Kỹ thuật trồng rau Mồng tơi

Thứ ba, 05/03/2019

Cây Mồng tơi sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp trong vùng nhiệt đới lên đến độ cao 500 m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao 3000 m trong vùng ôn đới.
Cây Mồng tơi sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp trong vùng nhiệt đới lên đến độ cao 500 m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao 3000 m trong vùng ôn đới. Trong điều kiện ngày dài trên 13 giờ, mồng tơi sẽ không ra hoa. Mồng tơi có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất, nhưng đất cát là thích hợp nhất, độ ẩm trong đất có tác dụng kích thích mồng tơi ra hoa.


 

1. Thời vụ


Mồng tơi được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch suốt vụ hè đến mùa thu. Thời vụ gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.
 


2. Giống


Có 3 loại giống phổ biến trong sản xuất:

– Mồng tơi trắng: Phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt.


– Mồng tơi tía: Phiến lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ.

– Mồng tơi lá to: Nhập từ Trung Quốc, nhưng đã được thuần hoá, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thân mập, thường được trồng dày để dễ cắt tỉa cành non ít nhớt và cho năng suất cao.

– Lượng hạt gieo: 0,7 – 0,8 kg/sào (20 – 21 kg/ha).
 
 

3. Làm đất


Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, pH từ 6,0 – 6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng, luân canh với cây trồng khác họ. Làm luống: mặt luống rộng 1 – 1,2 m, rãnh luống 0,2 – 0,3m, cao 25 – 30 cm.


4. Mật độ khoảng cách


Mồng tơi có thể gieo thẳng theo hàng hoặc gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 2 – 3 lá thật. Khoảng cách: hàng cách hàng 20 – 25 cm; cây cách cây 20 cm. Mật độ: từ 16 -17 vạn cây/ha.
 

5. Phân bón


– Lượng bón:
 
 
Loại phân
Tổng lượng phân bón  
Bón lót (%)
Bón thúc (%)
Kg/ha Kg/sào Lần 1 Lần 2 Lần 3
Phân chuồng hoai mục 10.000- 15.000 360- 540 100 - - -
Đạm urê 150- 200 12,0- 15,0 20 10 110 10
Lân supe 250 9 100 - - -
Kali sulfat 200- 235 7,2- 8,5 50 20 20 10
 
Tuyệt đối không được dùng phân chuồng, phân bắc và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.

– Cách bón thúc:

+ Lần 1: Sau trồng 10 ngày.

+ Lần 2: Sau trồng 25 – 30 ngày (đã thu hái vỡ).

+ Xới đất, vun gốc, làm cỏ, kết hợp với các đợt bón thúc.

+ Chỉ được thu hoạch sau khi bón hoặc tưới phân ít nhất 7 – 10 ngày.


Có thể dùng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, clorua kali thay cho sulfat kali hoặc các phân hỗn hợp NPK với liều lượng nguyên chất tương đương, hoặc phun các dung dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng qua lá theo hướng dẫn của hãng sản xuất.
 

6. Tưới nước


Sử dụng nguồn nước sạch để tưới (nước sông hoặc nước giếng), luôn giữ độ ẩm đất 80%.


7. Phòng trừ sâu bệnh


Sâu hại: Thường bị sâu khoang (Spodoperalitura) và một số sâu ăn lá khác gây hại nhưng ít nghiêm trọng, cần sử dụng biện pháp thủ công bắt sâu và ngắt ổ trứng sâu. Trong trường hợp bị sâu hại nặng mới dùng thuốc NPV hoặc Sherpa 25EC.

 Bệnh hại: Chủ yếu có bệnh đốm mắt cua (Cercospora sp), nếu chăm sóc tốt, cây phát triển mạnh sẽ hạn chế bệnh. Khi bệnh nặng mới dùng thuốc Rovra 50WP, Score 250EC, Anvil 5SC. Phun theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách ly tối thiểu là 10 ngày.
 
Cần thu hoạch đúng lứa bảo đảm chất lượng rau non và phải đảm bảo thời gian cách ly thuốc hoá học bảo vệ thực vật và phân đạm bón thúc.
 

Trồng và chăm sóc rau mồng tơi tại nhà


1. Cách gieo, trồng

- Khay trồng: Mồng tơi là cây tương đối dễ tính, có thể lựa chọn bất cứ loại thùng chậu nào sẵn có trong nhà để trồng: chậu nhựa, thùng xốp... nếu có điều kiện nên mua loại chậu thông minh đang sẵn bán trên thị trường, nó gúp ta đỡ vất vả trong việc tưới và dọn dẹp vệ sinh sau này.


 
- Đất trồng: Dùng đất tơi xốp, pha nhiều cát, thông thoáng, khả năng thoát nước cao. Nếu không thể tìm được loại đất đạt yêu cầu trên bạn có thể sử dụng đất sạch giàu dinh dưỡng tribat cũng rất tốt.

- Gieo hạt (hoặc trồng cây): Cây mồng tơi khi phát trưởng thành sẽ rất to và là cây thu hoạch quanh năm, do đó cần phải đảm bảo mỗi cây cách nhau tối thiểu 10cm khi gieo trồng, với chậu thông minh kích thước 67 x 24 x 20cm chỉ nên trồng tối đa là 15 cây/ chậu.

Sau khi gieo hạt, phủ lên một lớp đất mỏng đủ để che phủ và giữ ẩm cho hạt, tưới nước bằng bình tưới hoa sen 2 lần/ ngày, sau 5-7 ngày hạt mồng tơi sẽ bắt đầu nảy mầm.

Quá trình sau đó, nếu được trồng bằng đất dinh dưỡng tribat thì không cần bón thêm bất cứ loại phân nào cho cây, chỉ cần tưới nước 1 lần/ ngày, sau 3-4 tuần rau mồng tơi đã cho thu hoạch, rất xanh non, ngọt và sạch hoàn toàn:



2. Bón phân sau thu hoạch

Dùng kéo sắc cắt ngọn mồng tơi tại vị trí ngay phía trên hai lá mầm của cây, việc làm này gúp cây nhanh chóng nảy 2 nhánh mới ở hai bên của lá mầm

Bón phân hữu cơ NPK khoáng để bổ sung dinh dưỡng tiếp sức cho cây nhanh chóng ra lá mới, 2 thìa cafe đầy là đủ cho 1 chậu thông minh 67 x 24 x 20cm



Cuối cùng bổ sung thêm 2cm đất tribat vào chậu, tưới nước và chăm sóc như bình thường.

Phân hữu cơ NPK khoáng không có tác dụng nhanh như phân hóa học vô cơ nhưng an toàn cho sức khỏe của bạn.



Để đạt năng suất cao nhất, nên thu hoạch toàn bộ rau cho vào túi bóng và cất trong tủ lạnh dùng lâu dài ( rau mồng tơi tự trồng có thể để trong tủ lạnh cả tuần không hỏng), sau đó lại tiếp tục quá trỉnh bón phân như đã nói, 2 tuần sau bạn lại thu hoạch 1 lứa rau mới.
 
                                                         ĐH (Nguồn:Trongraudothi; kythuatnuoitrong)
 

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×