Những tấm gương vượt lên số phận
Thứ sáu, 28/09/2018

Câu chuyện về “cậu bé không tay” viết chữ bằng chân rất đẹp hay nghị lực đến trường suốt 9 năm của cậu học sinh lớp 9 không may bị bệnh xương thuỷ tinh khiến nhiều người cảm động...
Nam sinh "tí hon" 18 tuổi, nặng 20kg
Trương Hoàng Thiện sinh năm 2000, tức năm nay đã bước vào tuổi 18 nhưng do em bị khuyết tật bẩm sinh nên đi học muộn. Lẽ ra, nếu số phận khắc nghiệt không đến với em thì bằng tuổi này Thiện đã sắp tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, bỏ qua tất cả những khiếm khuyết, thua thiệt cả về thể chất, tinh thần, Thiện vẫn mang trong mình khát khao cháy bỏng đến trường, đến lớp như chúng bạn để học chữ.
Trương Hoàng Thiện sinh năm 2000, tức năm nay đã bước vào tuổi 18 nhưng do em bị khuyết tật bẩm sinh nên đi học muộn. Lẽ ra, nếu số phận khắc nghiệt không đến với em thì bằng tuổi này Thiện đã sắp tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, bỏ qua tất cả những khiếm khuyết, thua thiệt cả về thể chất, tinh thần, Thiện vẫn mang trong mình khát khao cháy bỏng đến trường, đến lớp như chúng bạn để học chữ.

11 tuổi, Thiện mới bắt đầu những tháng ngày chập chững đến trường, vào học lớp 1. Nhiều năm qua, không quản mưa nắng, mẹ em hằng ngày chở em đi học bằng xe máy và khi đến cổng trường thì bế em đưa lên lớp học. Thương bạn, cũng có những hôm, bạn bè trong trường thay nhau bế Thiện lên lớp.

Thấm thoắt, Thiện nay đã là lớp 9, dù dáng người nhỏ thó như em bé lớp 1 nhưng từ khuôn mặt, đến ánh mắt, cử chỉ... em đã cho thấy một con người đầy nghị lực, hoài bão. “Gia đình em có 3 anh em. Em là con trai cả, sau còn có 2 em, học lớp 10 và lớp 1, đều bình thường”, Thiện thổ lộ về bản thân.

Đến trường, Thiện ngồi học trên một cái ghế hết sức đặc biệt dành cho học sinh khuyết tật và học theo một chương trình đặc biệt phù hợp với khả năng của em. Thiện đọc thông, viết thạo, nói chuyện lưu loát, rất người lớn. “Em thích học môn Văn!”, Thiện tâm sự khi được hỏi về sở trường các môn học.
Thiện cho biết, gia đình em cũng bình dị như bao gia đình khác. Bố em làm nhân viên bảo vệ đảo yến ở Nha Trang, còn mẹ nội trợ và đưa em đến trường. Dù chỉ nặng khoảng 20kg nhưng Thiện cho rằng mình “nặng lắm” và nói thương mẹ vì hàng ngày phải cõng, bế em lên cầu thang của trường.

Cô Trần Thu Trà, Hiệu trưởng trường THCS Bùi Thị Xuân (TP Nha Trang), cho biết: em Thiện bị bệnh xương thủy tinh bẩm sinh rất đáng thương, nhưng bản thân em có một tinh thần rất lạc quan.
“Thiện từng nói, sẽ học cho đến khi không học được nữa”, cô hiệu trưởng kể. Em học theo chương trình dành cho học sinh khuyết tật, hòa nhập và được các thầy cô trong trường rất quan tâm.
Do hoàn cảnh khó khăn, mỗi lúc trong trường có học bổng, nhà trường đều ưu tiên dành tặng cho cậu học trò đầy nghị lực này.
Cậu bé không tay, viết chữ bằng chân rất đẹp
Về đến xã Cam An (Cam Lộ, Quảng Trị) hỏi nhà cậu bé không tay, viết chữ bằng chân rất đẹp là ai ai cũng biết. Nơi em sinh sống là căn nhà lụp xụp - Hà Văn Tài (7 tuổi, lớp 2B, Trường Tiểu học Lê Văn Tám), đang được bà ngoại nuôi dưỡng
Từ nhỏ Tài đã thiếu vắng hơi ấm của mẹ, khi Tài vừa được hơn 3 tuổi , thì mẹ em đi lấy chồng để em cho bà ngoại cưu mang. Bà ngoại nuôi Tài “chạy ăn từng bữa”. Tuổi thơ Tài lớn lên với bữa no bữa đói....

“Tài nó rất biết, chẳng bao giờ đòi đồng quà tấm bánh. Lúc nhỏ, nhiều khi cháu nó đói, dù nước mắt chảy nhưng nó chẳng bao giờ khóc thành tiếng . Những lúc như thế, nhìn cháu nó co chân lên mặt, lau lau nước mắt mà lòng tôi quặn thắt, thương cháu vô cùng”, bà ngoại Tài nghèn nghẹn.
Khi Tài đến tuổi đi học, bà ngoại em lặn lội đạp xe đạp đưa em đến nhiều trường tiểu học nhưng họ đều từ chối vì sợ em khó hòa nhập với chúng bạn, họ khuyên bà đưa em đến trường dành cho trẻ khuyết tật.
Sau đó, bà đưa Tài vào thành phố Đông Hà học trường khuyết tật Nguyễn Đình Chiểu. Học ở đây được gần 1 tháng, thì các thầy cô nơi đây khuyên bà nên đưa cháu về học trường cấp 1 ở địa phương vì Tài rất thông minh và hoạt bát, có thể học tập như một học sinh lành lặn.

Thương bà Bướm mỗi lần đưa cháu đi học một quãng đường xa, đồng thời thấy tư chất của Tài thông minh, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Lê Văn Tám (xã Cam An, Cam Lộ) đã quyết định nhận em vào học tại trường.
“Tôi mừng lắm. Đêm ấy, nhìn Tài hân hoan chuẩn bị sách vở để ngày mai đến trường mà lòng tôi vui rộn ràng”- bà Bướm tâm sự.
Vì không có đôi tay nên em phải tập viết chữ bằng chân. Ngày ấy, cô Hoàng Thị Sành là cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của Tài. Nhớ lại những ngày tháng luyện chữ cho Tài, cô Sành chia sẻ: “Trong đời đi dạy của mình, đây là lần đầu tiên tôi cầm chân luyện chữ nên bỡ ngỡ và rất vất vả.
Nhưng may, Tài rất chăm chỉ và chịu khó nên tôi càng quyết tâm giúp em viết con chữ bằng chân cho thành thạo”.
Trong quá trình luyện chữ, học tập, cô giáo Sành thường xuyên kể cho em nghe về những tấm gương cùng cảnh ngộ như em nhưng vượt khó vươn lên. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một trong những câu chuyện như thế. Hình ảnh và sự nỗ lực của thầy Ký đã ảnh hưởng đến Tài rất nhiều. Bức ảnh của thầy Ký được em dán trang trọng ở góc học tập.
Hà Văn Tài bây giờ đã học lớp 2, nhìn nét chữ tròn trịa và đều đặn của Tài không ai nghĩ nó lại được viết từ bàn chân nhỏ nhắn khiếm khuyết của em. Không chỉ viết chữ đẹp, Tài còn rất thích vẽ. Hiện cô Võ Thị Hà là giáo viên chủ nhiệm của Tài. Nói về Tài, cô Hà cho biết: “Tài thông minh, hoạt bát và tự tin lắm. Trong lớp em chơi hòa đồng cùng các bạn.

Các bạn cũng rất thương và chẳng bao giờ trêu chọc em. Tài rất biết nghe lời, chăm chỉ và chịu khó trong học tập. Cái gì không biết là hỏi cho bằng được.”
Ở nhà, Tài có thể tự vệ sinh thân thể và chăm sóc bản thân. Nhìn những động tác ăn cơm hay đánh răng bằng chân được Tài thực hiện một cách thuần thục, khiến tôi càng khâm phục hơn...
Tài cũng rất thích những trò chơi vận động, em thích đá bóng, bắn bi...Buổi chiều, sau giờ đến trường Tài thường chạy đi đá bóng với lũ trẻ cùng xóm. Nhìn Tài vui chơi, nói cười hồn nhiên cùng chúng bạn, tôi không khỏi xót xa về sự không may mắn của em.
Minh Tâm TH ( Dân Trí)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Thạc sĩ làm mô hình tối ưu hóa đường bay, giảm trễ chuyến
- Nữ kỹ sư đầu tiên tốt nghiệp xuất sắc ngành Kỹ thuật Hàng không
- Cô gái 9x đam mê bảo tồn động vật hoang dã
- Học sinh sáng chế thiết bị phát hiện bệnh ở cây lúa
- Chàng trai lấy mầm xanh để 'ươm mầm non'
- Tiết lộ đặc biệt về nam sinh có điểm Toán cao nhất thi HSG Quốc gia: Bị ốm ngay trước ngày...
- Nữ sinh chế tạo tay máy robot, đạt giải Nhất nghiên cứu khoa học
- Giáo sư 'sát thủ' của khí thải
- 13 nhà khoa học Việt vào bảng xếp hạng thế giới
- Sinh viên dùng CO2 hãm phát triển nấm mốc trên lúa
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận