nền và thả vườn.
1. Những nguyên nhân gây bệnh
- Gia cầm non, gia cầm bị suy yếu, giống mẫn cảm với bệnh.
- Môi trường sống:
+ Thức ăn không cân bằng dinh dưỡng dễ làm con vật mắc bệnh.
+ Nước uống không sạch.
+ Không khí, nhiệt độ bất lợi....
2. Sức đề kháng của cơ thể gia cầm:
- Mỗi con vật đều có một hàng rào cơ học để tự bảo vệ cơ thể.
- Sức đề kháng do con người tạo bằng cách tiêm các loại vaccin phòng bệnh (sức đề kháng chủ động).
3. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh:
* Vệ sinh phòng bệnh:
- Thức ăn tốt.
- Nước sạch.
- Chuồng nuôi sạch.
- Quanh chuồng nuôi phải phát quang.
- Con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao.
- Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.
* Phòng bệnh bằng Vaccine:
Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh:
- Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.
- Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.
- Vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.
* Phòng bằng thuốc:
- Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol...
- Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin,...
- Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.
Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ
4. Phòng bệnh:
Trong giai đoạn gà đẻ, chỉ sử dụng kháng sinh khi gà bệnh. Sau 6 tháng đẻ, ngừa lại các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, Gumboro cho đàn mái đẻ.
1. Những nguyên nhân gây bệnh
- Gia cầm non, gia cầm bị suy yếu, giống mẫn cảm với bệnh.
- Môi trường sống:
+ Thức ăn không cân bằng dinh dưỡng dễ làm con vật mắc bệnh.
+ Nước uống không sạch.
+ Không khí, nhiệt độ bất lợi....
2. Sức đề kháng của cơ thể gia cầm:
- Mỗi con vật đều có một hàng rào cơ học để tự bảo vệ cơ thể.
- Sức đề kháng do con người tạo bằng cách tiêm các loại vaccin phòng bệnh (sức đề kháng chủ động).
3. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh:
* Vệ sinh phòng bệnh:
- Thức ăn tốt.
- Nước sạch.
- Chuồng nuôi sạch.
- Quanh chuồng nuôi phải phát quang.
- Con giống có khả năng chống đỡ với bệnh tật cao.
- Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.
* Phòng bệnh bằng Vaccine:
Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh:
- Chỉ dùng khi đàn gia cầm khỏe.
- Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.
- Vaccine mở ra chỉ sử dụng trong ngày, dư phải hủy bỏ.
* Phòng bằng thuốc:
- Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol...
- Bệnh đường hô hấp: Tylosin, Tiamulin,...
- Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.
Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ
4. Phòng bệnh:
Trong giai đoạn gà đẻ, chỉ sử dụng kháng sinh khi gà bệnh. Sau 6 tháng đẻ, ngừa lại các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, Gumboro cho đàn mái đẻ.
IV. Các loại dịch bệnh thường gặp ở gà
1. Bệnh cầu trùng
Nguyên nhân:
Bệnh lan truyền do gà ăn phải thức ăn, uống nước có lẫn các noãn bào. Bệnh dễ lây truyền từ chuồng này sang chuồng khác, nơi này sang nơi khác do người ta, súc vật... vô tình mang các noãn bào này đi xa. Tốc độ sinh sản nhanh của các cầu trùng khiến bệnh dễ bộc phát.
Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác.
Mức độ gây bệnh tùy thuộc vào phương thức nuôi, nuôi trên sàn lưới ít mắc bệnh hơn nuôi trên nền.
Triệu chứng:
Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi.Gà đẻ vỏ trứng mỏng, tỷ lệ đẻ giảm.
Bệnh tích:
Manh tràng sưng to, chân đầy máu.Ruột sưng to.Trong đường tiêu hóa có dịch nhầy và máu.
Phòng bệnh.
Vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền chuồng, chất đọng làm chuồng ẩm ướt.
Dùng thuốc trộn vào thức ăn hay pha nước uống cho gà.
Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày).
+ Anticoc 1gr/1 lít nước.
+ Baycoc 1ml/ 1 lít nước.
Trị bệnh: Tăng liều gấp đôi liều phòng
Bệnh lan truyền do gà ăn phải thức ăn, uống nước có lẫn các noãn bào. Bệnh dễ lây truyền từ chuồng này sang chuồng khác, nơi này sang nơi khác do người ta, súc vật... vô tình mang các noãn bào này đi xa. Tốc độ sinh sản nhanh của các cầu trùng khiến bệnh dễ bộc phát.
Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác.
Mức độ gây bệnh tùy thuộc vào phương thức nuôi, nuôi trên sàn lưới ít mắc bệnh hơn nuôi trên nền.
Triệu chứng:
Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi.Gà đẻ vỏ trứng mỏng, tỷ lệ đẻ giảm.
Bệnh tích:
Manh tràng sưng to, chân đầy máu.Ruột sưng to.Trong đường tiêu hóa có dịch nhầy và máu.
Phòng bệnh.
Vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền chuồng, chất đọng làm chuồng ẩm ướt.
Dùng thuốc trộn vào thức ăn hay pha nước uống cho gà.
Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày).
+ Anticoc 1gr/1 lít nước.
+ Baycoc 1ml/ 1 lít nước.
Trị bệnh: Tăng liều gấp đôi liều phòng
2. Bệnh thương hàn (Salmonellosis)
Nguyên nhân:
Do vi khuẩn gây ra, bệnh có thể truyền trực tiếp từ gà mẹ sang gà con và cũng có thể nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh.
Triệu chứng:
Gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối.Gà đẻ trứng giảm, trứng méo mó, mào tái nhợt nhạt hoặc teo.
Bệnh tích:
- Gà con: Gan sưng, có điểm hoại tử trắng, niêm mạc ruột viêm loét lan tràn.
- Gà đẻ: Gan có điểm hoại tử trắng, túi mật sưng to, buồng trứng đen tím, trứng non dị hình méo mó.
Phòng bệnh:
Bằng các biện pháp vệ sinh tổng hợp. Có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh:
- Oxytetracyclin: 50-80 mg /gà/ngày, dùng trong 5 ngày.
- Chloramphenical: 1 gr/5-10 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.
Trị bệnh: Tăng liều gấp đôi so với liều phòng bệnh.
Do vi khuẩn gây ra, bệnh có thể truyền trực tiếp từ gà mẹ sang gà con và cũng có thể nhiễm gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh.
Triệu chứng:
Gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối.Gà đẻ trứng giảm, trứng méo mó, mào tái nhợt nhạt hoặc teo.
Bệnh tích:
- Gà con: Gan sưng, có điểm hoại tử trắng, niêm mạc ruột viêm loét lan tràn.
- Gà đẻ: Gan có điểm hoại tử trắng, túi mật sưng to, buồng trứng đen tím, trứng non dị hình méo mó.
Phòng bệnh:
Bằng các biện pháp vệ sinh tổng hợp. Có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh:
- Oxytetracyclin: 50-80 mg /gà/ngày, dùng trong 5 ngày.
- Chloramphenical: 1 gr/5-10 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.
Trị bệnh: Tăng liều gấp đôi so với liều phòng bệnh.
3. Bệnh dịch tả (Newcastle disease)
Nguyên nhân:
Bệnh do virus gây, lây lan mạnh. Chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, tuy nhiên bệnh cũng có thể lây qua dụng cụ chăn nuôi.
Gà mọi lứa tuổi đều mắc bệnh.
Triệu chứng:
Thường biểu hiện ở 2 thể: cấp tính và mãn tính.
Thể cấp tính: Bệnh xuất hiện đột ngột, gà chết nhanh không biểu hiện rõ triệu chứng. Thường rụt cổ, ngoẹo đầu vào cánh, ủ rũ, nhắm mắt mê man bất tỉnh, sau đó chết.
Khó thở, nhịp thở tăng, hắt hơi (con vật há mồm, vươn cổ thở).
Tiêu chảy phân màu xanh - trắng, diều căng đầy hơi.
Một số con chảy dịch nhờn ở mắt, mũi.Tích, mào tím xanh.
Nếu sau 4-5 ngày gà không chết, sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh: Gà vận động tròn theo một phía, đi đứng không vững.
Gà giảm đẻ, vỏ trứng mềm.Tỷ lệ chết từ 50-90%.
Thể mãn tính:
Những gà bị bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp, thở khò khè, kém ăn, giảm đẻ.... Gà trở thành vật mang trùng. Tỷ lệ chết 10%.
Bệnh tình:
Biến đổi tùy thuộc vào thời gian kéo dài bệnh, lứa tuổi và độc lực của virus.Dạ dày tuyến xuất huyết, có dịch nhầy ở ruột già.
Phòng bệnh:
Chủ yếu là bằng vaccine.
Trị bệnh:
Dùng các thuốc tăng sức đề kháng: Vitamix, vit-plus,....
Bệnh do virus gây, lây lan mạnh. Chủ yếu lây qua đường tiêu hóa, tuy nhiên bệnh cũng có thể lây qua dụng cụ chăn nuôi.
Gà mọi lứa tuổi đều mắc bệnh.
Triệu chứng:
Thường biểu hiện ở 2 thể: cấp tính và mãn tính.
Thể cấp tính: Bệnh xuất hiện đột ngột, gà chết nhanh không biểu hiện rõ triệu chứng. Thường rụt cổ, ngoẹo đầu vào cánh, ủ rũ, nhắm mắt mê man bất tỉnh, sau đó chết.
Khó thở, nhịp thở tăng, hắt hơi (con vật há mồm, vươn cổ thở).
Tiêu chảy phân màu xanh - trắng, diều căng đầy hơi.
Một số con chảy dịch nhờn ở mắt, mũi.Tích, mào tím xanh.
Nếu sau 4-5 ngày gà không chết, sẽ xuất hiện triệu chứng thần kinh: Gà vận động tròn theo một phía, đi đứng không vững.
Gà giảm đẻ, vỏ trứng mềm.Tỷ lệ chết từ 50-90%.
Thể mãn tính:
Những gà bị bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp, thở khò khè, kém ăn, giảm đẻ.... Gà trở thành vật mang trùng. Tỷ lệ chết 10%.
Bệnh tình:
Biến đổi tùy thuộc vào thời gian kéo dài bệnh, lứa tuổi và độc lực của virus.Dạ dày tuyến xuất huyết, có dịch nhầy ở ruột già.
Phòng bệnh:
Chủ yếu là bằng vaccine.
Trị bệnh:
Dùng các thuốc tăng sức đề kháng: Vitamix, vit-plus,....
4. Bệnh Gumboro
Nguyên nhân: Do virus. Gà thường mắc bệnh ở 4-8 tuần tuổi.
Triệu chứng:
Phân lúc đầu loãng, trắng, nhớt nhầy, sau loãng nâu.
Gà sút nhanh, run rẫy.
Tỷ lệ nhiễm bệnh rất nhanh: 2-5 ngày toàn đàn bị nhiễm.
Tỷ lệ chết: 10-30%.
Gà thịt thường phát bệnh sớm hơn (ở giai đoạn 20-40 ngày).
Bệnh tích:
Cơ đùi xuất huyết đỏ thành vệt.
Bệnh mới phát túi Fabricius sưng to.
-Ngày thứ 2: Thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy.
-Ngày thứ 3: Xuất huyết lấm tấm hoặc thành vệt cơ đùi, cơ ngực.
-Ngày thứ 5,6,7 túi Fabricius teo nhỏ, cơ đùi, cơ ngực tím bầm.
Phòng và trị bệnh:
- Phòng bệnh bằng vệ sinh: Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại thường xuyên mỗi tháng và sau mỗi đợt nuôi.
- Phòng bằng vaccine.
- Trị bệnh: Chưa có thuốc đặc trị. Chỉ dùng thuốc tăng sức đề kháng vật nuôi.
+ Vitamix: 2 gr/1 lít nước.
+ Vitamine C: 1 gr/ 1 lít nước.
+ Dexa (0,5 gr): 1 viên/ 3-4 con.
Dùng trong 3 ngày liên tục.
Triệu chứng:
Phân lúc đầu loãng, trắng, nhớt nhầy, sau loãng nâu.
Gà sút nhanh, run rẫy.
Tỷ lệ nhiễm bệnh rất nhanh: 2-5 ngày toàn đàn bị nhiễm.
Tỷ lệ chết: 10-30%.
Gà thịt thường phát bệnh sớm hơn (ở giai đoạn 20-40 ngày).
Bệnh tích:
Cơ đùi xuất huyết đỏ thành vệt.
Bệnh mới phát túi Fabricius sưng to.
-Ngày thứ 2: Thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy.
-Ngày thứ 3: Xuất huyết lấm tấm hoặc thành vệt cơ đùi, cơ ngực.
-Ngày thứ 5,6,7 túi Fabricius teo nhỏ, cơ đùi, cơ ngực tím bầm.
Phòng và trị bệnh:
- Phòng bệnh bằng vệ sinh: Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại thường xuyên mỗi tháng và sau mỗi đợt nuôi.
- Phòng bằng vaccine.
- Trị bệnh: Chưa có thuốc đặc trị. Chỉ dùng thuốc tăng sức đề kháng vật nuôi.
+ Vitamix: 2 gr/1 lít nước.
+ Vitamine C: 1 gr/ 1 lít nước.
+ Dexa (0,5 gr): 1 viên/ 3-4 con.
Dùng trong 3 ngày liên tục.
Đông Trần tổng hợp(nguồn: gagiongvitgiong)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận