Nhà khoa học nữ chế tạo 'mắt thần' cho vệ tinh Việt Nam
Thứ ba, 03/07/2018

Micro Dragon cuối năm nay sẽ bay vào vũ trụ với sự giúp đỡ của Nhật Bản. Vệ tinh này do các kỹ sư thuộc Trung tâm vũ trụ Việt Nam - VNSC (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) thiết kế và chế tạo. Điều đặc biệt, camera - "mắt thần" của vệ tinh do nhà khoa học nữ nhỏ nhắn Nguyễn Thị Thảo (30 tuổi, Hà Nội) đảm nhiệm.
Micro Dragon cuối năm nay sẽ bay vào vũ trụ với sự giúp đỡ của Nhật Bản. Vệ tinh này do các kỹ sư thuộc Trung tâm vũ trụ Việt Nam - VNSC (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) thiết kế và chế tạo. Điều đặc biệt, camera - "mắt thần" của vệ tinh do nhà khoa học nữ nhỏ nhắn Nguyễn Thị Thảo (30 tuổi, Hà Nội) đảm nhiệm.
Nhà khoa học nữ đầu tiên ngành công nghệ vũ trụ
Từ nhỏ, Nguyễn Thị Thảo đã thích ngắm nhìn bầu trời, quan sát các vì sao và luôn ước một ngày được bước vào không gian rộng lớn ngoài Trái Đất. Tốt nghiệp cấp 3, chị thi vào khoa Vật lý (Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội). Để theo đuổi ước mơ, Thảo làm luận văn về vệ tinh địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam Vinasat-1 vào vũ trụ năm 2008.
Tháng 10/2012, chị làm việc tại VNSC. Một năm sau, Thảo cùng 10 đồng nghiệp nam được cử sang các đại học ở Nhật Bản để đào tạo về công nghệ vũ trụ. Đây là khóa đầu tiên trong kế hoạch đưa 36 cán bộ trẻ sang Nhật đào tạo thạc sĩ về công nghệ vệ tinh.
Theo học Đại học Hokkaido, chị cùng đồng nghiệp mày mò chế tạo vệ tinh Micro Dragon dưới sự hướng dẫn của giáo sư người Nhật. Đây là vệ tinh quan sát Trái Đất, có trọng lượng 50 kg, kích thước 50x50x50 cm.
Tháng 10/2012, chị làm việc tại VNSC. Một năm sau, Thảo cùng 10 đồng nghiệp nam được cử sang các đại học ở Nhật Bản để đào tạo về công nghệ vũ trụ. Đây là khóa đầu tiên trong kế hoạch đưa 36 cán bộ trẻ sang Nhật đào tạo thạc sĩ về công nghệ vệ tinh.
Theo học Đại học Hokkaido, chị cùng đồng nghiệp mày mò chế tạo vệ tinh Micro Dragon dưới sự hướng dẫn của giáo sư người Nhật. Đây là vệ tinh quan sát Trái Đất, có trọng lượng 50 kg, kích thước 50x50x50 cm.

Vệ tinh Micro Dragon
Tham gia dự án trong hai năm 2013-2015, chị đảm nhận thiết kế nhiệm vụ cho vệ tinh. Để nắm rõ nhu cầu và mong muốn của người dùng, ngoài nghiên cứu tài liệu, Thảo phải liên hệ với đầu mối ở nhiều quốc gia để tìm hiểu về vệ tinh họ đang sử dụng.
Căn cứ vào điều kiện và nhu cầu thực tế ở Việt Nam, chị xác định nhiệm vụ cho Micro Dragon, thiết kế thông số cho camera. Là vệ tinh quang học, camera được xem như trái tim của Micro Dragon.
Căn cứ vào điều kiện và nhu cầu thực tế ở Việt Nam, chị xác định nhiệm vụ cho Micro Dragon, thiết kế thông số cho camera. Là vệ tinh quang học, camera được xem như trái tim của Micro Dragon.
Vượt qua chính mình
Lĩnh vực công nghệ vụ trụ ở Việt Nam còn rất mới mẻ, tài liệu không nhiều khiến Thảo gặp không ít bỡ ngỡ khi theo học tại Nhật. Ban đầu, chị chỉ được thầy giao nhiệm vụ rửa các vật dụng, dụng cụ thí nghiệm. Mất một thời gian chứng tỏ khả năng, chị mới được làm trực tiếp.
Hạn chế về sức khỏe nên Thảo luôn tự nhủ phải cố gắng hết mình để theo kịp đồng nghiệp nam. Có giai đoạn, chị dành 16 tiếng mỗi ngày ở phòng thí nghiệm, có hôm ở lại đến 3h-4h sáng. "Có tháng gần như không ngủ", chị chia sẻ.
Trong khi các bạn nam làm xong có thể ngủ ngay tại phòng thí nghiệm, thì chị muộn mấy cũng phải về nhà, mặc đêm khuya trời lạnh xuống âm độ.
"Công việc đòi hỏi tập trung và cường độ cao, nhiều lúc cảm thấy rất mệt mỏi. Những lúc như vậy tôi thường tập thể dục và luôn nhìn về phía trước", chị nhớ lại.
Những nỗ lực của Thảo và đồng nghiệp cuối cùng cũng được đền đáp khi vệ tinh Micro Dragon hoàn thành. Sau khi Nhật cấp phép an toàn thì vệ tinh này sẽ vào quỹ đạo nhờ tên lửa Epsilon của công ty IHI Aerospace (Nhật Bản).
Hạn chế về sức khỏe nên Thảo luôn tự nhủ phải cố gắng hết mình để theo kịp đồng nghiệp nam. Có giai đoạn, chị dành 16 tiếng mỗi ngày ở phòng thí nghiệm, có hôm ở lại đến 3h-4h sáng. "Có tháng gần như không ngủ", chị chia sẻ.
Trong khi các bạn nam làm xong có thể ngủ ngay tại phòng thí nghiệm, thì chị muộn mấy cũng phải về nhà, mặc đêm khuya trời lạnh xuống âm độ.
"Công việc đòi hỏi tập trung và cường độ cao, nhiều lúc cảm thấy rất mệt mỏi. Những lúc như vậy tôi thường tập thể dục và luôn nhìn về phía trước", chị nhớ lại.
Những nỗ lực của Thảo và đồng nghiệp cuối cùng cũng được đền đáp khi vệ tinh Micro Dragon hoàn thành. Sau khi Nhật cấp phép an toàn thì vệ tinh này sẽ vào quỹ đạo nhờ tên lửa Epsilon của công ty IHI Aerospace (Nhật Bản).

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thảo
"Vệ tinh phải phóng thành công lên vũ trụ và hoạt động thì lúc đó tôi mới thở phào được", chị nói và tiết lộ sau Micro Dragon sẽ là Nano Dragon.
Với Nano Dragon, Thảo cùng đồng nghiệp đang tham gia xử lý dữ liệu. Ngoài nghiên cứu chế tạo vệ tinh, chị hiện phụ trách Đài quan sát thiên văn ở Hòa Lạc (Hà Nội).
Thảo tâm sự, nghiên cứu công nghệ vũ trụ ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhưng vì đam mê khó mấy chị vẫn quyết theo đuổi.
Phạm Hương tổng hợp (theo Báo mới, Vnexpress)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận