Kỹ thuật trồng cây sơ ri

Thứ tư, 01/11/2017

Sơ ri hay còn gọi là kim đồng nam là một loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ có quả có nguồn gốc ở Tây Ấn và miền bắc Nam Mỹ. Cây có thể cao tới 3m, với tán lá dày.
Sơ ri hay còn gọi là kim đồng nam là một loài cây bụi hay cây thân gỗ nhỏ có quả có nguồn gốc ở Tây Ấn và miền bắc Nam Mỹ. Cây có thể cao tới 3m, với tán lá dày. Lá màu xanh, dạng đơn hình trứng hình mác, dài 5-10 cm, với mép lá nhẵn. Các hoa mọc thành chùm với 2-5 hoa cùng nhau. Mỗi hoa có đường kính 1-1,5 cm, với 5 cánh hoa màu hồng hay đỏ.

Quả chín có màu đỏ tươi, da nhẵn bóng, đường kính 1cm, quả có 3 múi, có hạt cứng. Sơ ri có vị ngọt, chứa nhiều vitamin C và các chất dinh dưỡng khác. Ăn sơ ri không những có lợi cho sức khỏe mà còn rất an toàn vì sơ ri chín cây, không có chất bảo quản. Ngoài giá trị dinh dưỡng quả sơ ri còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dưới đây là các bước kỹ thuật trồng cây sơ ri cơ bản.


 

Đặc tính cây sơ ri:


- Ra hoa quanh năm, hoa chùm từ 4 – 8 hoa trên một cánh hoa.

- Sơ ri không kén đất trồng, phù hợp với những vùng đất cát pha hay đất phù sa cổ (đất feborit ).

Lưu ý: Nếu trồng vùng đất sét hay đất phù sa, ta nên trồng trên mô cao để dễ xử lí hệ thống thoát nước cho tốt cây khỏi bị ngập úng và dễ xử lí ra hoa.

Nhưng trong giai đoạn ra trái cây cũng cần nhiều nước, nếu thiếu nước trái sẽ không bóng và to.

- Ở Việt Nam thủ phủ trồng cây sơ ri nhiều nhất là: huyện Gò Công Đông Tỉnh Tiền Giang.

Các vùng khác, vùng nào cũng có thể trồng được.
 

Chu kỳ:


- Sơ ri một năm cho ra trái 2 vụ.

Nhưng với kĩ thuật ngày nay một năm ta có thể cho ra hoa từ 6- 8 lần/ năm, tốt nhất là ta cho ra hoa khoảng 6 lần/ năm để cây có thời gian nghỉ và phục hồi năng lượng.

- Từ ngày ra hoa đến ngày thu hoạch trái chín, thời gian là 21 ngày (khoảng 3 tuần).

- Thời gian thu hoạch kéo dài từ 7 – 10 ngày mới hết trái trên cây (thời gian này có thể ít hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào một phần kĩ thuật xử lí đậu trái nhiều hay ít)
 

Phân bón:


- Giai đoạn 1: Cây phát triển, lượng phân N-P-K cân đối (có thể giảm K)

- Giai đoạn 2: Cây chuẩn bị làm trái, cân đối lượng phân N-P-K ( bằng nhau)

- Giai đoạn 3: Làm trái, tăng cường thêm K, vì giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất đối với cây sơ ri.

Nếu cây thừa đạm (N) thì cây sẽ tốt quá, cây sẽ phát triển lá không ra hoa và trái nhiều được.

Vì vậy, ta nên tăng cường thêm hàm lượng K cao hơn thì cây sẽ ra hoa và đậu trái chất lượng hơn, trái sẽ ngọt hơn.
 

Xử lý ra hoa:


- Cách 1: Nếu lần đầu tiên xử lí, ngưng nước ( cắt nước) một thời gian nhất định.

Rồi ta tưới lại, phần này nhằm làm cho cây rụng bớt lá ( ức chế sinh trưởng) cây sẽ ra hoa nhiều hơn.

- Cách 2: Xịt KNO3 (nitrat kali) tỉ lệ kích thích ra hoa 250 gam/ bình 8 lit nước.

Xịt từ 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.

Áp dụng 2 cách trên, cách nào cũng được, vì cây sơ ri chỉ xử lí ra hoa một vài lần đối với cây trồng ở dưới đất thì cây sẽ quen theo chu kì mà tự động ra hoa theo một thời gian nhất định (cây sơ ri bonsai trong chậu thì ta chăm sóc tốt, chỉ xử lí ra hoa khi nào cần thiết ).

Cách xử lí ra hoa này là kinh nghiệm của riêng tôi, chứ không phải theo bài bản hay sách vở gì cả.

Trước kia tôi cũng áp dụng theo công thức sách vở nhưng tỉ lệ thành công không cao.
 

Thuốc làm đậu trái:


1/ Khi hoa vừa chớm nở, cánh hoa sẽ có màu hồng phấn hoặc hơi đỏ.

Lúc này ta bắt đầu xịt lần 1

2/ Vì sơ ri ra hoa chùm từ 4 – 8 hoa/ cuống nên không bao giờ hoa nở đồng loạt cả.

Cách một ngày sau ta xử lí xịt lần 2 và cũng lặp lại như thế lần 3 là OK.

3/ Khi ta thấy những cánh hoa lúc nở có màu hồng hoặc đỏ – giờ đã chuyển sang cánh hoa có màu trắng ngà là lúc ấy tỉ lệ đậu trái của cây sơ ri đã thành công (các bạn lưu ý rằng : bởi vì một cuống hoa có rất nhiều hoa nên hoa sẽ rụng bớt đi một phần hoa đực.

Các bạn yên tâm đừng lo gì cả, một chùm hoa khi đậu trái còn lại 4-5 trái bẻ cũng mỏi tay rồi)
 

Công thức pha thuốc:


- B1 (các bạn mua B1 nông dược loại nào cũng được, loại đậm đặc hoặc loại đã pha chế rồi GROW MORE)

- 2,4 DD: Thuốc khai hoang dạng nước (tỉ lệ pha: 1/1000) không nhất thiết phải nhiều đâu, chỉ cần có hơi thuốc 1 lượng nhỏ nhất định thì tỉ lệ đậu hoa đã thành công.

Nên nhớ rằng: 2,4 DD là thuốc khai hoang nhưng hoạt chất chính là chất kích thích tăng trưởng tế bào, nếu các bạn dùng nhiều quá liều lượng thì trái sơ ri của các bạn sẽ bị dị dạng và chứa rất nhiều độc tố gây hại cho chúng ta.
 

Cách pha thuốc:


- Hai loại thuốc trên hòa chung lại với nhau theo tỉ lệ như sau: 100 ml B1 + 50 ml 2,4 DD ( nhiều quá để dành xịt, không sau cả)

- Mỗi lần xịt: 5 ml/ bình 8 lit.

- Khi trái đậu lớn bằng ngón tay út, khoảng 10 ngày sau nên xịt thêm thuốc dưỡng trái loại nào cũng được để trái to và bóng đẹp hơn.
 

Phương pháp bón phân


- Cây chưa có trái

+ Bón Super lân 1 lần vào và dầu mùa mưa.

+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 3 lần.

- Cây đã có trái:

+ Bón super lân 2 lần vào đầu và giữa mùa mưa.

+ Bón thúc Urê và Kali chia làm 5 lần theo 5 đợt hoa.

Mỗi đợt, Urê và Kali chia làm 2 kỳ: kỳ đầy lúc cây vừa đậu trái, kỳ sau ngay sau lúc thu hoạch rộ.

Kết hợp phân bón với xới xáo dưới gốc cây.
 

Tăng tỷ lệ đậu trái:


Pha 2,4D (thuốc trừ cỏ lúa) nồng độ 40-50 phần triệu, cách pha:

+ Pha một muỗng canh đầy 2,4D trong một lít nước.

+ Pha một muỗng canh dung dịch trên trong 1 bình 8 lít nước.

Phun ướt đều cây lúc cay trỗ hoa rộ
 

Tưới vào mùa khô:


Nếu không tưới vào mùa khô, cây sẽ không ra hoa đậu trái.

Nếu có tưới, có thể thu hoạch trong mùa khô 1-4 vụ tùy vào khả năng.

Tuy nhiên, càng cho cây nghỉ, không ra hoa đậu trái 1,5-2 tháng/năm để dưỡng sức cây.
 

Điều chỉnh ra hoa trái đợt rộ:


Có 2 biện pháp:
 

a. Bơm nước (không bị nhiễm phèn, mặn) tưới dẫm cây vào tháng 4, trước khi có mưa đầu mùa 10-15 ngày, cây sẽ ra hoa không trùng đợt rộ.

 

b.Khi cây ra hoa đầu mùa mưa, hủy bỏ đợt hoa này bằng cách:


- Dùng chà quơ cho rụng hoa.

- Phun Urê nồng độ 2/100.

- Không phun 2,4D.

Sau đó, bón thúc 1 đợt phân, cây sẽ ra hoa đợt tiếp theo không trùng với đợt rộ.
 

Tỉa cành – tạo tán


+ Cây cao 0,3m: bấm đọt, chừa 3-4 cành tược khỏe mạnh.

+ Cây cao 0,8m: bấm đọt, chừa 4-6 cành tược trên mỗi cành tược cấp 1.

+ Khi cây cao 2-2,2m: luôn phát đọt không cho cây cao thêm.

Cây quá già, uốn cành xuống để dễ thu hoạch. 
 

Phòng trừ sâu bệnh


- Rếp sáp, rệp muội: Khi phát hiện phun Methyl Parathion, Sherzol, Bi 58, Azodrin, diazinon,… nồng dộ 1/600-1/800.

phun khi thu hoạch xong cây không còn trái.

- Sâu đục thân: Phòng bằng cách tạo tán cho vườn râm, chặt cành sau tiêu hủy, phun Bi 58.
 
Hoài Nam tổng hợp (Nguồn: Hội Nông dân Cần Thơ)

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×