Sự ra đời của máy ảnh
Thứ tư, 22/09/2021

Máy ảnh là một phát minh vô cùng quan trọng và sáng tạo trong lịch sử của loài người, cho đến nay loại máy móc này vẫn không ngừng được cải tiến về mọi mặt nhằm mang đến cho người dùng sự tiện lợi, hiện đại và cả sự thời trang nữa. Nhờ có sự xuất hiện của máy ảnh mà một lĩnh vực nghệ thuật đình đám cũng được ra đời, đó là nhiếp ảnh.
Máy ảnh là một phát minh vô cùng quan trọng và sáng tạo trong lịch sử của loài người, cho đến nay loại máy móc này vẫn không ngừng được cải tiến về mọi mặt nhằm mang đến cho người dùng sự tiện lợi, hiện đại và cả sự thời trang nữa. Nhờ có sự xuất hiện của máy ảnh mà một lĩnh vực nghệ thuật đình đám cũng được ra đời, đó là nhiếp ảnh.


Lịch sử ra đời của máy ảnh
Chiếc máy ảnh đầu tiên đã được định hình từ thế kỷ 11, và các loại máy ảnh của bây giờ được coi là một sự phát triển từ những “camera obscura” tiếng Latin obscura có nghĩa là “buồng tối”. Những “buồng tối” này là một thiết bị có niên đại từ thời cổ xưa của người Trung Hoa và Hy Lạp cổ, dùng một cái ông hay một cái lỗ kim để chiếu lại cảnh vật bên ngoại lộn ngược xuống trên một bề mặt.
Vào năm 1568, ông Danielo Barbaro đã sáng chế ra chiếc máy ảnh có thể thay đổi đường kính để tăng độ nét của ảnh. Năm 1802, Tomas Erdward và Gamphri Devid bằng cách in tiếp xúc đã cho ra ảnh trên một loại giấy đặc biệt (tuy nhiên những bức ảnh này không bền).
Năm 1816, một người tên là Zozep Nips đã sáng chế ra một chiếc máy ảnh kiểu hộp cho phép thu được ảnh âm bản. Năm 1835, ông William Tabot là người đầu tiên đã làm ra dương bản từ ảnh âm và cũng thu được những bức ảnh rất nét.
Năm 1839, ông Luis Dage đã công bố phát minh về một quá trình định vị ảnh trên các miếng bạc. Theo thời gian, rất nhiều người đóng góp ý tưởng và công sức vào việc hoàn thiện chiếc máy ảnh.
Cuối cùng, vào năm 1888 người ta đã thấy trên thị trường xuất hiện những chiếc máy ảnh hiện đại của hãng Eastman Dry Play and Film. Chiếc máy này nạp sẵn phim rộng 6cm đủ để chụp 100 kiểu ảnh. Sau khi chụp hết phim, máy ảnh được trả về... cho công ty để lấy phim ra và in tráng! Sau đó, nó được nạp lại phim và trả cho khách hàng.
Ảnh số được chụp đầu tiên vào tháng 12 năm 1975 bằng máy của hãng East man Kodak. Máy đó dùng bộ cảm biến CCD do Fairchild Semiconductor làm ra năm 1973. Máy này nặng 3,6Kg, chụp ảnh trắng đen có độ phân giải 10.000 Pixela và ghi vào băng từ. Chụp mỗi tấm ảnh mất 23 giây. Tuy nhiên, càng về sau Steven Sasson đã càng hoàn thiện sản phẩm của mình bằng cách thu gọn tối đa kích thước và phần cứng bên trong. Cũng chính sản phẩm này về sau đã đặt dấu chấm hết cho đế chế ảnh phim mà Kodak đã từng thống trị trong thời gian dài.
Máy chụp ảnh số đầu tiên trông giống máy chụp ảnh thường là máy Sony Magica (Magnetic Video Camera) sản xuất năm 1981.
Mãi tới năm 1984 Canon giới thiệu Canon RC-701, một máy chụp ảnh điện tử Analogue
Máy ảnh số thật sự đầu tiên là Fuji DS-1P vào năm 1988, hình chụp được ghi vào thẻ nhớ 16MB (phải nuôi bộ nhớ này bằng pin) nhưng có thể coi là sự nâng cấp to lớn về mặt lưu trữ.
Máy ảnh số đầu tiên được bán rộng rãi là Kodak DSC-100 năm 1991. Nó có độ phân giải 1,3MP và giá là 13.000$. Máy chụp ảnh số đầu tiên có màn hình tinh thể lỏng là Casio QC-10 năm 1995. Máy chụp ảnh số đầu tiên dùng Compact Flash là Kodak DC-25 năm 1996.
Nguyên lý hoạt động của máy ảnh
Chiếc máy ảnh (chụp phim) không ngừng được cải tiến theo chiều hướng gọn nhỏ thuận tiện và đẹp hơn, nhưng về cấu tạo đều phải có các bộ phận sau: Buồng tối máy ảnh; Ống kính máy ảnh; Tốc độ chớp (màn trập); Khẩu quang (cửa điều sáng). Khi kết hợp với phim và nguồn sáng nó sẽ cho ra những tấm ảnh như ý.
Muốn có một bức ảnh phải có nguồn sáng, nguồn sáng là yếu tố chính. Độ nhạy của phim (DIN,ASA) kết hợp với nguồn sáng qua hai bộ phận là tốc độ chớp và khẩu quang bắt hình ảnh vào phim (bản âm), qua khâu in phóng thành tấm ảnh (bản dương). Vì vậy, các yếu tố trên phải được kết hợp đúng với nhau mới cho ra những tấm ảnh đẹp (đúng sáng).
Thông số độ nhạy bắt sáng của phim là một định chuẩn, được tiêu chuẩn hoá theo máy đo sáng (MĐS) kết hợp với cửa điều sáng và tốc độ chớp (cũng được tiêu chuẩn hóa) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Đó là nguyên lý chung mà hiện nay dù máy ảnh (dùng phim) có tốt đến đâu, có tối tân hiện đại mấy vẫn phải lấy nguyên lý này làm nền tảng (Theo Nhiếp ảnh nguyên lý dữ thực dụng; Thượng Hải nhân dân kỹ thuật xuất bản xã
Cấu tạo
Buồng tối máy ảnh. Nằm trong thân máy là một hộp đựng phim tuyệt đối kín, phim chụp là chất bắt nhạy ánh sáng. Vì thế, buồng tối máy ảnh phải thật kín. Có trục kéo, trục cuốn phim vận hành bằng tay (máy cơ học), bằng mô tơ (máy điện tử).
Ống kính máy ảnh. Là vật chủ yếu để ghi nhận ảnh, định vị khoảng cách, sửa sai độ méo hình, chống loé sáng (halô). Có rất nhiều kiểu ống kính khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người cầm máy.

Tốc độ (Temps de poses). Là thang số mở khép của màn trập nhanh chậm theo thời gian đã được quy chuẩn sẵn được cấu tạo bởi các lực của đòn bẩy, tay đẩy thông qua lò xo hoặc rơle (B,1,2,4,8,15,30,60,125,250,500,1000,2000/giây).
Khẩu quang (dia phragm). Bộ phận này gồm các lá thép mỏng, mở ra khép lại theo thang số. Tuỳ theo quang độ của ống kính. Số nhỏ là số mở lớn, số lớn là độ khép nhỏ (F:1; 1,4; 2; 2,8; 4; 5,6; 8; 11; 16; 22). Cũng có loại khẩu quang (cửa điều sáng) là những lỗ to nhỏ cố định trên một lá kim loại đục sẵn, hoặc chỉ đơn giản là một cửa lọt sáng cố định. Khẩu quang khép càng nhỏ thì sự rõ nét trên ảnh càng kéo dài ra. Ngược lại, khẩu quang càng mở lớn thì sự rõ nét trong ảnh càng cạn. (Theo thực hành ảnh; Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp - 1989).
Phim. Có loại phim trắng đen và có loại phim màu, có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng thông dụng nhất là phim cỡ 35mm. Độ nhạy được quy chuẩn theo hai hệ DIN và ASA. Phim màu bán đảo âm (hay phim âm bản) gồm nhiều lớp tráng trên mặt nhựa (đế phim). 1, Lớp bắt nhạy màu lam; 2, Lớp Gélatine lọc màu vàng; 3, Lớp bắt nhạy màu lục; 4, Lớp bắt nhạy màu đỏ; 5, Chất trụ của phim; 6, Lớp chống loé (Theo Hỏi đáp về phim ảnh màu; Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp - 1988).
Các nhà sản xuất đã cho ra đời rất nhiều loại máy ảnh. Nhưng thực ra cũng chỉ có hai dòng chính là máy chụp với các kỹ thuật (Khẩu quang, Tốc độ, tiêu cự) đã được điều chỉnh tự động, thường gọi là máy điện tử, được dùng rộng dãi trong những người cầm máy không chuyên. Họ chỉ cần lấy khuôn hình cân đối và bấm máy là đã được những bức ảnh tương đối đẹp. Còn dòng máy cơ là máy điều chỉnh {Tiêu cự (độ nét), Cửa điều sáng, Tốc độ chớp} bằng tay. Nên đòi hỏi người cầm máy phải có kiến thức về kỹ thuật chụp ảnh và phải có kinh nghiệm nhất định. Nó cho phép người ta chụp được những tấm ảnh như ý. Máy cơ cũng có loại thiết kế vừa điều chỉnh được vừa tự động để người dùng thuận tiện hơn.
Nguồn: Wikipedia, khoahoc.tv (TL)
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Việt Nam có thuốc y học cổ truyền đầu tiên điều trị Covid-19
- Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2023: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo
- Na Uy mở đường hầm dài nhất thế giới cho xe đạp
- Ngày mai có thể quan sát nhật thực lai hiếm gặp
- Phó giáo sư Việt làm hệ thống sạc không dây cho ôtô điện
- Thủ tướng: 'Tập trung nhân lực cho công nghệ chip, vi mạch là hướng đi đúng'
- Tuổi Trái Đất được tính như thế nào?
- Ngoại trưởng Mỹ xem trình diễn robot tại Đại học Bách khoa Hà Nội
- Vì sao khi huấn luyện mô hình ChatGPT cần tới 700.000 lít nước?
- Ảnh chụp chưa từng có về 'tinh vân con cua'
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận