Chuyện về người Bí thư thứ nhất đầu tiên của Trung ương Đoàn
Thứ hai, 01/03/2021

T.Ư Đoàn vừa tổ chức Tọa đàm tham vấn ý kiến góp ý bản thảo ấn phẩm "Đồng chí Nguyễn Lam - Bí thư thứ nhất đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh" để phát hành cuốn sách vào dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn. Về người Bí thư đầu tiên của T.Ư Đoàn có những câu chuyện còn ít được biết.
T.Ư Đoàn vừa tổ chức Tọa đàm tham vấn ý kiến góp ý bản thảo ấn phẩm "Đồng chí Nguyễn Lam - Bí thư thứ nhất đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh" để phát hành cuốn sách vào dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn. Về người Bí thư đầu tiên của T.Ư Đoàn có những câu chuyện còn ít được biết.

Đồng chí Nguyễn Lam trong lần được tiếp đón Bác Hồ làm việc với Trung ương Ðoàn
… Ngày ấy, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công một thời gian, cô gái trẻ sớm tham gia cách mạng Nguyễn Thị Lan (quê Xuân Trường, Nam Ðịnh) được cử đi học một lớp bồi dưỡng cán bộ huyện ủy được tổ chức ở tỉnh nhà. Trong số giảng viên tham gia giảng dạy tại đây có ông Nguyễn Lam. Sau một thời gian học tập, cứ đến tiết của Nguyễn Lam giảng bài, Nguyễn Thị Lan lại cảm thấy ánh nhìn của thầy với mình có điểm gì đó khác lạ. Cô không hề biết rằng, giảng viên Nguyễn Lam khi đó đã yêu mình ngay từ lần gặp đầu tiên. Về phần Nguyễn Lam, tuy có tình cảm, nhưng anh lại không biết bày tỏ ra sao nên chỉ có thể bộc lộ qua ánh nhìn.
Khi lớp học sắp được nghỉ ít ngày, Nguyễn Lam bèn thổ lộ tình cảm của mình với chị Nguyễn Khoa Diệu Hồng, thời đó là lãnh đạo phụ nữ tỉnh Nam Ðịnh để nhờ giúp đỡ. Thế là mỗi khi đến gặp Nguyễn Lam, chị Diệu Hồng lại rủ Lan đi theo. Tuy nhiên, kế hoạch đó không có hiệu quả khi Nguyễn Thị Lan không hề biết ý tứ này. Cuối cùng, chị Diệu Hồng phải nói thẳng với Lan: “Em này, anh Lam thương em lắm đấy”. Lan sửng sốt: “Em làm sao mà anh ấy lại thương hả chị?”. Chị Diệu Hồng cười: “Em ngốc quá, thương là tiếng miền trong của chị, thương tức là “yêu” ấy mà”. Nghe vậy, Nguyễn Thị Lan bèn nói lảng: “Thôi, chị em mình ngủ đi để ngày mai còn đi học”.
Vào một buổi tối, khi Nguyễn Thị Lan đang ngồi xem lại tài liệu được nghe giảng ở lớp thì Nguyễn Lam sang chơi. Anh hỏi thăm cô về việc học tập, sinh hoạt tại đây ra sao, có gì khó khăn không?... Giọng Nguyễn Lam nhẹ nhàng, thoải mái, cứ rủ rỉ thân thiết như người anh nên Nguyễn Thị Lan thấy vui vẻ, tin tưởng. Sau đó, vào một đêm trăng thanh, nhân có văn công tới phục vụ, Nguyễn Lam mạnh dạn rủ Nguyễn Thị Lan đi xem. Trong quá trình xem, anh ướm hỏi: “Lan đã có bạn trai thân chưa?”.“Dạ chưa. Hồi còn đi học, bạn của anh em có gửi cho em một bức thư bằng tiếng Pháp, nhưng em không biết anh ấy viết gì”. Nghe vậy, Nguyễn Lam nói: “Vậy sau này nếu có ai hỏi thì em bảo mình đã có bạn trai rồi nhé”.
Một thời gian sau, chị Diệu Hồng chính thức kết nối để Nguyễn Lam và Nguyễn Thị Lan nên duyên vợ chồng. Ðám cưới diễn ra ở quê. Nhưng đúng ngày cưới, Nguyễn Lam bất ngờ nhận được tin địa bàn mình phụ trách tại Ninh Bình diễn ra việc bọn phản động đội lốt tôn giáo bắt cán bộ ta định chôn sống nên anh phải gấp rút đi xử lý. Ngay sau đó, cô dâu Nguyễn Thị Lan cũng mắc công việc đột xuất ở Nam Ðịnh nên cũng vắng mặt tại đám cưới. Tuy nhiên, đại diện hai họ đã có mặt, và tất cả đều cảm thông do hoàn cảnh thời chiến nên hôn lễ vẫn được tiến hành.

Bà Nguyễn Thị Lan bên cạnh bức phù điêu do báo Tiền Phong kính tặng để tri ân đồng chí Nguyễn Lam, nhân kỷ niệm 60 năm thành lập báo
Tại làng Ðại Cầu (xã Tiên Tân, Duy Tiên, Hà Nam) quê chồng, Nguyễn Thị Lan thấy có người gọi Nguyễn Lam với tên thật là Lê Hữu Vỵ. Quê ông trước đây thuộc tổng Lam Cầu của tỉnh Hà Nam, nên khi hoạt động cách mạng Lê Hữu Vỵ lấy bí danh là Lam và mang họ Nguyễn, trở thành Nguyễn Lam. Không lâu sau đám cưới, Nguyễn Lam chào mẹ và họ hàng để cùng vợ lên chiến khu Việt Bắc tiếp tục tham gia kháng chiến.
Chí công vô tư
Chiều 25/2, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn tổ chức tọa đàm tham vấn ý kiến góp ý bản thảo ấn phẩm “Đồng chí Nguyễn Lam – Bí thư thứ nhất đầu tiên BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Ngọc Lương bày tỏ sự trân trọng và lĩnh hội tất cả những ý kiến góp ý đầy tâm huyết tại tọa đàm để Tổ biên soạn bắt tay một bước nữa để hoàn thiện cuốn sách
Tọa đàm diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Hà Quang Dự, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư.
Bản dự thảo cuốn sách “Đồng chí Nguyễn Lam – Bí thư thứ nhất đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm 4 chương: chương 1 “Truyền thống quê hương và tuổi trẻ sôi nổi”; chương 2 “Người “thủ lĩnh” thanh niên nhiệt huyết, tận tâm, sâu sát chỉ đạo phong trào”; chương 3 “Đảm nhận những trọng trách được Trung ương Đảng giao phó”; chương 4 “Đồng chí Nguyễn Lam trong lòng đồng chí, đồng bào và bè bạn”. Bên cạnh đó là Lời Giới thiệu, Biên niên tiểu sử và phần Phụ lục hình ảnh.
Đánh giá cao ý tưởng, chủ trương biên soạn cuốn sách về đồng chí Nguyễn Lam
Đánh giá cao ý tưởng, chủ trương biên soạn và những thành quả bước đầu trong việc biên soạn cuốn sách về đồng chí Nguyễn Lam, góp ý tại tọa đàm, đại biểu Bùi Thế Đức, nguyên cán bộ Đoàn, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư cho rằng, Tổ biên soạn nên sưu tầm thêm ý kiến đánh giá của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở các giai đoạn trước, trong và sau thời kỳ đồng chí Nguyễn Lam đảm nhận vai trò Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn để tăng thêm tính đa chiều và ý nghĩa cho cuốn sách; hoàn thiện một số nội dung về tiền đề phát triển của tổ chức Đoàn gắn với bối cảnh qua các giai đoạn phát triển của đất nước; bổ sung mục lục cuốn sách để độc giả dễ theo dõi đồng thời thêm ảnh về thời kỳ đồng chí Nguyễn Lam là Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của bối cảnh lịch sử, đại biểu Quốc hội, nhà Sử học Dương Trung Quốc mong muốn Tổ biên soạn cuốn sách có sự tổng hợp, khái quát về vấn đề này để đưa vào ấn phẩm. Ông Dương Trung Quốc đánh giá cao ý tưởng, chủ trương của T.Ư Đoàn biên soạn, xuất bản ấn phẩm vào dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn. “Cuốn sách góp phần thể hiện sự trân trọng của thế hệ trẻ hiện nay đối với quá khứ; khẳng định, phát huy vai trò của T.Ư Đoàn trong việc giáo dục lý tưởng, trách nhiệm của thế hệ trẻ về nhận thức đối với lịch sử cũng như thể hiện sự kính trọng các bậc tiền nhân”, nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Quang cảnh buổi Tọa đàm
Cuốn sách ra đời đúng dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn
Ông Vũ Trọng Kim, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Cựu TNXP Việt Nam bày tỏ niềm tin tưởng, cuốn sách ra đời đúng dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn sẽ được đông đảo công chúng hoan nghênh, nhất là thế hệ trẻ. Theo ông Kim, Bí thư thứ nhất đầu tiên của T.Ư Đoàn Nguyễn Lam là mẫu hình lý tưởng người Cộng sản trẻ tuổi; người cán bộ Đoàn tài giỏi; người cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước mẫu mực về Cần - Kiệm – Liêm – Chính - Chí công vô tư. “Lý tưởng hiến dâng của đồng chí là ngọn đuốc soi đường cho sự phấn đấu, dấn thân của thế hệ trẻ ngày nay. Đây là điều thật xứng đáng nêu tâm gương cao cả cho mọi người học tập. Cái chuẩn giá trị tấm gương ở đây, không chỉ là tuổi trẻ tài cao, mà là tinh thần Nhân - Trí - Dũng”, ông Vũ Trọng Kim nhấn mạnh.

Con gái đồng chí Nguyễn Lam bà Lê Quang Minh chia sẻ tại buổi Tọa đàm
Có mặt tại buổi tọa đàm, bà Lê Quang Minh, con gái đồng chí Nguyễn Lam xúc động chia sẻ: “Qua những trang bản thảo của ấn phẩm, chúng tôi như được sống lại hình ảnh người cha yêu thương, gần gũi, luôn giáo dục con cháu thành những người tử tế, trau dồi lý tưởng, tri thức đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Ngày nay, hầu hết, con cháu trong nhà đều trở thành cán bộ viên chức nhà nước và sống xứng đáng với sự mong đợi, dạy dỗ của ba”.
Bà Minh hồi tưởng, khi sống, đồng chí Nguyễn Lam có tư duy sâu sắc, quyết định, nhưng ít khi nói về bản thân mình. Bà Minh bày tỏ niềm vui mừng, khi những tư liệu gia đình cung cấp cho Tổ biên soạn ấn phẩm đều được sử dụng hiệu quả, hợp lý.

Đồng chí Hà Quang Dự tán thành với các ý kiến góp ý tại buổi tọa đàm; đồng thời chia sẻ với những khó khăn của Tổ biên soạn trong quá trình hoàn thiện cuốn sách
Đồng chí Hà Quang Dự, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: nhấn mạnh, xuất bản cuốn sách “Đồng chí Nguyễn Lam – Bí thư thứ nhất đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” là 1 sự kiện rất quan trọng nằm trong chương trình kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn. Đồng chí Hà Quang Dự tán thành với các ý kiến góp ý tại buổi tọa đàm; đồng thời, chia sẻ với những khó khăn của Tổ biên soạn trong quá trình hoàn thiện cuốn sách. Đồng chí Hà Quang Dự nhấn mạnh: “Đồng chí Nguyễn Lam là tấm gương về một người Cộng sản có đức, có tài; là một người thanh niên giàu nhiệt huyết, luôn trung thành với lý tưởng cách mạng; một cán bộ Đoàn tận tụy, sáng tạo, xây dựng và thúc đẩy phong trào thanh niên phát triển. Đọc bản thảo cuốn sách, tôi bị cuốn hút bởi sự say mê, sáng tạo của đồng chí trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào”.
Theo đồng chí Hà Quang Dự, cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của đồng chí Nguyễn Lam rất phong phú, sôi nổi nên khó tránh được những điều chưa kể hết, viết hết được trong một ấn phẩm lần đầu tiên xuất bản. “Cuốn sách này thiên về nội dung tái hiện chân dung của Bí thư thứ nhất đầu tiên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Sự tái hiện này cho anh em cán bộ Đoàn và tuổi trẻ thấy được một nhà lãnh đạo Đoàn và dẫn dắt thanh niên với tài năng, ý chí cách mạng, tình cảm trong giai đoạn đó như thế nào”.
Tri ân với lớp người đi trước
Phát biểu tại Hội nghị, anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư cho biết, ấn phẩm "Đồng chí Nguyễn Lam – Bí thư thứ nhất đầu tiên BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” là nội dung đặc biệt quan trọng được Ban Thường vụ, Ban Chấp hành T.Ư Đoàn chuẩn bị từ sớm. Theo anh Lương, để có được ấn phẩm, T.Ư Đoàn có một quá trình chuẩn bị lâu dài, công phu. Tổ biên soạn cuốn sách được thành lập từ năm 2019. Qua các giai đoạn sưu tầm tư liệu, điều chỉnh đề cương, định hướng bút pháp, văn phong cuốn sách theo hướng viết về chân dung một thủ lĩnh Đoàn có câu chuyện, có chi tiết, có mạch truyện lay động, có sức hút với bạn đọc trẻ, không đơn thuần là một cuốn tiểu sử lãnh đạo. “Cuốn sách được thực hiện như một sự tri ân với lớp người đi trước; đồng thời, thông qua đó, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ hiện nay và mai sau”, anh Lương nói.
Anh Lương bày tỏ sự trân trọng và lĩnh hội tất cả những ý kiến góp ý đầy tâm huyết tại tọa đàm để Tổ biên soạn bắt tay một bước nữa để hoàn thiện cuốn sách. “Chúng tôi nỗ lực cao nhất, cố gắng ra mắt cuốn sách này vào dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn”, anh Lương nhấn mạnh.

Đồng chí Nguyễn Lam trong lần được tiếp đón Bác Hồ làm việc với Trung ương Ðoàn
Ðám cưới vắng cô dâu, chú rể
… Ngày ấy, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công một thời gian, cô gái trẻ sớm tham gia cách mạng Nguyễn Thị Lan (quê Xuân Trường, Nam Ðịnh) được cử đi học một lớp bồi dưỡng cán bộ huyện ủy được tổ chức ở tỉnh nhà. Trong số giảng viên tham gia giảng dạy tại đây có ông Nguyễn Lam. Sau một thời gian học tập, cứ đến tiết của Nguyễn Lam giảng bài, Nguyễn Thị Lan lại cảm thấy ánh nhìn của thầy với mình có điểm gì đó khác lạ. Cô không hề biết rằng, giảng viên Nguyễn Lam khi đó đã yêu mình ngay từ lần gặp đầu tiên. Về phần Nguyễn Lam, tuy có tình cảm, nhưng anh lại không biết bày tỏ ra sao nên chỉ có thể bộc lộ qua ánh nhìn.
Khi lớp học sắp được nghỉ ít ngày, Nguyễn Lam bèn thổ lộ tình cảm của mình với chị Nguyễn Khoa Diệu Hồng, thời đó là lãnh đạo phụ nữ tỉnh Nam Ðịnh để nhờ giúp đỡ. Thế là mỗi khi đến gặp Nguyễn Lam, chị Diệu Hồng lại rủ Lan đi theo. Tuy nhiên, kế hoạch đó không có hiệu quả khi Nguyễn Thị Lan không hề biết ý tứ này. Cuối cùng, chị Diệu Hồng phải nói thẳng với Lan: “Em này, anh Lam thương em lắm đấy”. Lan sửng sốt: “Em làm sao mà anh ấy lại thương hả chị?”. Chị Diệu Hồng cười: “Em ngốc quá, thương là tiếng miền trong của chị, thương tức là “yêu” ấy mà”. Nghe vậy, Nguyễn Thị Lan bèn nói lảng: “Thôi, chị em mình ngủ đi để ngày mai còn đi học”.
Vào một buổi tối, khi Nguyễn Thị Lan đang ngồi xem lại tài liệu được nghe giảng ở lớp thì Nguyễn Lam sang chơi. Anh hỏi thăm cô về việc học tập, sinh hoạt tại đây ra sao, có gì khó khăn không?... Giọng Nguyễn Lam nhẹ nhàng, thoải mái, cứ rủ rỉ thân thiết như người anh nên Nguyễn Thị Lan thấy vui vẻ, tin tưởng. Sau đó, vào một đêm trăng thanh, nhân có văn công tới phục vụ, Nguyễn Lam mạnh dạn rủ Nguyễn Thị Lan đi xem. Trong quá trình xem, anh ướm hỏi: “Lan đã có bạn trai thân chưa?”.“Dạ chưa. Hồi còn đi học, bạn của anh em có gửi cho em một bức thư bằng tiếng Pháp, nhưng em không biết anh ấy viết gì”. Nghe vậy, Nguyễn Lam nói: “Vậy sau này nếu có ai hỏi thì em bảo mình đã có bạn trai rồi nhé”.
Một thời gian sau, chị Diệu Hồng chính thức kết nối để Nguyễn Lam và Nguyễn Thị Lan nên duyên vợ chồng. Ðám cưới diễn ra ở quê. Nhưng đúng ngày cưới, Nguyễn Lam bất ngờ nhận được tin địa bàn mình phụ trách tại Ninh Bình diễn ra việc bọn phản động đội lốt tôn giáo bắt cán bộ ta định chôn sống nên anh phải gấp rút đi xử lý. Ngay sau đó, cô dâu Nguyễn Thị Lan cũng mắc công việc đột xuất ở Nam Ðịnh nên cũng vắng mặt tại đám cưới. Tuy nhiên, đại diện hai họ đã có mặt, và tất cả đều cảm thông do hoàn cảnh thời chiến nên hôn lễ vẫn được tiến hành.

Bà Nguyễn Thị Lan bên cạnh bức phù điêu do báo Tiền Phong kính tặng để tri ân đồng chí Nguyễn Lam, nhân kỷ niệm 60 năm thành lập báo
Tại làng Ðại Cầu (xã Tiên Tân, Duy Tiên, Hà Nam) quê chồng, Nguyễn Thị Lan thấy có người gọi Nguyễn Lam với tên thật là Lê Hữu Vỵ. Quê ông trước đây thuộc tổng Lam Cầu của tỉnh Hà Nam, nên khi hoạt động cách mạng Lê Hữu Vỵ lấy bí danh là Lam và mang họ Nguyễn, trở thành Nguyễn Lam. Không lâu sau đám cưới, Nguyễn Lam chào mẹ và họ hàng để cùng vợ lên chiến khu Việt Bắc tiếp tục tham gia kháng chiến.
Chí công vô tư
Tại nhà bà Nguyễn Thị Lan, trong phòng riêng có một bức tranh khá to chụp ông Nguyễn Lam trên đường đi công tác, đang dắt chiếc xe đạp qua một con suối cạn tại chiến khu Việt Bắc. Bà Lan cho biết, bức ảnh đó chụp năm 1948, cách đây đúng 70 năm, sau khi vợ chồng ông bà sinh con gái đầu được một tuần. Rồi bà kể, lên Việt Bắc, do nhiệm vụ nên hai người ít khi được ở gần nhau. Ðến khi sinh con đầu lòng, họ mới được ở cùng nhau một thời gian. “Năm 1948 cũng là thời gian chồng tôi chuyển về Ban Dân vận do đồng chí Hoàng Quốc Việt phụ trách. Tại đây, anh Lam được phân công đảm nhiệm phong trào thanh niên cứu quốc (TNCQ). Bức ảnh này chụp tại thời điểm anh Lam đi công tác tới các địa phương để kết nối các phong trào thanh niên”- bà Lan cho biết.
Bà Lan chia sẻ: “Chồng tôi trưởng thành từ phong trào thanh niên nên ông tâm niệm, muốn giáo dục được thanh niên cần chí công vô tư”. Rồi bà kể một số chuyện, trong đó câu chuyện bà kể liên quan đến gia đình của mình khiến tôi ấn tượng hơn cả. Ðó là được sự quan tâm của cha mẹ, các con của vợ chồng ông Nguyễn Lam đều chịu khó học tập và học giỏi. Kết quả, người con gái lớn của ông khi thi đại học đã đủ điểm đi học nước ngoài. Sau đó, một người con gái khác thi đỗ đại học loại giỏi và cũng được Bộ Ðại học cử đi học nước ngoài. Khi giấy báo về gia đình, ông Nguyễn Lam quyết định xin rút vì quy định thời đó chỉ cho mỗi gia đình một người đi học nước ngoài. Nhưng khi nhận được đề nghị của gia đình, Ban Tuyển sinh không cho rút vì Bộ Ðại học đã chốt danh sách.

Thân nhân gia đình đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đầu tiên tới tham dự lễ gắn biển tên phố Nguyễn Lam tại Hà Nội
Ðang lúc chuẩn bị lên Bộ Ðại học để đề nghị, tình cờ bà Lan đi chữa răng thì gặp Bộ trưởng Bộ Ðại học Tạ Quang Bửu. Sau khi nghe đề nghị, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu trả lời: “Anh Lam nói vậy là đúng”. Sau đó, con ông Nguyễn Lam đã học Ðại học Bách khoa ở trong nước. “Lần khác, con trai tôi học Ðại học Kỹ thuật Quân sự mắc khuyết điểm. Khi hiệu trưởng nhà trường là anh họ tôi đến nhà hỏi ý kiến, chồng tôi đã trả lời: Cháu là người của nhà trường thì tùy các anh giáo dục, tôi có ý kiến sao được. Thế là con tôi được đưa xuống một đơn vị ở Ninh Bình, ở đó đã chịu khó phấn đấu và được kết nạp Ðảng” - bà Lan chia sẻ khi kết thúc câu chuyện.
Ra mắt sách về Bí thư thứ nhất đầu tiên BCH T.Ư Đoàn dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn
Chiều 25/2, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn tổ chức tọa đàm tham vấn ý kiến góp ý bản thảo ấn phẩm “Đồng chí Nguyễn Lam – Bí thư thứ nhất đầu tiên BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.

Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Ngọc Lương bày tỏ sự trân trọng và lĩnh hội tất cả những ý kiến góp ý đầy tâm huyết tại tọa đàm để Tổ biên soạn bắt tay một bước nữa để hoàn thiện cuốn sách
Tọa đàm diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Hà Quang Dự, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư.
Bản dự thảo cuốn sách “Đồng chí Nguyễn Lam – Bí thư thứ nhất đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gồm 4 chương: chương 1 “Truyền thống quê hương và tuổi trẻ sôi nổi”; chương 2 “Người “thủ lĩnh” thanh niên nhiệt huyết, tận tâm, sâu sát chỉ đạo phong trào”; chương 3 “Đảm nhận những trọng trách được Trung ương Đảng giao phó”; chương 4 “Đồng chí Nguyễn Lam trong lòng đồng chí, đồng bào và bè bạn”. Bên cạnh đó là Lời Giới thiệu, Biên niên tiểu sử và phần Phụ lục hình ảnh.
Đánh giá cao ý tưởng, chủ trương biên soạn cuốn sách về đồng chí Nguyễn Lam
Đánh giá cao ý tưởng, chủ trương biên soạn và những thành quả bước đầu trong việc biên soạn cuốn sách về đồng chí Nguyễn Lam, góp ý tại tọa đàm, đại biểu Bùi Thế Đức, nguyên cán bộ Đoàn, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư cho rằng, Tổ biên soạn nên sưu tầm thêm ý kiến đánh giá của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở các giai đoạn trước, trong và sau thời kỳ đồng chí Nguyễn Lam đảm nhận vai trò Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn để tăng thêm tính đa chiều và ý nghĩa cho cuốn sách; hoàn thiện một số nội dung về tiền đề phát triển của tổ chức Đoàn gắn với bối cảnh qua các giai đoạn phát triển của đất nước; bổ sung mục lục cuốn sách để độc giả dễ theo dõi đồng thời thêm ảnh về thời kỳ đồng chí Nguyễn Lam là Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của bối cảnh lịch sử, đại biểu Quốc hội, nhà Sử học Dương Trung Quốc mong muốn Tổ biên soạn cuốn sách có sự tổng hợp, khái quát về vấn đề này để đưa vào ấn phẩm. Ông Dương Trung Quốc đánh giá cao ý tưởng, chủ trương của T.Ư Đoàn biên soạn, xuất bản ấn phẩm vào dịp kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn. “Cuốn sách góp phần thể hiện sự trân trọng của thế hệ trẻ hiện nay đối với quá khứ; khẳng định, phát huy vai trò của T.Ư Đoàn trong việc giáo dục lý tưởng, trách nhiệm của thế hệ trẻ về nhận thức đối với lịch sử cũng như thể hiện sự kính trọng các bậc tiền nhân”, nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.

Quang cảnh buổi Tọa đàm
Cuốn sách ra đời đúng dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn
Ông Vũ Trọng Kim, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Cựu TNXP Việt Nam bày tỏ niềm tin tưởng, cuốn sách ra đời đúng dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn sẽ được đông đảo công chúng hoan nghênh, nhất là thế hệ trẻ. Theo ông Kim, Bí thư thứ nhất đầu tiên của T.Ư Đoàn Nguyễn Lam là mẫu hình lý tưởng người Cộng sản trẻ tuổi; người cán bộ Đoàn tài giỏi; người cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước mẫu mực về Cần - Kiệm – Liêm – Chính - Chí công vô tư. “Lý tưởng hiến dâng của đồng chí là ngọn đuốc soi đường cho sự phấn đấu, dấn thân của thế hệ trẻ ngày nay. Đây là điều thật xứng đáng nêu tâm gương cao cả cho mọi người học tập. Cái chuẩn giá trị tấm gương ở đây, không chỉ là tuổi trẻ tài cao, mà là tinh thần Nhân - Trí - Dũng”, ông Vũ Trọng Kim nhấn mạnh.

Con gái đồng chí Nguyễn Lam bà Lê Quang Minh chia sẻ tại buổi Tọa đàm
Có mặt tại buổi tọa đàm, bà Lê Quang Minh, con gái đồng chí Nguyễn Lam xúc động chia sẻ: “Qua những trang bản thảo của ấn phẩm, chúng tôi như được sống lại hình ảnh người cha yêu thương, gần gũi, luôn giáo dục con cháu thành những người tử tế, trau dồi lý tưởng, tri thức đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Ngày nay, hầu hết, con cháu trong nhà đều trở thành cán bộ viên chức nhà nước và sống xứng đáng với sự mong đợi, dạy dỗ của ba”.
Bà Minh hồi tưởng, khi sống, đồng chí Nguyễn Lam có tư duy sâu sắc, quyết định, nhưng ít khi nói về bản thân mình. Bà Minh bày tỏ niềm vui mừng, khi những tư liệu gia đình cung cấp cho Tổ biên soạn ấn phẩm đều được sử dụng hiệu quả, hợp lý.

Đồng chí Hà Quang Dự tán thành với các ý kiến góp ý tại buổi tọa đàm; đồng thời chia sẻ với những khó khăn của Tổ biên soạn trong quá trình hoàn thiện cuốn sách
Đồng chí Hà Quang Dự, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn: nhấn mạnh, xuất bản cuốn sách “Đồng chí Nguyễn Lam – Bí thư thứ nhất đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” là 1 sự kiện rất quan trọng nằm trong chương trình kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn. Đồng chí Hà Quang Dự tán thành với các ý kiến góp ý tại buổi tọa đàm; đồng thời, chia sẻ với những khó khăn của Tổ biên soạn trong quá trình hoàn thiện cuốn sách. Đồng chí Hà Quang Dự nhấn mạnh: “Đồng chí Nguyễn Lam là tấm gương về một người Cộng sản có đức, có tài; là một người thanh niên giàu nhiệt huyết, luôn trung thành với lý tưởng cách mạng; một cán bộ Đoàn tận tụy, sáng tạo, xây dựng và thúc đẩy phong trào thanh niên phát triển. Đọc bản thảo cuốn sách, tôi bị cuốn hút bởi sự say mê, sáng tạo của đồng chí trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào”.
Theo đồng chí Hà Quang Dự, cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của đồng chí Nguyễn Lam rất phong phú, sôi nổi nên khó tránh được những điều chưa kể hết, viết hết được trong một ấn phẩm lần đầu tiên xuất bản. “Cuốn sách này thiên về nội dung tái hiện chân dung của Bí thư thứ nhất đầu tiên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Sự tái hiện này cho anh em cán bộ Đoàn và tuổi trẻ thấy được một nhà lãnh đạo Đoàn và dẫn dắt thanh niên với tài năng, ý chí cách mạng, tình cảm trong giai đoạn đó như thế nào”.
Tri ân với lớp người đi trước
Phát biểu tại Hội nghị, anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư cho biết, ấn phẩm "Đồng chí Nguyễn Lam – Bí thư thứ nhất đầu tiên BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh” là nội dung đặc biệt quan trọng được Ban Thường vụ, Ban Chấp hành T.Ư Đoàn chuẩn bị từ sớm. Theo anh Lương, để có được ấn phẩm, T.Ư Đoàn có một quá trình chuẩn bị lâu dài, công phu. Tổ biên soạn cuốn sách được thành lập từ năm 2019. Qua các giai đoạn sưu tầm tư liệu, điều chỉnh đề cương, định hướng bút pháp, văn phong cuốn sách theo hướng viết về chân dung một thủ lĩnh Đoàn có câu chuyện, có chi tiết, có mạch truyện lay động, có sức hút với bạn đọc trẻ, không đơn thuần là một cuốn tiểu sử lãnh đạo. “Cuốn sách được thực hiện như một sự tri ân với lớp người đi trước; đồng thời, thông qua đó, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ hiện nay và mai sau”, anh Lương nói.
Anh Lương bày tỏ sự trân trọng và lĩnh hội tất cả những ý kiến góp ý đầy tâm huyết tại tọa đàm để Tổ biên soạn bắt tay một bước nữa để hoàn thiện cuốn sách. “Chúng tôi nỗ lực cao nhất, cố gắng ra mắt cuốn sách này vào dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn”, anh Lương nhấn mạnh.
Minh Trang tổng hợp
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Hơn 300 thanh niên khu vực miền Bắc tham gia lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ năm 2023
- Ngày Sách Việt Nam
- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
- THANH NIÊN VIỆT NAM TIÊN PHONG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
- Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật
- NASA hợp tác với Nhật Bản để lấy mẫu mặt trăng sao Hỏa
- Tiến sĩ Việt phát triển hệ thống xử lý mẫu DNA kích hoạt bằng giọng nói
- Những con số kỷ lục cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng Thế giới 2023
- Công nghệ số, nhân tài số và chuyển đổi số tạo nên chiếc cánh công nghệ Việt Nam
- Thông báo danh sách thí sinh vào Vòng chung kết Quốc gia MOSWC – VIETTEL 2023
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận