Những điều không nên chờ đợi và trì hoãn trong cuộc sống
Thứ tư, 11/04/2018

Ngạn ngữ có câu: “Ngàn vàng khó mua được điều biết trước”. Khi chúng ta nhìn lại các sự tình trong quá khứ, không ít người cảm khái: “Nếu lúc trước thế này thế kia thì sự tình đã không như thế; sớm biết trước thì đã như thế, như thế…”
Ngạn ngữ có câu: “Ngàn vàng khó mua được điều biết trước”. Khi chúng ta nhìn lại các sự tình trong quá khứ, không ít người cảm khái: “Nếu lúc trước thế này thế kia thì sự tình đã không như thế; sớm biết trước thì đã như thế, như thế…”


Quá khứ đã qua không thể quay trở lại, vậy tại sao không nắm chắc thời điểm hiện tại, đưa ra lựa chọn đúng đắn, đừng để bản thân phải hối tiếc về sau? Dưới đây là 10 điều tốt nhất của cuộc sống mà chúng ta không nên chờ đợi…
Thứ 1: Đừng chờ đợi đến khi có được tình yêu mới bắt đầu cho đi tình yêu
Cuộc sống giống như một vở kịch, chờ đợi thường khiến người ta bỏ lỡ vẻ đẹp của nó. Cần đưa tay ra thì hãy cứ đưa tay ra, hạnh phúc là ở ngay bên cạnh bạn.
Nếu bạn không nguyện ý cho đi, thì tình yêu sẽ từ từ rời khỏi tầm tay bạn, thứ còn lưu lại chỉ là hối hận và tiếc nuối.
Thứ 2: Đừng chờ đợi đến khi chia xa mới tiếc nuối những phút giây bên nhau
Cái không giành được là cái tốt nhất, cái mất đi rồi thì lại muốn níu kéo. Con người thường khi chia ly mới hiểu được điều gì là quý trọng.
Trên đời này không có ai là hoàn hảo, hãy biết bao dung, yêu thương những người ở bên cạnh, đối xử tử tế với người khác cũng là tử tế với chính mình.
Thứ 3: Đừng chờ đợi đến khi cô đơn mới nhớ đến bạn bè
Bạn bè là gì? Một người bạn thật sự sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn của mình. Khi cô đơn, lo lắng, bạn sẽ luôn là người ở bên cạnh, không một câu phàn nàn, chỉ có một trái tim bao dung. Sẽ may mắn biết bao nếu trên cuộc đời này có được một người tri kỷ.
Thứ 4: Đừng chờ đợi đến khi thất bại mới nhớ lại lời người khác khuyên nhủ
Có câu: “Trung ngôn nghịch nhĩ, lợi vu hành. Lương dược khổ khẩu, lợi vu bệnh”, tức là lời thật tuy khó nghe nhưng là lời hữu ích, thuốc tốt tuy đắng nhưng có thể chữa lành bệnh.
Người ta thường có xu hướng nghe những lời êm tai mà bỏ qua những lời khuyên chân thành. Đến khi thất bại, mới thấy điều mình chấp nhất, mê luyến trước đó chỉ là hư ảo.
Thứ 5: Đừng đợi đến khi có người tán thưởng mới dám tự tin vào chính mình
Mỗi người đều có những ưu điểm riêng, hơn nữa sự tự tin là chìa khóa để thành công. Nếu cứ chờ đợi cho đến khi có ai đó đánh giá cao bạn, e rằng lúc đó đã là quá muộn.
Cuộc đời này chỉ có một lần, phải làm gì và muốn làm gì, hãy xác định mục tiêu và tự tin làm.
Thứ 6: Đừng chờ đợi đến khi bạn có chức vị thì mới chăm chỉ làm việc
Một số người dành cả cuộc đời của họ để chờ đợi một công việc như ý, và khi mái tóc đã ngả màu mới tiếc nuối vì quá cứng nhắc chờ đợi. Thế giới có vô vàn điều thú vị, chỉ cần chịu cố gắng, thì dù ở đâu bạn cũng sẽ có được công việc như ý.
Thứ 7: Đừng chờ đợi đến khi người khác chỉ ra mới biết mình sai
Can đảm thừa nhận sai lầm của mình không những không bị cười nhạo, mà ngược lại còn được mọi người tôn trọng.
Con người ai mà không mắc sai lầm, chỉ có điều có người rất giỏi che giấu đi sai lầm, có người thì dũng cảm thừa nhận nó. Biết cách tự suy xét bản thân, tài năng mới từ đó mà hiển lộ.
Thứ 8: Đừng chờ đợi cho đến khi có bạc triệu mới suy nghĩ đến giúp đỡ người nghèo
Giúp đỡ người khác luôn là một mỹ đức, nó không có giới hạn, không có điều kiện tiên quyết. Không nên đợi đến khi giàu có mới giúp, vì lúc đó có thể đã không còn cơ hội nữa.
Chúng ta phải biết rằng, cứu giúp người khác ngay cả khi mình chưa đủ khả năng mới thật ý nghĩa.
Thứ 9: Đừng chờ đợi đến khi mắc bệnh mới biết trân quý cuộc đời
Cuộc sống rất mong manh, một con kiến có thể chết dưới bàn chân của bạn bất cứ lúc nào, chỉ là bạn không cảm nhận thấy.
Chúng ta không thể nào biết được giới hạn cuộc đời của mình, vậy tại sao không trân trọng từng phút giây cuộc sống?
Thứ 10: Đừng chờ đợi đến lúc sắp chết mới cảm thấy khát khao cuộc sống
Cuộc sống như một dòng sông không có điểm cuối, không bến bờ, nó sẽ vẫn trôi mãi không ngừng nghỉ cho dù bạn có gặp phải biến cố như thế nào.
Mọi sinh mạng đều sẽ đến lúc kết thúc, thế nên khi còn có thể, hãy luôn biết ơn và yêu thương cuộc sống này.
Trì hoãn: Kẻ thù thầm lặng
Trì hoãn là một căn bệnh trầm kha, khiến bạn luôn cảm thấy day dứt mỗi khi không hoàn thành việc gì đó.

Bạn tự hỏi mình vì sao lại không giải quyết công việc một cách dứt điểm, mà cứ phải trì hoãn hết lần này đến lần khác. Vậy làm thế nào để thoát ra khỏi cái vòng xoáy vô hình ấy?
Có một dự án đang cần bạn hoàn thành gấp cho kịp deadline, và bạn đang dồn hết tâm trí và sự tập trung vào đó. Đột nhiên, bạn nảy ra ý định rằng, mình hôm nay chưa lướt 'Newsfeed' trên Facebook để cập nhật tin tức thì phải.
Dành khoảng 20 phút lướt chán chê, bạn lại muốn quay sang Instagram, chỉ muốn coi một vài bức ảnh đẹp mà thôi. Và rồi cuối cùng, khi đã cảm thấy mỏi mệt, một bộ phim sẽ là cứu cánh cho bạn và bạn sẽ lấy nó làm lý do để trì hoãn công việc của mình sang một buổi khác. Mà theo bạn, lúc đó mới thực sự là lúc thích hợp để làm việc.
Cảm giác trên có quen thuộc không? Nếu như tôi nói rằng, một trong những lý do khiến con người ta hay có thói quen thích trì hoãn là bởi vì chính những chiếc 'smartphone' bé nhỏ nhưng đầy quyền lực kia thì liệu bạn có tin?
Có một dự án đang cần bạn hoàn thành gấp cho kịp deadline, và bạn đang dồn hết tâm trí và sự tập trung vào đó. Đột nhiên, bạn nảy ra ý định rằng, mình hôm nay chưa lướt 'Newsfeed' trên Facebook để cập nhật tin tức thì phải.
Dành khoảng 20 phút lướt chán chê, bạn lại muốn quay sang Instagram, chỉ muốn coi một vài bức ảnh đẹp mà thôi. Và rồi cuối cùng, khi đã cảm thấy mỏi mệt, một bộ phim sẽ là cứu cánh cho bạn và bạn sẽ lấy nó làm lý do để trì hoãn công việc của mình sang một buổi khác. Mà theo bạn, lúc đó mới thực sự là lúc thích hợp để làm việc.
Cảm giác trên có quen thuộc không? Nếu như tôi nói rằng, một trong những lý do khiến con người ta hay có thói quen thích trì hoãn là bởi vì chính những chiếc 'smartphone' bé nhỏ nhưng đầy quyền lực kia thì liệu bạn có tin?
Tại sao bạn lại trì hoãn? Vì quá căng thẳng
Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, lý do chủ yếu khiến con người ta muốn trì hoãn mọi thứ đó là bởi vì stress. Và hễ cứ sau mỗi lần trì hoãn đó, mức độ stress lại càng có xu hướng tăng lên.
Không phải lúc nào trì hoãn cũng là điều xấu. Có 2 loại trì hoãn khác nhau: một là trì hoãn mang tính xây dựng, và hai là trì hoãn mang tính phá hoại.
Loại thứ nhất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất cứ hoạt động sáng tạo tri thức nào, bởi vì não bộ của bạn cần có thời gian nghỉ ngơi để phát huy trí tưởng tượng. Nhưng cốt lõi vấn đề là ở chỗ, bạn vẫn phải quay trở lại làm việc như bình thường.
Thử nghĩ xem, khi bạn cảm thấy bị căng thẳng, bạn sẽ tìm đến những hoạt động giúp giải phóng mình khỏi stress. Nhưng rốt cuộc bạn lại tìm cách chạy trốn thay vì đương đầu với nó, thông qua việc tự huyễn hoặc một lý do để tìm cách trì hoãn việc đó. Kết cục là bạn lại càng cảm thấy stress nhiều hơn trước.
Bạn càng không giữ được sự bình tĩnh thì bạn lại càng cảm thấy ức chế hơn, giống như đang bị mắc kẹt trong một chiếc đu quay không có điểm dừng. Và bạn quá sợ hãi đến mức không dám nhảy ra khỏi nó, mà thay vào đó lại chọn cách trì hoãn và ngồi trên chiếc đu quay ấy.
Việc chọn cách không trì hoãn đôi khi cũng gây ra stress do áp lực phải hoàn thành công việc, nhưng đó là stress có tính tích cực. Nó tạo động lực cho bạn tiếp tục công việc được giao.
Làm cách nào để thoát khỏi thói quen trì hoãn?
Nếu không tự tạo động lực cho bản thân, bạn sẽ không đạt được bất cứ thành quả gì trong cuộc sống. Không bị gò ép trong phạm vi công việc mà nó bao gồm cả những mặt khác của cuộc sống. Không ai khác ngoài chính bạn sẽ phải là người chủ động nắm lấy cơ hội để đạt được khát vọng của mình.
Cảm giác thất bại, hay sợ hãi, là có thật, nhưng nếu chỉ vì lý do ấy mà bạn phải trì hoãn mọi thứ thì dần dà bạn sẽ cảm thấy có một sức nặng vô hình nào đó đè chặt lên lưng mình. Và xung quanh mọi người đều đang bận rộn với công việc riêng của họ, thế nên cách duy nhất là bạn phải tự mình trải nghiệm tất cả. Hãy cứ thử bắt tay vào làm việc.
Đó không phải là cái gì đó quá to tát, ngược lại nó giúp bạn chuẩn bị tinh thần để tận hưởng thành quả chiến thắng về sau. Và hơn cả, nó giúp bạn tránh xa khỏi viễn cảnh phải sống co cụm trong nỗi âu lo, khổ sở và dằn vặt tại sao mình không dám làm điều này điều kia.
Trì hoãn dẫn đến stress mang tính tiêu cực, còn hành động sẽ tạo ra stress mang tính tích cực. Dù có thể nào đi nữa, việc tự mình trải nghiệm và xắn tay lên làm điều gì đó cũng mang lại chút động lực để bạn tiến về phía trước.
Thử nghĩ xem, cuộc sống còn có ý nghĩa hay không, nếu bạn không dám thử thách bản thân dù chỉ một chút? Một khi bạn học được cách đối phó với sự căng thẳng, việc phân tích tình huống và dựa vào đó để đưa ra quyết định nhằm giảm thiểu tác hại của stress hoàn toàn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nên nhớ rằng, stress mang tính tiêu cực sẽ tích tụ dần theo thời gian và gây ra vô số những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Còn stress mang tính tích cực sẽ tạo động lực giúp bạn giải quyết được công việc cũng như mang lại sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai
Tôi không trì hoãn, chỉ là thích chạy deadline thôi.
Có thể bạn đã biết, trong cơ thể con người có một loại hormone mang tên dopamine. Cứ mỗi lần bạn trì hoãn hoặc không làm một điều gì đó cần thiết để giải phóng bản thân khỏi stress, dopamine sẽ sản sinh ra hàng nghìn lần, gây kích thích hưng phấn hơn và khiến bạn cảm thấy càng ngày càng muốn trì hoãn hơn nữa.
Nói cách khác, về bản chất nó không khác gì một dạng ma túy cả. Và bạn phải học được cách để cai nghiện và thoát ra khỏi nó.
Tuy vậy, cũng đừng bao giờ dằn vặt bản thân sau mỗi lần trì hoãn, dù bạn có làm điều đó chủ đích hay không. Hãy nghĩ tới tương lai, đích đến, cảm giác chinh phục được mục tiêu của mình sẽ tuyệt vời như thế nào. Hãy để chúng dẫn lối và tạo động lực cho bạn.
Và quan trọng là hãy bắt tay vào việc đi, đừng trì hoãn. Không quan tâm đến đó là việc gì, chỉ cần biết rằng nó phục vụ cuộc sống tương lai của bạn là đủ. Đừng bao giờ để stress trở thành vật cản, hãy luôn trân trọng và coi nó giống như động lực để tiếp tục tiến lên.
Những người thành công nói gì về “sự trì hoãn”
Bill Gates đã từng nói: đừng bao giờ trở thành "con người của phút chót", chính ông cũng phải từ bỏ thói quen này mới có thể thành công

Thời sinh viên, Bill Gates từng là một "chàng trai của phút chót" khi luôn luôn ôn tập và chuẩn bị việc thi cử gấp rút ngay trước kỳ thi. Sau đó, ông đã nhận ra rằng "kinh doanh chính là một cuộc kiểm tra thực tế nghiêm túc, sẽ chẳng có ai ca ngợi tôi nếu như tôi làm việc vào phút chót".
Bill Gates là tỉ phú giàu có bậc nhất trên thế giới với khối tài sản lên tới 90 tỷ USD. Gates đã đi vào huyền thoại trong thế giới công nghệ khi sáng lập nên Microsoft – một trong những hãng công nghệ lớn nhất trên thế giới. Ông trở thành hình tượng của nhiều bạn trẻ về con người thành đạt trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống. Để có được thành công như ngày hôm nay, vị tỉ phú bậc nhất đã chiến thắng chính bản thân mình và vượt qua những thói quen xấu của bản thân, đặc biệt là sự trì hoãn.
Vào năm 2005, trong một cuộc trao đổi với Warren Buffett – người được mệnh danh là "Nhà tiên tri xứ Omaha", tỉ phú Bill Gates đã nói với sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh của trường Đại học Nebraska-Lincoln rằng ông từng là có thói quen trì hoãn nặng.
Thói quen này ngày một "tồi tệ" hơn khi Bill Gates bắt đầu theo học tại trường Đại học Harvard. Gates chia sẻ: "Tôi muốn thể hiện với tất cả mọi người rằng tôi đã không làm bất cứ công việc nào, không lên lớp và cũng chẳng quan tâm tới điều gì".
Gates thường tập trung vào phút chót, có những thời điểm chỉ hai ngày trước kỳ thi, ông mới nghiêm túc nghiên cứu và gấp rút chuẩn bị. Thời điểm đó Gates tự nhận thấy rằng mình là "anh chàng không làm gì cho tới phút cuối cùng".
Một người dùng của trang tin tức xã hội Reddit đã hỏi Gates rằng bằng cách nào mà ông có thể vượt qua các kỳ thi trong tình trạng trì trệ đến vậy? Ông tiết lộ mình chỉ chỉ thực sự "tập trung cao độ" trong giai đoạn ôn tập - khoảng thời gian khá ngắn ngủi mà trường đại học dành cho sinh viên trước mỗi kỳ thi cuối khóa.
Bằng cách sử dụng chiến lược ôn tập này, Gates hầu như nhận được mức điểm A. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về các bài giảng được ghi âm dành cho một lớp học hóa hữu cơ, Gates đã phát hiện ra việc một số video không hề có âm thanh hoặc thậm chí lỗi hình ảnh. "Điều này đã khiến tôi cảm thấy sợ và tôi đã nhận được điểm C+ trong khóa học đó" – Gates tiết lộ.
Vị tỉ phú giàu có nhất trên thế giới vẫn duy trì điều này cho đến khi ông bước chân vào giới kinh doanh. Gates chia sẻ rằng: "Khi bắt đầu gia nhập vào kinh doanh, tôi đã nhận thấy sự trì hoãn là một thói quen xấu thực sự. Có thể bạn không biết, tôi đã phải mất tới vài năm để có thể thay đổi được nó".
Trong một cuộc thảo luận tại Đại học Nebrask, Bill Gates đã nhận ra rằng "kinh doanh chính là một cuộc kiểm tra thực tế nghiêm túc". Và dĩ nhiên, "sẽ chẳng có ai ca ngợi tôi nếu như tôi làm việc vào phút chót". Chính vì thế, ông đã cố gắng "đảo ngược" thói quen xấu này của mình để có thể "luôn luôn nghiêm túc và đúng giờ" giống như những người mà ông biết ở trường đại học.
Bill Gates vẫn được biết đến là một anh chàng nổi trội ở trường mặc dù bản thân mang thói quen trì trệ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chi phí dành cho sự trì hoãn sẽ lớn hơn nhiều so với việc tự chủ và độc lập trong công việc. Theo khoa học tâm lý, một nghiên cứu với bề dày lên tới 20 năm thì "sự trì hoãn làm cho chất lượng công việc và mức độ hạnh phúc của con người bị ảnh hưởng".
Trong khi Bill Gates không còn có thể chờ đến phút cuối để hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng. Mặc dù ở thời điểm đó ông vẫn đang làm việc, song "sự trì hoãn không phải là thói quen tốt", Bill Gates cũng chia sẻ thêm.
Trì hoãn chính là một thói quen xấu cản trở bạn đến với thành công. Chính vì thế, hãy tư xây dựng cho bản thân mình những lộ trình và kế hoạch cụ thể để mỗi phút giây trôi qua đều trở nên "ý nghĩa" hơn bao giờ hết!
CEO Instagram nói về bí quyết chiến thắng sự trì hoãn
Kevin Systrom, kể cả lúc đã là CEO và đồng sáng lập của Instagram, đôi khi vẫn là nạn nhân của sự chần chừ.

Kevin Systrom, kể cả lúc đã là CEO và đồng sáng lập của Instagram, đôi khi vẫn là nạn nhân của sự chần chừ. Vì thế, tỷ phú 33 tuổi này đã tìm ra một cách đơn giản để bắt tay ngay vào việc chứ không "để mai tính".
"Nếu bạn không muốn làm gì đó, hãy thỏa thuận ngầm với chính mình là làm việc đó trong 5 phút thôi. Sau 5 phút, bạn sẽ thấy mình vẫn đang làm việc đó và không dừng lại nữa", CEO Instagram chia sẻ. Systrom không phải là người đầu tiên nhắc đến tác dụng của quy tắc "5 phút" và các biến thể của nó. Nhưng nếu muốn tận dụng triệt để gợi ý của Systrom, ta cần phải hiểu tại sao bí quyết này lại hiệu quả đến vậy. "Hầu hết sự trì hoãn là do sợ hãi hoặc mâu thuẫn nội tại", Christine Li - Nhà tâm lý học lâm sàng cho biết. Ngay cả khi chúng ta có động lực để hoàn thành một việc thì sự sợ hãi, sợ thất bại, chỉ trích hay stress, cũng khiến ta chùn bước.
Chúng ta muốn hoàn thành dự án nhưng cũng không muốn nỗi sợ kia trở thành hiện thực. "Sự mâu thuẫn này khiến ta không thể tiến lên được, và điều đó khiến chúng ta chững lại với sự trì hoãn, kể cả khi làm thế là vô lý". Nguyên tắc 5 phút sẽ giảm bớt sự ức chế này, dụ chúng ta vào ý tưởng là mình có thể nhúng tay chốc lát vào một dự án mà không ràng buộc gì cả.
Vì thế ta có quyền quyết định cam kết của mình sau khi 5 phút kết thúc, và điều này làm tăng cảm giác tự chủ và ra quyết định độc lập, chứ không phải cảm giác bị buộc phải làm gì đó mà ta không thực sự muốn làm.
Phương pháp này cũng làm giảm bớt cái mà các nhà tâm lý học gọi là "chi phí của một hoạt động", gồm có chi phí về cảm xúc (sợ hãi hoặc lo lắng), chi phí cơ hội (không thực hiện được các công việc khác), và chi phí nỗ lực (hoạt động này khiến ta mệt mỏi thế nào).
Động lực thực hiện một hành động sẽ tăng lên khi các chi phí này giảm đi. Vì thế so với một giờ làm việc, quãng thời gian chỉ 5 phút sẽ biến một gánh nặng thành cái gì đó nhanh chóng và lý thú.
Điều cốt yếu của quy tắc 5 phút nằm ở chỗ tại sao chúng ta lại tiếp tục sau khi 5 phút kết thúc một khi đã bắt tay vào việc. Một phần lý do là kỳ vọng về cách chúng ta cảm nhận trong suốt một hoạt động thường không chính xác. Một khi bạn bắt đầu, bạn thường có thái độ tích cực hơn so với mình tưởng tượng.
Ví dụ, nghiên cứu cho thấy nhìn chung các sinh viên nữ tin rằng họ học toán kém hơn so với các sinh viên nam. Tuy nhiên, sự khác biệt về giới lại biến mất khi họ được khảo sát về khả năng và sự lo lắng trong một bài kiểm tra toán.
Điều đó cho thấy kỳ vọng của các sinh viên nữ về những cảm xúc tiêu cực đối với môn toán không giống với cảm xúc thực của họ khi họ làm toán.
Hơn nữa, hầu hết các hoạt động, kể cả rửa bát hay kiểm tra chính tả một bài viết, cũng đều tạo ra trạng thái "dòng chảy", một thuật ngữ do nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi đặt tên và tạo ra.
Trong trạng thái này, chúng ta trở nên mải mê với một hoạt động đến nỗi quên hết mọi thứ xung quanh, khiến thời gian như thể đang trôi rất nhanh. Dòng chảy này nhiều khả năng xuất hiện hơn ở các hoạt động nhiều thử thách và kích thích. Rốt cuộc thì, bí quyết 5 phút của Systrom xoay quanh câu hỏi làm thế nào để ta kiểm soát được công việc của mình. Sau 5 phút làm việc tập trung cao độ, một dự án lớn vẫn là một dự án lớn – nhưng khi đã vượt qua được trở ngại ban đầu, nó sẽ không còn là điều không thể nữa.
"Nếu bạn không muốn làm gì đó, hãy thỏa thuận ngầm với chính mình là làm việc đó trong 5 phút thôi. Sau 5 phút, bạn sẽ thấy mình vẫn đang làm việc đó và không dừng lại nữa", CEO Instagram chia sẻ. Systrom không phải là người đầu tiên nhắc đến tác dụng của quy tắc "5 phút" và các biến thể của nó. Nhưng nếu muốn tận dụng triệt để gợi ý của Systrom, ta cần phải hiểu tại sao bí quyết này lại hiệu quả đến vậy. "Hầu hết sự trì hoãn là do sợ hãi hoặc mâu thuẫn nội tại", Christine Li - Nhà tâm lý học lâm sàng cho biết. Ngay cả khi chúng ta có động lực để hoàn thành một việc thì sự sợ hãi, sợ thất bại, chỉ trích hay stress, cũng khiến ta chùn bước.
Chúng ta muốn hoàn thành dự án nhưng cũng không muốn nỗi sợ kia trở thành hiện thực. "Sự mâu thuẫn này khiến ta không thể tiến lên được, và điều đó khiến chúng ta chững lại với sự trì hoãn, kể cả khi làm thế là vô lý". Nguyên tắc 5 phút sẽ giảm bớt sự ức chế này, dụ chúng ta vào ý tưởng là mình có thể nhúng tay chốc lát vào một dự án mà không ràng buộc gì cả.
Vì thế ta có quyền quyết định cam kết của mình sau khi 5 phút kết thúc, và điều này làm tăng cảm giác tự chủ và ra quyết định độc lập, chứ không phải cảm giác bị buộc phải làm gì đó mà ta không thực sự muốn làm.
Phương pháp này cũng làm giảm bớt cái mà các nhà tâm lý học gọi là "chi phí của một hoạt động", gồm có chi phí về cảm xúc (sợ hãi hoặc lo lắng), chi phí cơ hội (không thực hiện được các công việc khác), và chi phí nỗ lực (hoạt động này khiến ta mệt mỏi thế nào).
Động lực thực hiện một hành động sẽ tăng lên khi các chi phí này giảm đi. Vì thế so với một giờ làm việc, quãng thời gian chỉ 5 phút sẽ biến một gánh nặng thành cái gì đó nhanh chóng và lý thú.
Điều cốt yếu của quy tắc 5 phút nằm ở chỗ tại sao chúng ta lại tiếp tục sau khi 5 phút kết thúc một khi đã bắt tay vào việc. Một phần lý do là kỳ vọng về cách chúng ta cảm nhận trong suốt một hoạt động thường không chính xác. Một khi bạn bắt đầu, bạn thường có thái độ tích cực hơn so với mình tưởng tượng.
Ví dụ, nghiên cứu cho thấy nhìn chung các sinh viên nữ tin rằng họ học toán kém hơn so với các sinh viên nam. Tuy nhiên, sự khác biệt về giới lại biến mất khi họ được khảo sát về khả năng và sự lo lắng trong một bài kiểm tra toán.
Điều đó cho thấy kỳ vọng của các sinh viên nữ về những cảm xúc tiêu cực đối với môn toán không giống với cảm xúc thực của họ khi họ làm toán.
Hơn nữa, hầu hết các hoạt động, kể cả rửa bát hay kiểm tra chính tả một bài viết, cũng đều tạo ra trạng thái "dòng chảy", một thuật ngữ do nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi đặt tên và tạo ra.
Trong trạng thái này, chúng ta trở nên mải mê với một hoạt động đến nỗi quên hết mọi thứ xung quanh, khiến thời gian như thể đang trôi rất nhanh. Dòng chảy này nhiều khả năng xuất hiện hơn ở các hoạt động nhiều thử thách và kích thích. Rốt cuộc thì, bí quyết 5 phút của Systrom xoay quanh câu hỏi làm thế nào để ta kiểm soát được công việc của mình. Sau 5 phút làm việc tập trung cao độ, một dự án lớn vẫn là một dự án lớn – nhưng khi đã vượt qua được trở ngại ban đầu, nó sẽ không còn là điều không thể nữa.
Tìm hiểu 4 cách chữa “bệnh” trì hoãn
Trì hoãn không chỉ là vấn đề quản lý thời gian, đó là một căn bệnh tâm lý.
Một nghiên cứu mới từ Đại học Stcokholm đã xác nhận rằng sự trì hoãn không chỉ là vấn đề quản lý thời gian. Các nhà nghiên cứu tìm thấy lý do để kết luận rằng cảm tính chính là “công tắc” kích hoạt cho sự trì hoãn. Một số người cố tình để mọi việc đến phút cuối mới làm bởi vì họ nghĩ mình sẽ làm tốt hơn dưới áp lực, nhưng đến lúc đó thì mọi việc đã muộn.
Trong một bài viết trên Inc., Tiến sĩ Shatte - nhà sáng lập và Giám đốc khoa học tại meQuilibrium, một trung tâm “quản lý căng thẳng” (giúp khách hàng đánh bại stress và xây dựng khả năng phục hồi bằng cách thực hành các thói quen lành mạnh của cuộc sống), cho rằng những cảm xúc chán nản là khởi nguồn cho căn bệnh trì hoãn, được tác động bởi những suy nghĩ tiêu cực bên trong.
Trong một bài viết trên Inc., Tiến sĩ Shatte - nhà sáng lập và Giám đốc khoa học tại meQuilibrium, một trung tâm “quản lý căng thẳng” (giúp khách hàng đánh bại stress và xây dựng khả năng phục hồi bằng cách thực hành các thói quen lành mạnh của cuộc sống), cho rằng những cảm xúc chán nản là khởi nguồn cho căn bệnh trì hoãn, được tác động bởi những suy nghĩ tiêu cực bên trong.
Tiến sĩ Shatte là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm của Viện Brookings, một cựu giáo sư tâm lý học tại Đại học Pennsylvania và hiện đang làm việc tại Đại học Arizona ngành Y khoa. Ông phân tích diễn biến của căn bệnh trì hoãn: Thay vì đi ngay đến bàn làm việc, mở sách và đọc thì bạn lại để cảm xúc chán nản hoặc sự mệt mỏi trong suy nghĩ ngăn cản bước chân tiến về phía trước. Sau đó, bạn chọn những hoạt động mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn như lướt Facebook, xem tivi hay nằm nghĩ, để rồi cuối cùng bạn cảm thấy tồi tệ và hối tiếc khi nhìn lại.
Tại lớp học ở meQuilibrium, Shatte dạy học viên cách suy nghĩ để chống lại căn bệnh trì hoãn. Theo Shatte, có 4 cách để bắt đầu chuyển hướng suy nghĩ của bạn từ tâm trạng đắn đo, chán chường sang hướng hoạt động có mục đích và đưa bạn trở lại đường ray, nơi mà bạn đã thiết lập trước đó. Cụ thể:
Thứ 1: Tìm nguyên nhân gốc
Đầu tiên, bạn phải hiểu và xác định những gì bạn đang cố gắng vươn tới và những gì đang ngăn cản bạn. Hãy bắt đầu bằng việc tự đặt câu hỏi: Trường hợp tồi tệ nhất là gì? Đâu là nguyên nhân của vấn đề? Những cảm giác gì sẽ nảy sinh khi bạn đang cố gắng để viết dự án hoặc sắp đối mặt một cuộc trò chuyện khó khăn? Điều gì đang khiến bạn lo sợ và có thể xảy ra nếu bạn thực sự làm điều đó? Giải pháp?
Đối với hầu hết mọi người, trì hoãn là do lo lắng. Lo không thể đảm nhận hoặc làm không tốt công việc. Nhưng chỉ lo lắng mà không bắt tay vào thực hiện không phải là cách giải quyết và không thể mang lại kết quả gì.
Thứ 2: Nghĩ đến phần thưởng
Trong một bài viết trên Wall Street Journal, giáo sư tâm lý học Timothy Pychyl cho rằng cách để chữa lành tâm trạng trì hoãn trước viễn cảnh phải hành động là nghĩ đến phần thưởng bạn sẽ đạt được. Đây cũng là bí quyết để bạn thoát ra vòng xoáy Facebook.
Hãy tự nói với mình rằng khi làm một việc gì đó, bất cứ điều gì để hướng đến mục tiêu đều sẽ mang lại phần thưởng về sau. Hãy nghĩ về phần thưởng như là công cụ chống lại sự trì hoãn hiệu quả.
Thứ 3: Thay đổi tư duy
Cách bạn cảm nhận một tình huống sẽ quyết định cách bạn phản ứng với chúng và cuối cùng là hành động của bạn.
Nếu bạn nghĩ rằng “dự án này quá khó khăn và tôi sẽ không bao giờ có thể làm được”, cũng có nghĩa là bạn đang soi chiếc kính lúp vào những thách thức, và những khó khăn sẽ được phóng to lên, trong khi những lợi thế thì bị bỏ qua. Điều này sẽ triệt tiêu động lực của bạn. Thay vào đó hãy nghĩ: “Đây là một thử thách, nhưng tôi sẽ làm được, và phần thưởng sẽ đến ngay khi bắt đầu”.
Khi phải làm một dự án nhưng lại không biết bắt đầu ở đâu, cách tốt nhất để “đầu xuôi đuôi lọt” là tìm một phần trong dự án mà bạn biết rằng mình có thể làm tốt nhất và bắt đầu từ đó.
“Mỗi dự án, bất kể lớn hay nhỏ, đều có một điểm khởi đầu, đó là hãy bắt tay vào làm nó”, Tiến sĩ Shatte cho biết.
Thứ 4: Điều chỉnh mục tiêu
Cho dù bạn đang chán nản tới mức cảm thấy không có chút hy vọng nào để vượt qua được các chướng ngại, thì vẫn có hai lý do để bạn nên cố gắng. Lý do thứ nhất: Bạn có thể thành công.
Và lý do thứ hai: Ngay cả khi không thành công thì những nỗ lực để vượt qua khó khăn cũng giúp bạn hướng về phía trước, thay vì nhìn lại đằng sau.
Thay vì đặt mục tiêu là vượt chướng ngại vật, bạn hãy hướng đến những điều mà mình được thụ hưởng khi làm việc đó. Suy nghĩ này sẽ giúp bạn giải phóng năng lượng.
Vì vậy, lần sau khi bạn muốn tìm thấy chính mình trong một nhiệm vụ quan trọng, hãy làm theo các bước: tìm hiểu gốc rễ của vấn đề, nghĩ đến phần thưởng khi hoàn thành, thay đổi tư duy và điều chỉnh lại các chướng ngại vật. Bạn sẽ thấy danh sách những việc phải làm được rút ngắn và có thể thưởng thức thời gian đang trôi chậm lại.
Trần Đông (tổng hợp)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Sài Gòn có 1 ngôi trường cổ hơn 100 năm tuổi
- Vì sao nên ăn khoai lang?
- 6 hiện tượng thiên văn kỳ thú xuất hiện trong tháng 6 tại Việt Nam
- Cô giáo vùng cao yêu nghề, mến trẻ
- Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ Nữ 8/3
- Hướng dẫn cách ăn hải sản không gây dị ứng, ngộ độc
- Cách bố trí ăn uống trong dịch corona
- Cách chống nồm và phơi quần áo nhanh khô
- 6 thực phẩm ăn vào bữa sáng làm sáng da, chống lão hóa
- Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận