Kỹ thuật nuôi bò thịt
Thứ năm, 07/07/2016

Bò thịt dễ nuôi, ít bệnh tật, thích nghi với môi trường nhiều vùng sinh thái của Việt Nam. Nhu cầu thịt bò của thị trường ngày càng tăng, gía cả cao, ổn định, đảm bảo người chăn nuôi có lãi.
Bò thịt dễ nuôi, ít bệnh tật, thích nghi với môi trường nhiều vùng sinh thái của Việt Nam. Nhu cầu thịt bò của thị trường ngày càng tăng, giá cả cao, ổn định, đảm bảo người chăn nuôi có lãi. Bò thịt sử dụng thức ăn thô xanh và phụ phế phẩm rẻ tiền, ít bị sức ép về thời gian xuất chuồng so với lợn, gia cầm. Ngoài thịt, còn sử dụng được nhiều sản phẩm phụ và có thêm phân bón.

Một số giống bò ở Việt Nam (Nguồn Internet)
I. CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI BÒ THỊT
I. CÁC PHƯƠNG THỨC CHĂN NUÔI BÒ THỊT
1. Nuôi thả rông
Đây là phương thức chăn nuôi dự hoàn toàn vào tự nhiên, quảng canh. Phương thức này phổ biến ở nhiều tỉnh miền núi, trung du, vùng sâu vùng xa. Phương thức này đầu tư thấp, có nhiều nhược điểm như năng suất thịt thấp, do bò tăng trọng kém, bò có thể phá hoại mùa màng, không tận thu được phân bón, dễ lây nhiễm bệnh…
2. Nuôi bán chăn thả
Phương thức này kết hợp giữa chăn thả với bổ sung thức ăn tại chuồng theo phương thức bán thâm canh. Với phương thức này, bò được chăn thả có quản lý, được bổ sung cỏ tươi và một phần thức ăn tinh nên tăng trọng khá hơn, ít phá hoại mùa màng.
3. Nuôi nhốt
Bò được nuôi nhốt hoàn toàn, được cung cấp thức ăn thô xanh và thức ăn tinh theo khẩu phần tại chuồng. Đây là phương thức chăn nuôi thâm canh, phù hợp với những nơi không có đất chăn thả và người nuôi có điều kiện đầu tư. Nuôi nhốt có nhiều ưu điểm: Bò có mức tăng trọng cao, không phá hoại mùa màng, thu được phân bón, đỡ công chăn dắt, tránh lây nhiễm bệnh…
II. GIỐNG BÒ NUÔI THỊT
1. Giống bò phù hợp với chăn nuôi đầu tư thấp hoặc trung bình
II. GIỐNG BÒ NUÔI THỊT
1. Giống bò phù hợp với chăn nuôi đầu tư thấp hoặc trung bình
Các giống bò nuôi thịt phù hợp với phương thức chăn nuôi đầu tư thấp đến trung bình ở nước ta hiện nay chủ yếu là giống bò Vàng Việt Nam và một số bò lai giữa bò Vàng Việt nam với nhóm giống bò Zê bu.
a) Bò Vàng Việt Nam

Bò Vàng Việt Nam (Nguồn Internet)
- Xuất xứ: Việt Nam
- Ngoại hình: Lông màu vàng đến vàng nhạt; đầu thanh nhỏ; phần sau kém phát triển; âm hộ đen, ít nếp nhăn; bầu vú nhỏ; u, yếm kém phát triển.
- Tính năng sản xuất: Chịu kham khổ, ít bệnh tật, tầm vóc nhỏ, khả năng sinh sản tốt.
Khối lượng bò trưởng thành: Bò cái 160- 180 kg/con; bò đực 220- 250 kg/con; bê sơ sinh 12- 14 kg/con; khả năng tăng trọng, tỷ lệ thịt xẻ thấp (42- 44%).
- Hướng sử dụng: Sử dụng bò Vàng làm bò nền để lai với các giống bò ngoại nhiệt đới có tầm vóc lớn hơn, năng suất cao hơn như các giống bò thuần nhóm Zê bu (bò Brahman), Red Sindhi, Sahiwal).
b) Nhóm bò lai Zê bu
- Xuất xứ: Bò lai Zê bu (bò lai Brahman, lai Sind, lai Sahiwal là kết quả lai tạo giữa bò cái Vàng Việt Nam với các giống bò thuần nhóm Zê bu (bò Brahman, Red Sindhi, Sahiwal…)
- Ngoại hình: Bò có màu vàng hay vàng cánh gián; đầu thanh nhỏ; phần sau phát triển; u, yếm phát triển; bầu vú phát triển; âm hộ đen, nhiều nếp nhăn.

- Tính năng sản xuất: Bò Zê bu có tầm vóc khá lớn, con cái có trọng lượng 250- 320kg; con đực 400- 450kg. Tỷ lệ thịt xẻ 47- 48%.
- Hướng sử dụng: Bò lai Zê bu F1 được sử dụng làm bò nền để lai tiếp với bò thuần Zê bu, nhằm nâng cao tỷ lệ máu Zê bu hoặc lai với các giống bò sữa, bò thịt chuyên dụng để sản xuât bò sữa, hoặc bò thịt.
- Xuất xứ: Bò lai Zê bu (bò lai Brahman, lai Sind, lai Sahiwal là kết quả lai tạo giữa bò cái Vàng Việt Nam với các giống bò thuần nhóm Zê bu (bò Brahman, Red Sindhi, Sahiwal…)
- Ngoại hình: Bò có màu vàng hay vàng cánh gián; đầu thanh nhỏ; phần sau phát triển; u, yếm phát triển; bầu vú phát triển; âm hộ đen, nhiều nếp nhăn.

- Tính năng sản xuất: Bò Zê bu có tầm vóc khá lớn, con cái có trọng lượng 250- 320kg; con đực 400- 450kg. Tỷ lệ thịt xẻ 47- 48%.
- Hướng sử dụng: Bò lai Zê bu F1 được sử dụng làm bò nền để lai tiếp với bò thuần Zê bu, nhằm nâng cao tỷ lệ máu Zê bu hoặc lai với các giống bò sữa, bò thịt chuyên dụng để sản xuât bò sữa, hoặc bò thịt.
2. Giống bò thịt phù hợp với chăn nuôi đầu tư cao
a) Bò Brahman thuần
Bò Brahman là giống bò thịt nhiệt đới được tạo ra ở Mỹ. Bò có hai loại hình: Brahman màu trắng gio và Brahman màu đỏ. Bò Brahman có tầm vóc khá lớn so với các giống bò Zê bu khác, chịu đựng rất tốt với điều kiện khí hậu nhiệt dới nóng ẩm, ít bệnh tật, chịu đựng kham khổ, sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh giá trị thấp. Bò trưởng thành có trọng lượng: con đực từ 680- 900kg; con cái 450- 600kg; tỷ lệ tịt xẻ 52- 58%.
a) Bò Brahman thuần
Bò Brahman là giống bò thịt nhiệt đới được tạo ra ở Mỹ. Bò có hai loại hình: Brahman màu trắng gio và Brahman màu đỏ. Bò Brahman có tầm vóc khá lớn so với các giống bò Zê bu khác, chịu đựng rất tốt với điều kiện khí hậu nhiệt dới nóng ẩm, ít bệnh tật, chịu đựng kham khổ, sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh giá trị thấp. Bò trưởng thành có trọng lượng: con đực từ 680- 900kg; con cái 450- 600kg; tỷ lệ tịt xẻ 52- 58%.
b) Bò Droughtmaster
Được tạo ra ở Úc. Lông màu đỏ, phần lớn không có sừng, chịu được nóng và kháng ve tốt, mắn đẻ, tính thuần. Bê đực thiến từ 1-2 năm tuổi có tỷ lệ nạc cao. Bò trưởng thành có trọng lượng 800- 1.000kg (con đực) và 550- 680kg (con cái), tỷ lệ thịt xẻ 60- 62%.
c) Bò Angus
Nguồn gốc từ Scotland, nay được nuôi ở nhiều nước. Bò có tầm vóc lớn, không sừng, màu sắc chủ yếu là màu đen, nhưng cũng có một số màu đỏ. Hai loại này chỉ khác nhau về màu sắc, còn tầm vóc và năng suất thì tương tự nhau. Giống này thành thục sớm, dễ đẻ, chất lượng thịt xẻ cao. Bò trưởng thành đạt từ 1.000- 1.300kg (con đực), 65—800kg (con cái), tỷ lệ thịt xẻ 67- 68%.
d) Bò Limousine
Nguồn gốc từ Pháp, màu nâu nhẹ, có thể có màu mơ, đỏ sẫm hoặc đen, có sừng, thành thục sớm. Bò có tầm vóc trung bình, chất lượng thịt tốt. Bò trưởng thành: con đực 900- 1.100kg; con cái 650- 800kg, tỷ lệ thịt xẻ 67- 68%.
e) Bò Charolaise
Có nguồn gốc từ Pháp, đa số có màu trắng, một số có thể màu vàng rơm, có sừng, tầm vóc lớn, tốc độ tăng trưởng cao. Bò trưởng thành: Con đực 900- 1.200kg, con cái 700- 800kg, tỷ lệ thịt xẻ 66- 69%.
3. Hướng lai tạo bò thịt tại Việt Nam
a) Công thức lai tạo bò thịt chăn nuôi quảng canh hoặc đầu tư thấp
- Công thức lai tạo bò thịt chăn nuôi quảng canh (Chủ yếu chăn thả, tận dụng phụ phẩm, không hoặc ít bổ sung thức ăn). Bò thịt lai F1 Zê bu có tỷ lệ thịt xẻ 47- 48%.
Bò cái Vàng Việt Nam + Bò đực Zê bu thuần (Red Sindhi, Brahman, Sahiwal) = Bò F1 50% máu Zê bu.
- Công thức lai tạo bò thịt cho chăn nuôi bán thâm canh (Kết hợp chăn thả, tận dụng phụ phẩm, có bổ sung thức ăn tại chuồng).
Bò lai F2 có thể làm giống hoặc xuất bán bò thịt, bò thịt lai F2 Zê bu có tỷ lệ thịt xẻ 49- 51%.
Bò cái lai F1 50% Zê bu + Bò đực Zê bu thuần (Red Sindhi, Brahman, Sahiwal) = Bò lai F2 75% máu Zê bu
b) Công thức lai tạo bò thịt chăn nuôi đầu tư trung bình hoặc cao
- Công thức lai tạo cho chăn nuôi thâm canh, mức đầu tư trung bình (Kết hợp chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng theo khẩu phần).
Bò lai theo công thức này, bò thịt 2 năm tuổi có khối lượng khoảng 300- 350kg, tỷ lệ thịt xẻ 52- 55%.
Bò cái F1, F2- 75% máu Zê bu + Bò đực thuần Droughtmaster = Bò lai 50% máu Droughtmaster
- Công thức lai tạo cho chăn nuôi thâm canh, mức đầu tư cao
Nuôi tại chuồng, khẩu phần ăn dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của bò, áp dụng công nghệ vỗ béo để sản xuất thịt chất lượng cao. Bò lai theo công thức này, bò thịt 2 năm tuổi đạt 350- 450kg, tỷ lệ thịt xẻ 58- 60%
Bò cái F1, F2 50- 75% máu Zê bu + Bò đực thuần các giống bò thịt cao sản (Angus, Charolaise, Limousine…) = Bò lai 50% máu bò thịt cao sản ôn đới.
3. Hướng lai tạo bò thịt tại Việt Nam
a) Công thức lai tạo bò thịt chăn nuôi quảng canh hoặc đầu tư thấp
- Công thức lai tạo bò thịt chăn nuôi quảng canh (Chủ yếu chăn thả, tận dụng phụ phẩm, không hoặc ít bổ sung thức ăn). Bò thịt lai F1 Zê bu có tỷ lệ thịt xẻ 47- 48%.
Bò cái Vàng Việt Nam + Bò đực Zê bu thuần (Red Sindhi, Brahman, Sahiwal) = Bò F1 50% máu Zê bu.
- Công thức lai tạo bò thịt cho chăn nuôi bán thâm canh (Kết hợp chăn thả, tận dụng phụ phẩm, có bổ sung thức ăn tại chuồng).
Bò lai F2 có thể làm giống hoặc xuất bán bò thịt, bò thịt lai F2 Zê bu có tỷ lệ thịt xẻ 49- 51%.
Bò cái lai F1 50% Zê bu + Bò đực Zê bu thuần (Red Sindhi, Brahman, Sahiwal) = Bò lai F2 75% máu Zê bu
b) Công thức lai tạo bò thịt chăn nuôi đầu tư trung bình hoặc cao
- Công thức lai tạo cho chăn nuôi thâm canh, mức đầu tư trung bình (Kết hợp chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng theo khẩu phần).
Bò lai theo công thức này, bò thịt 2 năm tuổi có khối lượng khoảng 300- 350kg, tỷ lệ thịt xẻ 52- 55%.
Bò cái F1, F2- 75% máu Zê bu + Bò đực thuần Droughtmaster = Bò lai 50% máu Droughtmaster
- Công thức lai tạo cho chăn nuôi thâm canh, mức đầu tư cao
Nuôi tại chuồng, khẩu phần ăn dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của bò, áp dụng công nghệ vỗ béo để sản xuất thịt chất lượng cao. Bò lai theo công thức này, bò thịt 2 năm tuổi đạt 350- 450kg, tỷ lệ thịt xẻ 58- 60%
Bò cái F1, F2 50- 75% máu Zê bu + Bò đực thuần các giống bò thịt cao sản (Angus, Charolaise, Limousine…) = Bò lai 50% máu bò thịt cao sản ôn đới.
III. THỨC ĂN CHO BÒ THỊT
1. Thức ăn thô xanh
a) Nguồn thức ăn thô xanh
Các loại thức ăn thô xanh phổ biến như cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cây ngô gieo dày, cây ngô sau khi thu bắp còn tươi, các loại lá cây, dây khoai lang, cây lá lạc… Thức ăn thô xanh là thức ăn chủ lực, rất quan trọng đối với bò. Thức ăn thô xanh có đặc điểm là tỷ lệ nước cao, khối lượng lớn, giá trị dinh dưỡng thấp, có độ ngon miệng cao, bò thích ăn. Giải quyết thức ăn thô xanh cho bò bằng cách: Trồng cỏ và tận dụng vavs phụ phế phẩm của cây trồng.
b) Một số giống cỏ năng suất cao
+ Cỏ Voi: Có thể cao tới 3- 4m,là loại cỏ hòa hảo nhiệt đới nên cần đủ độ ẩm và nhiệt độ thích hợp là 25- 30 độ C. Cỏ ưa đất tốt, có tầng canh tác sâu, giầu mùn, không ưa đất cát và bị ngập nước. Thời vụ trồng từ tháng 4- 7, thu hoạch từ tháng 6- 11, chu kỳ sử dụng 3- 4 năm. Nếu trồng thâm canh có thể đạt năng suất 250 300 tấn/ha/năm.
Kỹ thuật trồng: Áp dụng quy trình theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.
+ Cỏ Sả: Hay còn gọi là cỏ Ghi- nê, cỏ Sữa, cỏ Tây Nghệ An, là loại chịu hạn và nóng, chịu giẫm đạp. Cỏ mọc thành bụi, thân lá mềm, bò thích ăn. Có 2 loại cỏ Sả: Cỏ sả lá nhỏ, trồng để tạo các bãi chăn thả bò, bảo vệ đất; cỏ sả lá lớn dùng để cắt cho bò ăn tại chuồng. Nếu chăn thả, năng suất có thể đạt 50- 60tấn/ha; nếu trồng thu cắt có thể đạo 60- 80 tấn/ha.
Kỹ thuật trồng: Áp dụng quy trình theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.
+ Cỏ VA06: Là giống cỏ được lai tạo giữa giống cỏ Voi và cỏ Đuôi Sói của châu Mỹ. Cỏ VA06 có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, bộ rễ phát triển rất mạnh, dài tới 3- 4m. Cỏ có thể sinh trưởng quanh năm, chiều cao thân trung bình 4- 5m, đẻ nhánh khỏe, có năng suất rất cao, năm đầu có thể đạt trên 220 tấn/ha, từ năm thứ 2- 6 có thể đạt 480 tấn/ha. Một năm cắt 6- 8 lứa, nếu chăm sóc tốt có thể cắt 10 lứa.
Kỹ thuật trồng tương tự như cỏ Voi.
Kỹ thuật trồng: Áp dụng quy trình theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.
+ Cỏ Sả: Hay còn gọi là cỏ Ghi- nê, cỏ Sữa, cỏ Tây Nghệ An, là loại chịu hạn và nóng, chịu giẫm đạp. Cỏ mọc thành bụi, thân lá mềm, bò thích ăn. Có 2 loại cỏ Sả: Cỏ sả lá nhỏ, trồng để tạo các bãi chăn thả bò, bảo vệ đất; cỏ sả lá lớn dùng để cắt cho bò ăn tại chuồng. Nếu chăn thả, năng suất có thể đạt 50- 60tấn/ha; nếu trồng thu cắt có thể đạo 60- 80 tấn/ha.
Kỹ thuật trồng: Áp dụng quy trình theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.
+ Cỏ VA06: Là giống cỏ được lai tạo giữa giống cỏ Voi và cỏ Đuôi Sói của châu Mỹ. Cỏ VA06 có khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, bộ rễ phát triển rất mạnh, dài tới 3- 4m. Cỏ có thể sinh trưởng quanh năm, chiều cao thân trung bình 4- 5m, đẻ nhánh khỏe, có năng suất rất cao, năm đầu có thể đạt trên 220 tấn/ha, từ năm thứ 2- 6 có thể đạt 480 tấn/ha. Một năm cắt 6- 8 lứa, nếu chăm sóc tốt có thể cắt 10 lứa.
Kỹ thuật trồng tương tự như cỏ Voi.
c) Ủ chua thức ăn thô xanh
Thức ăn thô xanh thường phong phú trong mùa Hè- Thu, nhưng lại thiếu trong mùa Đông- Xuân, hoặc mùa khô. Những hộ nuôi vài ba con bò trở lên thường thiếu thức ăn trong mùa khô, do đó cần áp dụng kỹ thuật ủ chua để dự trữ vào mùa thiếu cỏ.
- Nguyên liệu để ủ xanh: Cỏ tự nhiên, cỏ trồng như cỏ Voi, cỏ Ghi nê, cây ngô bắp ngậm sữa, thân cây ngô sau khi thu hoạch, ngọn mía…
- Chuẩn bị chỗ ủ: Có thể ủ trong bể/hố, hoặc trong các túi ni lông dầy. ể ủ nên xây bằng gạch, xi măng. Bể to hay nhỏ phụ thuộc vào số lượng bò nuôi. Một hố ủ có thể tích 1,5m3 (1m x 1m x 1,5m) có thể ủ 750kg- 900kg cỏ Voi hoặc cây ngô (tương đương 1 sào Bắc Bộ cây ngô), đủ cho một con bò ăn 3 tháng mùa đông (một con bò trưởng thành có thể ăn 12- 15kg thức ăn ủ chua/ ngày).
- Kỹ thuật ủ: Để ủ chua thành công, cần chú ý 5 vấn đề:
+ Thức ăn thô xanh cắt về rải ra phơi tái khoảng 1/2 ngày cho đến khi độ ẩm còn khaongr 65- 70%, sau đó cắt ngắn 2- 2,5cm (nắm cỏ vào lòng bàn tay, thấy lòng bàn tay ấm nhưng không ướt, nắm cỏ từ từ mở ra là đạt được độ ẩm). Đối với thân cây ngô, sau khi thu hoạch không cần phơi thêm, chỉ cần bỏ gốc và lá già phía dưới, sau đó cắt ngắn và ủ ngay.
+ Công việc ủ chua phải làm xong cùng ngày, không được để sang ngày hôm sau.
+ Bổ sung một số thức ăn tinh như bột sắn, bột ngô hoặc rỉ mật (khoảng 2- 3% lượng thức ăn thô xanh đem ủ, nếu là cây ngô thì bổ sung 5%), ngoài ra thêm muối ăn 0,5%, phân đạm u rê 0,5%.
+ Phải đầm nén thật kỹ sau khi rải một lớp thức ăn, đặc biệt là 4 góc, trên cùng phủ một lớp rơm dày 15- 20cm, phủ ni lông dày lên trên và chèn ký xung quanh thành.
+ Không để nước mưa chảy vào bể ủ, không ủ trong những ngày trời mưa.
- Nguyên liệu để ủ xanh: Cỏ tự nhiên, cỏ trồng như cỏ Voi, cỏ Ghi nê, cây ngô bắp ngậm sữa, thân cây ngô sau khi thu hoạch, ngọn mía…
- Chuẩn bị chỗ ủ: Có thể ủ trong bể/hố, hoặc trong các túi ni lông dầy. ể ủ nên xây bằng gạch, xi măng. Bể to hay nhỏ phụ thuộc vào số lượng bò nuôi. Một hố ủ có thể tích 1,5m3 (1m x 1m x 1,5m) có thể ủ 750kg- 900kg cỏ Voi hoặc cây ngô (tương đương 1 sào Bắc Bộ cây ngô), đủ cho một con bò ăn 3 tháng mùa đông (một con bò trưởng thành có thể ăn 12- 15kg thức ăn ủ chua/ ngày).
- Kỹ thuật ủ: Để ủ chua thành công, cần chú ý 5 vấn đề:
+ Thức ăn thô xanh cắt về rải ra phơi tái khoảng 1/2 ngày cho đến khi độ ẩm còn khaongr 65- 70%, sau đó cắt ngắn 2- 2,5cm (nắm cỏ vào lòng bàn tay, thấy lòng bàn tay ấm nhưng không ướt, nắm cỏ từ từ mở ra là đạt được độ ẩm). Đối với thân cây ngô, sau khi thu hoạch không cần phơi thêm, chỉ cần bỏ gốc và lá già phía dưới, sau đó cắt ngắn và ủ ngay.
+ Công việc ủ chua phải làm xong cùng ngày, không được để sang ngày hôm sau.
+ Bổ sung một số thức ăn tinh như bột sắn, bột ngô hoặc rỉ mật (khoảng 2- 3% lượng thức ăn thô xanh đem ủ, nếu là cây ngô thì bổ sung 5%), ngoài ra thêm muối ăn 0,5%, phân đạm u rê 0,5%.
+ Phải đầm nén thật kỹ sau khi rải một lớp thức ăn, đặc biệt là 4 góc, trên cùng phủ một lớp rơm dày 15- 20cm, phủ ni lông dày lên trên và chèn ký xung quanh thành.
+ Không để nước mưa chảy vào bể ủ, không ủ trong những ngày trời mưa.
2. Thức ăn thô khô
a) Nguồn thức ăn thô khô
Thức ăn thô khô bao gồm các phụ phế phẩm trồng trọt như rơm, cỏ khô, dây lang, dây lạc khô, bả sắn khô…
b) Kỹ thật ủ rơm với urê làm thức ăn cho bò
+ Công thức ủ rơm với urê
Số TT | Nguyên liệu | Công thức 1 | Công thức 2 |
1 | Rơm khô | 100 kg | 100 kg |
2 | Nước sạch | 80- 100 lít | 80- 100 lít8 |
3 | Urê | 4 kg | 3 kg |
4 | Muối ăn | 0,5 kg | |
5 | Vôi bột | 0,5 kg |
+ Các bước tiến hành
- Cân 10kg rơm khô (sau đó bó lại để làm chuẩn cho các bó khác), trải rơm vào hố ủ từng lớp dày 10- 20cm.
- Đổ nước lã vào thùng tưới 10 lít.
- Cân 400g urê, hoặc dùng lon sữa bò để định lượng.
- Hòa tan u rê vào thùng nước 10 lít.
- Tưới nước u rê lên rơm đều theo từng lớp (có thể tưới các lớp ở dưới ít hơn, vì sau đó các lớp trên chảy xuống)
- Dận, nén rơm trong hố cho thật chặt.
- Cân tiếp 10kg rơm mới và làm tiếp như các bước trên.
- Dùng ni lông hoặc vải cao su phủ kín lên trên và xung quanh để giữ kín hơi.
3. Thức ăn tinh
a) Nguồn thức ăn tinh
Các loại thức ăn tinh bao gồm: Các loại hạt cốc và phụ phẩm (gạo, ngô, cao lương, cám gạo, cám ngô, củ quả khô như sắn khô , khoai khô…); các loại củ quả tươi như khoai lang, sắn, bí đỏ…; phụ phẩm công nghiệp như bã rượu, bã bia, rỉ mật… Các loại hạt có dầu như đậu tương, lạc, hạt bông và khô dầu của chúng (khô dầu lạc, khô dầu đậu tương…); các thức ăn đạm có nguồn gốc động vật (bột thịt xương, bột cá…)
b) Phối chế thức ăn tinh bằng nuyên liệu địa phương
Để giảm chi phí thức ăn tinh hỗn hợp cho bò thịt,người nuôi có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phươngđể tự phối chế. Lợi dụng sự hoạt động của hệ vi sinh vật, một số nguyên liệu sẵn có giá rẻ như bột sắn khô được sử dụng với tỷ lệ cao, cho thêm rỉ mật, u rê để tạo ra hỗn hợp thức ăn tinh có giá thành thấp mà vẫn đảm bảo được yêu cầu về năng lượng, hàm lượng đạm thô cho bò.
Một số công thức phối chế (tính theo tỷ lệ % của nguyên liệu)
Một số công thức phối chế (tính theo tỷ lệ % của nguyên liệu)
Nguyên liệu | Công thức 1 | Công thức 2 | Công thức 3 |
Bột sắn khô | 80 | 60 | 42 |
Bột ngô | 0 | 25 | 50 |
Khô dầu (40% đạm thô) | 12 | 7 | 0 |
Rỉ mật | 5 | 5 | 5 |
U rê | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
Muối ăn | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
Bột xương | 1,0 | 1,0 | 1,0 |
Cộng | 100% | 100% | 100% |
c) Thức ăn hỗn hợp công nghiệp
Hiện nay, trên thị trường một số công ty thức ăn gia súc đã sản xuất và bán ra thị trường một số loại thức ăn hỗn hợp chế biến sẵn cho bò thịt. Nếu nuôi bò lai Sind, lượng thức ăn hỗn hợp công nghiệp tính theo khpoois lượng bò như sau:
Khối lượng bò thịt (kg) | Cỏ tươi (kg) | Thức ăn hỗn hợp công nghiệp (kg) |
100 | 10 | 1,0- 1,5 |
150 | 15 | 1,5- 2,5 |
250 | 25 | 2,5- 3,5 |
350 | 35 | 3,5- 5,0 |
d) Các chất khoáng và Vitamin bổ sung
- Chất khoáng: Các chất khoáng đa lượng chủ yếu như muối ăn, can xi, phốt pho. Chất khoáng vi lượng cần thiết như I ốt, sắt, đồng, kẽm, cô ban.
- Vitamin: Cần quan tâm tới Vitamin A, D, E, nhất là vitamin A, vì dễ thiếu hụt trong mùa đông. Vitamin nhóm B, vi sinh vật có thể tổng hợp được.
IV. CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG BÒ THỊT
1. Nuôi bò cái sinh sản
- Bò cái chửa: Thời kỳ đầu; trong mùa hè, chủ yếu chăn nuôi bằng cỏ xanh; chăn thả, hoặc cắt cỏ, có bổ sung đá liếm. Trong mùa khô, ngoài thức ăn thô (rơm, cỏ khô, phụ phẩm…) nên có 1/3 cỏ tươi trong khẩu phần. Vào giai đoạn cuối, bổ sung 0,5- 1,0 kg thức ăn tinh (cám, gạo, ngô xay…) và 20- 30g muối mỗi ngày.
- Bò cái nuôi con: Ngoài khẩu phần trên, nên bổ sung quả tươi và thức ăn tinh để bò có đủ sữa nuôi con.
2. Nuôi bê sơ sinh đến khi cai sữa
- Sau khi đẻ 01 giờ, bê con phải được bú sữa đầu và bú mẹ trực tiếp ít nhất 4- 5 lần/ngày, mỗi lần khoảng 01 lít. Cho bê bú từ từ, tránh tình trạng bê háu ăn, sữa tự rơi vào dạ cỏ gây lên men làm chướng bụng.
- Sau tuần tuổi đầu tiên, tập cho bê ăn thức ăn tinh, sau đó thêm cỏ khô ngon, như: cỏ Chỉ, cỏ Sao…
- Kết hợp chăn thả và bổ sung thức ăn thô xanh tại chuồng, nhất là vào mùa khô.
3. Nuôi bê sau cai sữa đến 12 tháng tuổi
- Bò cái tơ làm giống: Chăn thả hàng ngày và bổ sung thức ăn thô xanh, thô khô tại chuồng. Bổ sung thức ăn tinh khoảng 0,5- 1kg/ngày.
- Bò cái, bò đực nuôi lấy thịt: Với bò lai Zê bu nuôi thịt 6- 24 tháng tuổi, quy trình nuôi dưỡng được chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn nuôi lớn từ 6- 21 tháng tuổi
- Từ khi cai sữa (6 tháng tuổi) đến 12 tháng tuổi: Trong thời kỳ này thức ăn thô xanh, thô khô vẫn là chủ yếu (chăn thả, hoặc cho ăn tại chuồng), nhưng cần bổ sung thức ăn tinh để bò tăng trọng nhanh chuẩn bị cho giai đoạn vỗ béo. Lượng thức ăn tinh hỗn hợp lúc đầu khoảng 0,5kg/ngày, sau đó tăng dần lên 1,0kg/ngày, rồi 1,5kg/ngày.
- Từ 13- 21 tháng tuổi: Ngoài cỏ và các loại thức ăn thô xanh cho ăn tự do, bổ sung thức ăn tinh cho bò thịt 1,5- 2kg/ngày.
+ Giai đoạn vỗ béo từ 22- 24 tháng tuổi
Trong 3 tháng vỗ béo, tháng đầu tiên cho bò ăn thức ăn tinh từ 2,5- 3kg/ngày; tháng thứ 2 và 3 cho ăn 3-4 kg/ngày.
Chú ý: Trước khi vỗ béo, cần tẩy gin, sán và các ký sinh trùng ngoài da cho bò. Tất cả các giai đoạn, đều phải cung cấp cho bò nước uống đầy đủ, nước phải trong, sạch.
4. Vỗ béo bò già, bỏ thải loại
Bò già, hoặc bò thải loại trước khi giết thịt nên được vỗ béo tích cực trong một thời gian ngắn, bò sẽ có hiện tượng “tăng trọng bù”, với mức có thể đạt 0,8- 1kg/ngày; đặc biệt tỷ lệ thịt xẻ, thịt lọc tăng cao hơn. Thời gian vỗ béo khoảng 60- 90 ngày.
- Chọn bò để vỗ béo:
Chọn nững con bò trưởng thành gầy do thiếu dinh dưỡng,bò già không còn khẳ năng sinh sản, cày kéo, hoặc vắt sữa. Những con có bộ khung cơ thể càng lớn, càng tốt.
- Tẩy giun sán và ngoại ký sinh trùng trước khi vỗ béo:
Tẩy các loại giun, sán, ve, ghẻ trước khi vỗ béo bò là rất cần thiết để bò có thể sử dụng triệt để nguồn dinh dưỡng ăn vào trong giai đoạn vỗ béo tích cực.
+ Tẩy giun, sán
Dùng Levamisol 7,5% tiêm bắp, hoặc dưới da liều lượng 1ml/20kg khối lượng cơ thể.
Dùng Fasinex 900, liều lượng 01 viên/75kg khối lượng cơ thể (thuốc uống), hoặc dùng Dertin B, liều lượng 01 viên/40- 50kg khối lượng cơ thể (gói vào nắm cỏ cho bò ăn).
+ Diệt các ký sinh trùng ngoài da (ve, ruồi, rận, ghẻ…)
Pha 1,5ml dung dịch Bayticol, hoặc Ectomin với 2 lít nước và dùng giẻ, miếng xốp nhúng vào thuốc bôi vào da trên cơ thể bò.
Asuntol: Pha 10g thuốc với 8-10 lít nước trong bình phun và phun cho bò.
- Phối trộ thức ăn tinh vỗ béo:
Công thức phối trộn thức ăn tinh (tính cho 100 kg)
- Bò cái nuôi con: Ngoài khẩu phần trên, nên bổ sung quả tươi và thức ăn tinh để bò có đủ sữa nuôi con.
2. Nuôi bê sơ sinh đến khi cai sữa
- Sau khi đẻ 01 giờ, bê con phải được bú sữa đầu và bú mẹ trực tiếp ít nhất 4- 5 lần/ngày, mỗi lần khoảng 01 lít. Cho bê bú từ từ, tránh tình trạng bê háu ăn, sữa tự rơi vào dạ cỏ gây lên men làm chướng bụng.
- Sau tuần tuổi đầu tiên, tập cho bê ăn thức ăn tinh, sau đó thêm cỏ khô ngon, như: cỏ Chỉ, cỏ Sao…
- Kết hợp chăn thả và bổ sung thức ăn thô xanh tại chuồng, nhất là vào mùa khô.
3. Nuôi bê sau cai sữa đến 12 tháng tuổi
- Bò cái tơ làm giống: Chăn thả hàng ngày và bổ sung thức ăn thô xanh, thô khô tại chuồng. Bổ sung thức ăn tinh khoảng 0,5- 1kg/ngày.
- Bò cái, bò đực nuôi lấy thịt: Với bò lai Zê bu nuôi thịt 6- 24 tháng tuổi, quy trình nuôi dưỡng được chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn nuôi lớn từ 6- 21 tháng tuổi
- Từ khi cai sữa (6 tháng tuổi) đến 12 tháng tuổi: Trong thời kỳ này thức ăn thô xanh, thô khô vẫn là chủ yếu (chăn thả, hoặc cho ăn tại chuồng), nhưng cần bổ sung thức ăn tinh để bò tăng trọng nhanh chuẩn bị cho giai đoạn vỗ béo. Lượng thức ăn tinh hỗn hợp lúc đầu khoảng 0,5kg/ngày, sau đó tăng dần lên 1,0kg/ngày, rồi 1,5kg/ngày.
- Từ 13- 21 tháng tuổi: Ngoài cỏ và các loại thức ăn thô xanh cho ăn tự do, bổ sung thức ăn tinh cho bò thịt 1,5- 2kg/ngày.
+ Giai đoạn vỗ béo từ 22- 24 tháng tuổi
Trong 3 tháng vỗ béo, tháng đầu tiên cho bò ăn thức ăn tinh từ 2,5- 3kg/ngày; tháng thứ 2 và 3 cho ăn 3-4 kg/ngày.
Chú ý: Trước khi vỗ béo, cần tẩy gin, sán và các ký sinh trùng ngoài da cho bò. Tất cả các giai đoạn, đều phải cung cấp cho bò nước uống đầy đủ, nước phải trong, sạch.
4. Vỗ béo bò già, bỏ thải loại
Bò già, hoặc bò thải loại trước khi giết thịt nên được vỗ béo tích cực trong một thời gian ngắn, bò sẽ có hiện tượng “tăng trọng bù”, với mức có thể đạt 0,8- 1kg/ngày; đặc biệt tỷ lệ thịt xẻ, thịt lọc tăng cao hơn. Thời gian vỗ béo khoảng 60- 90 ngày.
- Chọn bò để vỗ béo:
Chọn nững con bò trưởng thành gầy do thiếu dinh dưỡng,bò già không còn khẳ năng sinh sản, cày kéo, hoặc vắt sữa. Những con có bộ khung cơ thể càng lớn, càng tốt.
- Tẩy giun sán và ngoại ký sinh trùng trước khi vỗ béo:
Tẩy các loại giun, sán, ve, ghẻ trước khi vỗ béo bò là rất cần thiết để bò có thể sử dụng triệt để nguồn dinh dưỡng ăn vào trong giai đoạn vỗ béo tích cực.
+ Tẩy giun, sán
Dùng Levamisol 7,5% tiêm bắp, hoặc dưới da liều lượng 1ml/20kg khối lượng cơ thể.
Dùng Fasinex 900, liều lượng 01 viên/75kg khối lượng cơ thể (thuốc uống), hoặc dùng Dertin B, liều lượng 01 viên/40- 50kg khối lượng cơ thể (gói vào nắm cỏ cho bò ăn).
+ Diệt các ký sinh trùng ngoài da (ve, ruồi, rận, ghẻ…)
Pha 1,5ml dung dịch Bayticol, hoặc Ectomin với 2 lít nước và dùng giẻ, miếng xốp nhúng vào thuốc bôi vào da trên cơ thể bò.
Asuntol: Pha 10g thuốc với 8-10 lít nước trong bình phun và phun cho bò.
- Phối trộ thức ăn tinh vỗ béo:
Công thức phối trộn thức ăn tinh (tính cho 100 kg)
TT | Nguyên liệu thức ăn | Tỷ lệ nguyên liệu (%) | Khối lượng nguyên liệu (kg) |
1 | Bột sắn khô | 70 | 70 |
2 | Bột ngô | 10 | 10 |
3 | Khô dầu lạc | 6 | 6 |
4 | Bột cá mặn | 3 | 3 |
5 | Rỉ mật | 6 | 6 |
6 | U rê | 3 | 3 |
7 | Bột xương | 1 | 1 |
8 | Muối | 1 | 1 |
Tổng cộng | 100% | 100 kg |
Chú ý:
+ Nguyên liệu dùng để phối trộn không cần nghiền kỹ, trừ ngô hạt.
+ Cân chính xác lượng urê (3%) vì nếu urê vượt quá giới hạn đó, có thể gây ngộ độc cho bò.
- Phương pháp cho bò ăn:
Tốt nhất là trộn thành hỗn hợp, bao gồm thức ăn tinh và thô xanh chặt thái nhỏ: 5kg cây mía hoặc cỏ voi non chặt nhỏ trộn với 4kg thức ăn tinh hỗn hợp theo công thức như trên.
Chú ý:
+ Rơm để riêng nếu gia súc muốn ăn
+ Cho bò uống nước tự do, nước phải đảm bảo sạch
+ Nhốt bò tại chuồng, hạn chế vận động trong thời gian vỗ béo
+ Định kỳ vệ sinh chuồng trại.
V. CHUỒNG TRẠI CHO BÒ THỊT
1. Yêu cầu chung
+ Thoáng mát: xây dựng nơi cao ráo, chọn hướng Nam, hoặc Đông Nam; nên trồng một số cây xung quanh khu vực chuồng.
+ Sạch sẽ: Vị trí chuồng phải thoát nước tốt, dễ làm vệ sinh. Nền lát gạch hoặc xi măng đảm bảo độ cứng, không láng trơn, có độ dốc khoảng 2-3% về phía rãnh thoát phân và nước tiểu. Trong chuồng có rãnh tháot nước tiểu.
+ Đảm bảo vệ sinh môi trường: Có hố ủ phân, có biện pháp xử lý phân để hạn chế ô nhiễm môi trường xung quanh.
+ Diện tích tối thiểu: 2,5- 3m2/con bò thịt.
2. Các kiểu chuồng trại
- Kiểu chuồng 1 dãy
Chuồng có lối đi, máng ăn, máng uống ở mặt trước, phía sau là rãnh thoát nước thải. Loại chuồng này có ưu điểm: chi phí thấp, phù hợp với những hộ có số lượng bò ít.
- Kiểu chuồng 2 dãy
Chuồng có 2 dãy, bò hoặc quay đầu vào nhau có lối đi ở giữa, hoặc quay đầu ra hai phía có lối đi hai bên. Loại chuồng này phù hợp với điều kiện nuôi có số lượng lớn, nhưng chi pjí xây dựng lớn.
- Diện tích chuồng
Tiêu chuẩn diện tích chuồng cho mỗi loại bò
Loại bò/bê | Diện tích chỗ đứng (m2) | Diện tích xây dựng (m2) |
Bò đực giống | 3,6 | 6,0 |
Bò cái, bò thịt lớn | 1,6 | 3,0 |
Bò đẻ | 3,0 | 5,0 |
Bê sơ sinh- 6 tháng tuổi | 0,9 | 1,5 |
Bê 7- 18 tháng tuổi | 1,5 | 2,4 |
VI. MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG Ở BÒ THỊT
1. Bệnh truyền nhiễm
Bệnh tụ huyết trùng
Triệu chứng:
Thể nhẹ: Niêm mạc mắt, miệng tụ máu; ho, khó thở, chảy nước mũi, tiêu chảy.
Thể nặng: Sốt cao, xuất huyết ở niêm mạc miệng, mắt; phù cổ, sưng cuống họng, lưỡi bầm tím, thở khó, ỉa ra máu; chết sau 2-3 ngày.
Phòng bệnh: Tiêm vắc xin tụ huyếtd trùng với liều lượng 5ml, 6 tháng tiêm lặp lại. Định kỳ vệ sinh, tiêu độc chuồng trại; chăm sóc, nuôi dưỡng tốt; không chăn thả những ngày trời mưa.
Bệnh lở mồm long móng
Triệu chứng: Sốt 3- 6 ngày, nhiệt độ 40- 41 độ C, ủ rũ, ăn uống kém, lông xù, miệng chảy nhiều nước bọt như bọt bia; khóe miệng nướu răng, vành móng chân lở loét, mưng mủ, đi lại khó khăn.
Phòng, trị bệnh: Bệnh không có thuốc điều trị. Có thể dùng xanh Methylen hoặc bột kháng sinh điều trị các vết loét ở chân, miệng, tránh nhiễm trùng. Để phòng bệnh, tiêm phòng định kỳ 2 lần/năm và tiêm bổ sung theo lứa tuổi.
2. Bệnh nội khoa
Bệnh chướng bụng đầy hơi
Nguyên nhân: Do ăn nhiều cỏ non, đặc biệt vào đầu mùa mưa hoặc do ăn phải thức ăn thối, mốc, thức ăn quá chua, thay đổi thức ăn đột ngột.
Triệu chứng: Bụng căng to dần (đặc biệt phía bên trái), bò biếng ăn, không nhai lại, đứng lên nằm xuống không yên, thở khó khăn; bí đái, bí ỉa.
Điều trị: Dùng rơm khô hoặc bọc giẻ gồm muối rang hặc gừng, rượu, giấm trộn lẫn chà sát mạnh hai bên sườn bò; cho uống bài thuốc gồm: tỏi (10- 20 nhánh), trầu không (10 lá), một bát nhỏ than xoan hoặc than củi tán nhỏ pha với một ít dấm thanh hoặc khoảng 1 lít nước dưa chua; tiêm Pilocarpin, cho uống Bicarbonat natri. Nếu nặng, phải nhờ cán bộ thú y can thiệp bằng cách dùng troca chọc dạ cỏ cho thoát hơi ra.
Phòng bệnh: Cỏ non, đặc biệt sau khi mưa trước khi cho bò ăn nên rửa sạch và phơi tái, không cho bò ăn thức ăn ôi, mốc, không thay đổi thức ăn đột ngột.
3. Bệnh ký sinh trùng
Bệnh sán lá gan:
Triệu chứng: Ỉa chảy, gầy yếu, vàng da, niêm mạc nhợt nhạt.
Phòng, trị bệnh: Dùng thuốc Fasinex 900 hoặc Dertin B (theo chỉ định của cán bộ thú y).
Bệnh giun đũa ở bê:
Triệu chứng: Bê đi ỉa phân sống, màu phân giống màu xi măng nhạt, xù lông, bụng to, chậm lớn. Thường hay mắc đối với bê từ 10- 40 ngày tuổi.
Điều trị: Dùng Piperazin uống, Levamisol tiêm bắp hoặc dưới da (theo chỉ dẫn của cán bộ thú y).
Bệnh tiên mao trùng:
Triệu chứng: Sốt cao 40- 41 độ C trong 1- 2 ngày, sau đó giảm sốt rồi lại sốt cao trở lại. Khi sốt cao có triệu chứng thần kinh, như: quay cuồng, run rẩy; đi phân táo hoặc lỏng có mùi hôi khắm…
Điều trị: Tiêm Naganin, Clorua canxi, trợ lực bằng nước sinh lý mặn, ngọt, Cafein… (theo hướng dẫn của cán bộ thú y).
Đức Hồng (Nguồn: Dự án KHCN Nông nghiệp No.2283- VIE(SF))
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận