Hướng đi mới cho nghề nuôi cua đồng trên ruộng lúa

Thứ hai, 21/12/2020

Cua đồng là loài thuỷ sản phát triển khá tốt trong môi trường tự nhiên, nhất là vùng ruộng lúa; thịt cua đồng là món ăn dân giã, ngon, bổ, quen thuộc với đời sống của người dân. Nắm bắt thị yếu đó, vừa qua, Tỉnh Đoàn Quảng Bình phối hợp với Trung tâm phát triển Khoa học công nghệ và Tài năng trẻ, Trung ương Đoàn xây dựng mô hình thí điểm “Xử lý nguồn nước cho ao, ruộng nuôi cua đồng thương phẩm” tại xã Vạn Trạch huyện Bố Trạch.
Cua đồng là loài thuỷ sản phát triển khá tốt trong môi trường tự nhiên, nhất là vùng ruộng lúa; thịt cua đồng là món ăn dân giã, ngon, bổ, quen thuộc với đời sống của người dân. Nắm bắt thị yếu đó, vừa qua, Tỉnh Đoàn Quảng Bình phối hợp với Trung tâm phát triển Khoa học công nghệ và Tài năng trẻ, Trung ương Đoàn xây dựng mô hình thí điểm “Xử lý nguồn nước cho ao, ruộng nuôi cua đồng thương phẩm” tại xã Vạn Trạch huyện Bố Trạch.



Đồng chí Nguyễn Văn Sáu - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, chủ nhiệm mô hình chia s: Trước đây, sản lượng cua đồng trong tự nhiên lên đến hàng vạn tấn, song do kỹ thuật canh tác nông nghiệp hiện nay của nông dân, sử dụng quá nhiều thuốc hoá học, phân bón và máy móc trong trồng trọt đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển tự nhiên, sản lượng của cua đồng. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số mô hình nuôi cua đồng ở trên các ruộng lúa, giống cua đồng tự thu gom nên thường chịu rất nhiều ảnh hưởng của tác động cơ học, hóa học do dùng máy móc cải tạo cũng như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thiếu lượng nước sạch nhất là vào mùa gặt và mùa khô dẫn đến mức hao hụt cua đồng khá lớn. Vì vậy, năng suất và chất lượng, nhất là việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ nguồn cua đồng chưa cao. Mô hình “Xử lý nguồn nước cho ao, ruộng nuôi cua đồng thương phẩm” đã mở ra một hướng đi mới vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa đa dạng hóa các đối tượng nuôi và tận dụng được ruộng nghèo dinh dưỡng, khó canh tác; qua đó mở thêm hướng mới trong phát triển kinh tế cho các hộ gia đình và giải quyết việc làm cho thanh niên.

Ngay sau khi ký hợp đồng với Trung tâm phát triển Khoa học công nghệ và Tài năng trẻ, Chủ nhiệm mô hình đã cùng với các hộ gia đình thanh niên triển khai thí điểm trong ao, ruộng nuôi với tổng diện tích là 3.000m2, 300kg cua giống (10 con/m2); trên ao có đào các mương nhỏ tạo luống rộng khoảng 2m sâu khoảng 0,4m để tạo luống giúp Cua đồng đào hang trú ẩn. Ngoài ra bờ được rào chắn bằng tôn để tránh cua bò ra ngoài. Để hạn chế hao hụt Cua đồng và cung cấp thêm thức ăn, chỗ trú ẩn cho Cua đồng thì các hộ nuôi đã tạo thêm bờ đất phụ, chất nhiều cành, gốc cây và thả lục bình, bèo hoặc bè rau muống đạt khoảng 1/2 - 2/3 diện tích mặt nước. Mô hình sử dụng hệ thống mương dẫn nước vào ruộng sạch để làm sạch nguồn nước trước khi vào ao nuôi nhằm hạn chế nguồn nước ô nhiễm trực tiếp vào ao, ruộng nuôi. Ngoài ra, dùng giếng khoan, máy phát, máy bơm để tưới nước làm mát hang ở cua đồng trên các luống cao khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao cũng như chủ động ngăn chẳn nguồn nước có lượng thuốc bảo vệ thực vật cao trong  mùa cao điểm người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên các ruộng lúa. Tổng trị giá đầu tư mô hình 344.900.000 đồng.



Theo như đồng chí Nguyễn Văn Sáu cho biết khâu chọn giống và kĩ thuật thả giống cũng rất quan trọng và tỷ mẫn. Giống cua phải chọn giống bản địa để tránh làm giảm sức sống của cua đồng trong quá trình vận chuyển cũng như làm tăng sự nhanh chống thích ứng với điều kiện tự nhiên. Thả cua đồng ở ven bờ hoặc trên các luống để cua tự bò xuống ao, ruộng nuôi để dễ dàng đánh giá được chất lượng và dự đoán được mức độ hao hụt của Cua giống. Tiếp tục theo dõi để đánh giá tỷ lệ cua giống chết trong 2 - 3 ngày đầu để bổ sung lượng giống cho đủ mật độ thả 10 đến 15 con/m2.

Chăn nuôi Cua đồng chia làm 2 giai đoạn thức ăn khác nhau: - Giai đoạn 1 (2 tuần đầu sau khi thả): Thức ăn bột cám gạo, bột hỗn hợp dạng mảnh đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Giai đoạn 2 (sau 2 tuần đầu): Thức ăn bột ngô, cá tạp, khoai lang và giảm dần bột tổng hợp. Thức ăn hỗn hợp và nguyên liệu cho cua bảo quản khô ráo, phải xếp riêng từng loại và có kệ kê cao cách mặt nền 20cm và cách tường 20cm. Không để thuốc sát trùng, thuốc bảo vệ thực vật và xăng, dầu trong kho chứa thức ăn chăn nuôi.

Bên cạnh đó, khâu vệ sinh sạch ao, ruộng nuôi trước khi thả cua vào cũng được chú trọng. Ngoài việc cho nước lưu thông thường xuyên thì định kỳ mỗi tháng thay 2/3 lượng nước của ao, ruộng nuôi. Sau các đợt thu hoạch phải cho nước vào ngập các luống cao khoảng 2 giờ đồng hồ rồi thoát nước về mức thông thường; kiểm tra tường rào, bờ ao để đảm bảo cua không thoát ra khỏi ao và ruộng nuôi. Diệt sạch rắn nước có trong ao, ruộng nuôi đồng thời vớt xác chết cua đồng, rác thải khó tiêu hủy trước khi thả của vào ao, ruộng nuôi.



Tuy mới thử nghiệm mô hình trong thời gian ngắn và do năm nay gặp lũ lớn bất thường nên việc thả giống muộn hơn so với thời vụ song bước đầu đã thấy cua phát triển tốt, khả năng sủ dụng thức ăn và tỷ lệ sống khá cao dự báo sẽ có nhiều triển vọng trong phát triển kinh tế. Nuôi cua đồng có rất nhiều lợi thế, nguồn thức ăn dễ tìm kiếm, giá rẻ, chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên, nguồn giống chỉ cần đầu tư lúc đầu, sau đó cua tự đẻ, nếu được chăm sóc tốt sẽ sinh sản rất nhanh. Hơn nữa, đây là giống nuôi có khả năng chống chịu bệnh tật cao, chi phí chăn nuôi thấp. Về đầu ra, chủ yếu tiêu thụ tại thị trường trên địa bàn huyện, thương lái tìm đến thu mua tận nơi khi cua bắt đầu xuất bán. Sản phẩm của mô hình đảm bảo an toàn cho người sử dụng, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân, thân thiện với môi trường”. Mô hình bước đầu đã tạo công ăn việc làm cho gần 10 lao động. Đặc biệt mô hình trở thành cầu nối, trở thành nơi để người dân bắt đầu khởi nghiệp tham quan, giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Tạo sự kết nối, tạo động lực giúp lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Từ hiệu quả của mô hình, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn sẽ khuyến khích các cấp bộ đoàn, phối hợp với chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh có thêm các giải pháp tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên và người dân sử dụng vùng đất nông nghiệp giá trị kinh tế thấp để nhân rộng và phát triển thêm các mô hình nuôi Cua đồng góp phần giải quyết việc làm, sử dụng ruộng hiệu quả và năng suất, chất lượng sản sản phẩm Cua đồng có giá trị kinh tế cao được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn góp phần phát triển kinh tế và tạo việc làm ổn định cho người dân.
TỈNH ĐOÀN QUẢNG BÌNH (TL)

Tags

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×