Kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Thứ tư, 13/03/2019

Cá tra là một trong những loài cá có giá trị kinh tế phổ biến ở Đông Nam Á ( camphuchia, Thai Lan, Indonesia,…) là một trong các loài nuôi quan trọng của khu vực này. Đồng bằng Nam Bộ đã có truyền thống nuôi cá Tra phổ biến trong ao và bè. Năng suất nuôi cá tra rất cao, trong ao đạt tới 60-70 tấn/ha, trong bè có thể đạt tới 100-300 kg/m2 nước bè nuôi. Cá tra đang trở thành một đối tượng có giá trị xuất khẩu trong thời gian gần đây.
Cá tra là một trong những loài cá có giá trị kinh tế phổ biến ở Đông Nam Á ( camphuchia, Thai Lan, Indonesia,…) là một trong các loài nuôi quan trọng của khu vực này. Đồng bằng Nam Bộ đã có truyền thống nuôi cá Tra phổ biến trong ao và bè. Năng suất nuôi cá tra rất cao, trong ao đạt tới  60-70 tấn/ha, trong bè có thể đạt tới 100-300 kg/m2 nước bè nuôi. Cá tra đang trở thành một đối tượng có giá trị xuất khẩu trong thời gian gần đây.


 

Địa điểm nuôi cá tra


Địa điểm nuôi phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau: - Ao được xây dựng trong vùng quy hoạch nuôi trồng của nhà nước cho phép. - Nguồn nước ra vào chủ động, sạch, không bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm. - Cống cấp và thoát có lưới chắn, thiết kế thích hợp để dễ dàng cho việc lấy nước và thoát nước khi cần thiết. - Gần nguồn điện lưới Quốc Gia. - Gần nguồn cung cấp cá giống. - Giao thông thuận tiện.
 

Chọn vị trí và hình dạng ao:


Ao nuôi nên chọn những nơi gần sông rạch lớn để có nguồn nước sạch, tiết kiệm chi phí bơm nước, ít bị ảnh hưởng của lũ lụt, thuốc trừ sâu và ô nhiễm hữu cơ, hóa chất...

Diện tích ao từ 500 m2 trở lên, độ sâu 1,5 - 3,0 m, ao có hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn. Tuy nhiên ao nuôi có hình chữ nhật là thích hợp cho việc chăm sóc và thu hoạch.

Ao nên có cống cấp và cống thoát riêng, đáy ao có lớp bùn dày không quá 20 cm và nghiêng về phía cống thoát.

Ao có kết cấu nền đất tốt, ít bị nhiễm phèn. Nên chọn nơi đất sét hoặc sét pha cát để làm ao nhằm tránh rò rỉ nước và cá phá bờ ra ngoài. Bờ ao phải được làm kiên cố để phòng tránh lũ lụt và mầm bệnh lây lan từ ao khác.

Ao nuôi nên gần nhà để dễ quản lý và chăm sóc.
 

Cải tạo ao nuôi:




Cải tạo ao là bước đầu quan trọng nhất trong nuôi cá . Cải tạo kỹ sẽ giúp người nuôi nâng cao tỉ lệ sống và hạn chế được nhiều bệnh cho cá trong quá trình nuôi. Qui trình này được xem như là qui trình cải tạo ao chung, có thể được ứng dụng cho tất cả các loài cá khác.

Qui trình cải tạo ao nên được tiến hành theo các bước sau:

Qui trình cải tạo ao:

- Tháo cạn nước ao sau khi thu hoạch cá.

- Sên vét và hút các chất cặn bã tồn trong đáy ao.

- Phơi đáy ao 3 -5 ngày (ao không có phèn tiềm tàng).

- Nếu ao nuôi có nhiều phèn tiềm tàng thì nên tháo nước còn 5 cm trên đáy ao rồi sau đó bón vôi.

- Sử dụng vôi CaCO3 (đá vôi) hoặc Ca(OH)2 (vôi tôi), rải đều khắp đáy ao, những vũng nước và bờ ao.

- Sử dụng lưới nylon (lưới giai) cao khoảng 40 cm rào chắn quanh ao.

- Lấy nước vào ao lúc thủy triều cao nhất, nước qua cống hoặc ống bọng phải được lọc kỹ bằng lưới.

Sát trùng nước trước khi thả cá:

Sau khi lấy nước vào ao được 2 ngày, tiến hành hòa Virkon A vào xô nước tạt xuống ao để diệt các loài vi rút, vi khuẩn và nấm có trong nguồn nước.Liều dùng: 1 Kg /1.000m3 nước.
 

Chọn con giống:


Cá tra phân đàn rất lớn trong thời gian nuôi. Chính lý do trên, nên chọn đàn cá cùng ngày tuổi, cùng kích thước là điều hết sức quan trọng, vấn đề này sẽ quyết định năng suất nuôi sau này.

Nên chọn mua cá giống ở những nơi tin cậy; cá có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh, không dị hình,không bị trầy xướt, bơi lội nhanh nhẹn, không có triệu chứng bệnh. Con giống có chiều cao 2 phân trở lên là thích hợp cho thả nuôi thương phẩm.
 

Mật độ:


Mật độ cá thả nuôi tùy thuộc vào quan điểm của từng người, tuy nhiên mật độ khoảng 20 - 30 con / m2 là thích hợp. Khi thả nuôi với mật độ cao, điều cần lưu ý là hàm lượng oxy trong ao thấp, đặc biệt vào lúc sáng sớm. Bên cạnh đó, nguồn nước trong ao thường xuyên bị ô nhiễm nặng do sự tích tụ của phân cá và thức ăn dư thừa làm cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Lóc nµy cần sử dụng Deocare A và Virkon A định kỳ.
 

Thức ăn và quản lý thức ăn


Có hai loại thức ăn đang được người nuôi sử dụng là thức ăn công nghiệp và thức ăn chế biến (người nuôi tự phối chế). Ưu điểm của loại thức ăn tự chế biến là giá thành rẻ do sử dụng các nguồn nguyên liệu tại chỗ.

Thông thường thức ăn cho mô hình nuôi thâm canh có hàm lượng đạm dao động từ 20 - 30%. Lượng thức ăn cho cá tra dao động từ 3 - 15% / ngày / trọng lượng cá, phần trăm thức ăn tùy vào kích thước của cá. Lượng thức ăn còn được điều chỉnh dựa trên điều kiện thời tiết và tình trạng sức khỏe của đàn cá trong ao.

Số lần cho cá ăn sẽ tùy vào từng giai đoạn phát triển của cá nuôi, dao động từ 2 - 4 lần / ngày
 

Thả cá giống


Tuyển chọn cá giống + Cá đồng đều kích cỡ + Màu sắc tươi sáng + Hoạt động bơi lội nhanh nhẹn + Không bị xây sát + Kích cỡ cá giống 10 – 14 cm. - Thả giống khi trời mát và đầu hướng gió, trước khi thả giống nên tắm cá giống qua nước muối 8 – 10% trong vòng 5 phút để sát khuẩn. Khi thả cá phải thả từ từ để cá thích nghi với môi trường mới, tốt nhất là ngâm túi cá giống trong nước khoảng 15 – 20 phút rồi mới thả (nếu vận chuyển bằng túi oxy). - Mật độ cá thả trong ao đất từ 30 – 60 con/m2.
 

Quản lý và chăm sóc ao nuôi cá tra


a. Quản lý ao nuôi: - Hàng ngày phải theo dõi các yếu tố môi trường. - Kiểm tra, quan sát ao để kịp thời xử lý các hiện tượng bất thường như rò rỉ nước, sụt lở bờ… - Theo dõi thường xuyên các hoạt động bơi lội và bắt mồi của cá để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, nhanh chóng xác định nguyên nhân và xử lý kịp thời. - Thường xuyên thay nước cho cá, mỗi lần thay khoảng 20 – 30% lượng nước ao. Thay nước vào lúc triều cường. Định kỳ sử dụng CITYBIOZY hoặc AQUA BIO BZT để làm sạch đáy ao, phân hủy các chất hữu cơ, hấp thu các khí độc NH3, H2S… - Mỗi tháng kiểm tra tốc độ tăng trưởng của cá 1 – 2 lần, bắt ngẫu nhiên 20 – 30 cá thể để xác định kích thước, trọng lượng trung bình, đồng thời kiểm tra tình trạng sức khỏe của cá.

b. Quản lý cho ăn : - Nguồn thức ăn tự chế dễ gây ô nhiễm ao nuôi. Vì vậy, để an toàn trong suốt quá trình nuôi nên sử dụng thức ăn công nghiệp. - Trong hai tháng đầu tiên nhu cầu chất đạm của cá nhỏ đòi hỏi cao, tối thiểu là 30%, giai đoạn tiếp theo sẽ giảm dần. - Lượng thức ăn hàng ngày: 3 - 5% trọng lượng thân tùy theo kích cỡ cá và sức ăn của cá.

- Trong quá trình nuôi cần định kỳ 1 tuần 2 lần bổ sung BIOTICBEST For Export Fish(1kg/ 40 tấn cá) và C MIX 25% (1kg/ 40 tấn cá) hoặc BIOZYM S (1kg/ 30 tấn cá) và VITLEC 405 FS+ (1kg/ 40 tấn cá) chứa vitamin và men tiêu hóa cần thiết giúp cá nâng sức đề kháng, tăng trưởng tốt. - Ngoài ra, định kỳ 2 tuần bổ sung HEPAVIROL Plus liều 1 lít/ 40 tấn cá, dùng liên tục 2 ngày để tăng cường chức năng giải độc cho gan, giúp cá ăn khỏe, tăng trưởng tốt, thịt trắng. - Định kỳ 25 - 30 ngày xổ nội ký sinh trùng cho cá, giúp cá mau lớn: + Trọng lượng cá < 50 g/ con: Sử dụng HADAZI liều 1kg/ 10 tấn cá hoặc BENDAVI liều 1 kg/10 – 12 tấn cá. Cho ăn 1 lần vào buổi sáng, liên tục trong 2 ngày. + Trọng lượng cá > 50 g/con: Sử dụng ISA liều 1 lít/ 50 tấn cá, liên tục 2 ngày. - Trong quá trình nuôi cá thường xảy ra các bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng, để phòng bệnh chúng ta nên định kỳ 7 – 10 ngày sát trùng ao nuôi bằng MUNMID FISH liều 1 kg/8.000m3nước) hay DOHA liều 1 lít/ 6000m3 hay OSCILL ALGA STRONG liều 1 lít/ 3.000 m3 nước.
 

Thu hoạch


Thời gian nuôi trung bình 10 tháng, cá dạt cỡ 0,7-1,5 kg/con. Có thể thu hoạch 1 lần và giữ lại cá nhỏ chưa đạt cỡ thương phẩm. Sau vụ thu hoạch phải tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.
 
Quốc Bảo tổng hợp

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×