Nghị lực phi thường của chàng trai thủ khoa dân tộc Tày
Chủ nhật, 30/08/2015
Chàng trai dân tộc Tày Hà Công Cương là một trong 98 thủ khoa xuất sắc năm 2015 được Thành phố Hà Nội tuyên dương.
Chàng trai dân tộc Tày Hà Công Cương (quê xã Hòa An, Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã phải làm đủ nghề để có tiền trang trải trong suốt 4 năm đại học.
Là một trong 98 Thủ khoa xuất sắc được thành phố Hà Nội tuyên dương vào 23/8/2015, chàng trai dân tộc Tày, Hà Công Cương (quê xã Hòa An, Chiêm Hóa, Tuyên Quang) đã phải làm đủ nghề để có tiền trang trải trong suốt 4 năm đại học.
Hà Công Cương sinh năm 1992 trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Hòa An, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Nhà có 3 chị em đều học giỏi, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên 2 chị gái của Cương dù đỗ vào trường Đại học Dược và Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đành phải theo học tại các trường cao đẳng ở quê nhà Tuyên Quang để dồn mọi nguồn lực cho Cương theo đuổi đam mê nghệ thuật.
Hà Công Cương sinh năm 1992 trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Hòa An, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Nhà có 3 chị em đều học giỏi, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên 2 chị gái của Cương dù đỗ vào trường Đại học Dược và Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đành phải theo học tại các trường cao đẳng ở quê nhà Tuyên Quang để dồn mọi nguồn lực cho Cương theo đuổi đam mê nghệ thuật.
Thủ khoa Hà Công Cương
Hà Công Cương chia sẻ, tuổi thơ của anh là những buổi chiều đi chăn trâu, cày ruộng cùng ông nội và bố mẹ. Chính giây phút nghỉ ngơi sau những buổi lao động mệt nhọc ấy, tiếng sáo trúc của ông nội đã tạo sức hút đặc biệt với anh. Nhận thấy tình yêu đặc biệt của cháu nội với loại nhạc cụ độc đáo của dân tộc, ông nội Hà Công Cương đã hướng dẫn cho cậu những bước đầu tiên, từ cách cầm sáo, cách lấy hơi cho đến cách thổi hoàn thiện một bản nhạc của chính người Tày. Từ đó, cây sáo gắn bó với Hà Công Cương như một người bạn thân thiết. Yêu sáo là vậy, nhưng Hà Công Cương chưa bao giờ nghĩ tới chuyện sẽ đi theo con đường nghệ thuật. Cũng bởi ngày ấy cuộc sống gia đình anh quá khó khăn. Nhưng nhờ đam mê, sự ủng hộ tuyệt đối từ gia đình, năm 2007, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc tổ chức tuyển sinh, Hà Công Cương đăng kí dự thi và trúng tuyển, trở thành sinh viên khóa 28 của trường và sau đó đăng ký dự thi Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội.
Hà Công Cương nhớ lại ngày chuẩn bị hành trang đến trường dự thi: "Ngày đi thi thực sự là gia đình khó khăn lắm. Kể ra thì hơi hài một chút, nhưng lúc ấy, nhà tôi chẳng còn một đồng tiền lẻ, cũng không thể đi vay mượn vì nhà nghèo cũng chẳng ai dám cho vay. Nhìn quanh trong nhà, thấy còn duy nhất một đàn chó và hai bao thóc để ăn trong những ngày giáp hạt. Nhưng vì ước mơ của con mà bố mẹ cũng đành hi sinh. Sau khi bán hết những gì mình có đi thì phải đi vay mượn. Đó là sức mạnh lớn nhất mình có, nhiều khi suy sụp không biết bấu víu vào đâu thì nghĩ đến gia đình. Chỉ cần một cuộc điện thoại, bố mẹ chỉ cần có lời động viên thì có sức mạnh lớn cho mình cố gắng."
Với vài trăm nghìn trong túi, Hà Công Cương một mình bắt xe xuống thành phố dự thi với không ít trăn trở và lo toan. Niềm vui vỡ òa với anh và gia đình khi Hà Công Cương đỗ vào khoa Nghệ thuật dân tộc và miền núi, ngành Nhạc cụ dân tộc, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Xác định phải tự lập, nên ngay khi hoàn thành thủ tục nhập học, Hà Công Cương đã đi tìm việc làm để có tiền trang trải cho chi phí học tập và sinh hoạt đắt đỏ ở thành phố. Không chê bất cứ công việc gì, anh làm từ bưng bê, phục vụ trong quán ăn, quán cafe đến bảo vệ, trông xe. Ngay cả những ngày Tết, anh cũng không về nhà mà kiếm việc làm thêm. Vì ngành học đặc thù nên chuyện học của chàng thủ khoa cũng khá đặc biệt. Hà Công Cương cho biết, anh có thể học ở bất cứ đâu, ngay cả khi đi bốc hàng thuê, bên người bao giờ cũng giắt sẵn cây sáo trúc để tranh thủ luyện tập. Học nhạc cụ dân tộc, hay luyện kèn Sona (người ta thường gọi là kèn đám ma) nên có thời điểm Hà Công Cương phải chuyển nhà trọ đến 2 - 3 lần một tháng vì những giờ tự học ở nhà ảnh hưởng đến những người xung quanh. Sau này, anh thường "trốn" ra bờ sông Tô Lịch để tự học, vì ở đó ít người qua lại, không làm ảnh hưởng đến ai.
Hà Công Cương chia sẻ: “Mình là người đầu tiên nhỏ nhất và đi học xa nhất làng. Đôi khi người ta cũng dị nghị không biết là mình có thành người hay không, đạo đức lối sống thế nào, nhưng lúc nào bố mẹ em cũng tin tưởng vào đứa con mình sinh ra. Được nhiều nhà báo quan tâm, đăng các bài báo lên thì gần như cả nhà em khóc. Trong quá trình học em luôn giấu giếm bố mẹ mình, thực sự bố mẹ không bao giờ biết em vất vả để có tiền ăn học, ở nhà chỉ nghĩ là mình đang đi học bình thường thôi. Nghỉ hè về là mình đi bốc mía, đi phụ hồ, đi đánh nhạc ở quán, công việc gì mình cũng làm trừ vi phạm pháp luật. Một năm mình chỉ nghỉ từ 28-2 Tết, 2 mình đi khắp đền, chùa nấu cơm cỗ, mình không nghĩ mình có thể làm được, nhưng vì cuộc sống, vì trang trải học hành mà mình cố và nén lòng lại.”
Với vài trăm nghìn trong túi, Hà Công Cương một mình bắt xe xuống thành phố dự thi với không ít trăn trở và lo toan. Niềm vui vỡ òa với anh và gia đình khi Hà Công Cương đỗ vào khoa Nghệ thuật dân tộc và miền núi, ngành Nhạc cụ dân tộc, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Xác định phải tự lập, nên ngay khi hoàn thành thủ tục nhập học, Hà Công Cương đã đi tìm việc làm để có tiền trang trải cho chi phí học tập và sinh hoạt đắt đỏ ở thành phố. Không chê bất cứ công việc gì, anh làm từ bưng bê, phục vụ trong quán ăn, quán cafe đến bảo vệ, trông xe. Ngay cả những ngày Tết, anh cũng không về nhà mà kiếm việc làm thêm. Vì ngành học đặc thù nên chuyện học của chàng thủ khoa cũng khá đặc biệt. Hà Công Cương cho biết, anh có thể học ở bất cứ đâu, ngay cả khi đi bốc hàng thuê, bên người bao giờ cũng giắt sẵn cây sáo trúc để tranh thủ luyện tập. Học nhạc cụ dân tộc, hay luyện kèn Sona (người ta thường gọi là kèn đám ma) nên có thời điểm Hà Công Cương phải chuyển nhà trọ đến 2 - 3 lần một tháng vì những giờ tự học ở nhà ảnh hưởng đến những người xung quanh. Sau này, anh thường "trốn" ra bờ sông Tô Lịch để tự học, vì ở đó ít người qua lại, không làm ảnh hưởng đến ai.
Hà Công Cương chia sẻ: “Mình là người đầu tiên nhỏ nhất và đi học xa nhất làng. Đôi khi người ta cũng dị nghị không biết là mình có thành người hay không, đạo đức lối sống thế nào, nhưng lúc nào bố mẹ em cũng tin tưởng vào đứa con mình sinh ra. Được nhiều nhà báo quan tâm, đăng các bài báo lên thì gần như cả nhà em khóc. Trong quá trình học em luôn giấu giếm bố mẹ mình, thực sự bố mẹ không bao giờ biết em vất vả để có tiền ăn học, ở nhà chỉ nghĩ là mình đang đi học bình thường thôi. Nghỉ hè về là mình đi bốc mía, đi phụ hồ, đi đánh nhạc ở quán, công việc gì mình cũng làm trừ vi phạm pháp luật. Một năm mình chỉ nghỉ từ 28-2 Tết, 2 mình đi khắp đền, chùa nấu cơm cỗ, mình không nghĩ mình có thể làm được, nhưng vì cuộc sống, vì trang trải học hành mà mình cố và nén lòng lại.”

Hà Công Cương mải mê biểu diễn sáo
Nhờ chăm chỉ, cần mẫn nên kết thúc 4 năm đại học, chàng trai dân tộc Tày đã trang bị được cho mình bảng thành tích đáng ngưỡng mộ: Đạt danh hiệu Sinh viên xuất sắc toàn khóa học 2011 - 2015; huy chương Bạc về độc tấu, hòa tấu nhạc cụ truyền thống tại Huế năm 2012; huy chương Bạc về độc tấu, hòa tấu nhạc cụ truyền thống toàn quốc tại Đà Lạt năm 2015. Năm 2015, Hà Công Cương tốt nghiệp với số điểm 9,52, vinh dự là một trong 98 gương mặt thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tuyên dương.
Nhận xét về cậu học trò đặc biệt của mình, Trung tá, Nghệ sy ưu tú, Nhạc sỹ Nguyễn Xuân Bắc nói: “Em Hà Công Cương có thể nói là một em học sinh tốt toàn diện. Trong suốt quá trình học ở đây, bên cạnh nỗ lực hoàn thiện về chuyên môn thì các hoạt động khác đều hoàn thành tốt. Trong quá trình học tập ở đây thì em Cương được kết nạp Đảng Cộng sản Việt Nam, đã chứng minh được sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của mình. Quan trọng hơn nữa trong kết quả tốt nghiệp vừa qua em đã vinh dự được thủ khoa xuất sắc nhất toàn trường. Chúng tôi tự hào đã ươn trồng được một em sinh viên tốt toàn diện.”
Chia sẻ về kế hoạch trong tương lai, Hà Công Cương cho biết, sẽ lên đường nhập ngũ để trở thành bộ đội theo đúng ước mơ và làm hồ sơ xin gia nhập một đoàn nghệ thuật quân đội để luôn được làm bạn với cây sáo trúc đã gắn bó với mình trong suốt những năm tháng tuổi thơ.
Hải Linh (Theo Nguyễn Hiền - VOV)
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận