Nữ chiến sỹ cộng sản tiêu biểu của Cách mạng Việt Nam: Nguyễn Thị Minh Khai
Thứ năm, 01/10/2020

Đã 110 năm trôi qua kể từ khi người nữ chiến sỹ cộng sản tiêu biểu của cách mạng Việt Nam ngã xuống nhưng những vần thơ đầy khí phách của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai vẫn luôn là tiếng lòng cho các thế hệ chiến sỹ, nhân dân noi theo.
“Vững chí bền gan ai hỡi ai,
Kiên tâm giữ dạ mới anh tài.
Thời cuộc đẩy đưa người chiến sỹ,
Con đường cách mạng vẫn chông gai”
Đã 110 năm trôi qua kể từ khi người nữ chiến sỹ cộng sản tiêu biểu của cách mạng Việt Nam ngã xuống nhưng những vần thơ đầy khí phách của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai vẫn luôn là tiếng lòng cho các thế hệ chiến sỹ, nhân dân noi theo.
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 30/9/1910 tại xã Vịnh Yên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Năm 1919, Nguyễn Thị Vịnh theo học chữ quốc ngữ tại trường Nguyễn Trường Tộ, sau đó chuyển sang trường Tiểu học Cao Xuân Dục. Tại đây, Nguyễn Thị Vịnh được thầy giáo Trần Phú và các thầy cô giáo trong trường dìu dắt nên sớm giác ngộ cách mạng và bắt đầu tham gia các phong trào yêu nước.
Năm 1926, Nguyễn Thị Vịnh tích cực tham gia phong trào học sinh đấu tranh tại Vinh, vận động nữ sinh tham gia bãi khóa, tổ chức lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh. Năm 1927 (khi mới 17 tuổi), Nguyễn Thị Vịnh gia nhập Việt Nam Cách mạng đảng, lấy tên là Nguyễn Thị Minh Khai.
Kiên tâm giữ dạ mới anh tài.
Thời cuộc đẩy đưa người chiến sỹ,
Con đường cách mạng vẫn chông gai”
Đã 110 năm trôi qua kể từ khi người nữ chiến sỹ cộng sản tiêu biểu của cách mạng Việt Nam ngã xuống nhưng những vần thơ đầy khí phách của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai vẫn luôn là tiếng lòng cho các thế hệ chiến sỹ, nhân dân noi theo.
Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh ngày 30/9/1910 tại xã Vịnh Yên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Năm 1919, Nguyễn Thị Vịnh theo học chữ quốc ngữ tại trường Nguyễn Trường Tộ, sau đó chuyển sang trường Tiểu học Cao Xuân Dục. Tại đây, Nguyễn Thị Vịnh được thầy giáo Trần Phú và các thầy cô giáo trong trường dìu dắt nên sớm giác ngộ cách mạng và bắt đầu tham gia các phong trào yêu nước.
Năm 1926, Nguyễn Thị Vịnh tích cực tham gia phong trào học sinh đấu tranh tại Vinh, vận động nữ sinh tham gia bãi khóa, tổ chức lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh. Năm 1927 (khi mới 17 tuổi), Nguyễn Thị Vịnh gia nhập Việt Nam Cách mạng đảng, lấy tên là Nguyễn Thị Minh Khai.
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai trở thành đảng viên lớp đầu tiên của Đảng và được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ, huấn luyện đảng viên ở khu vực Trường Thi, Bến Thủy và tổ chức Hội Phụ nữ Giải phóng. Tháng 3 năm 1930, đồng chí được cử sang Hương Cảng (Trung Quốc), công tác ở Văn phòng chi nhánh Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, nhận nhiệm vụ liên lạc với các tổ chức cách mạng Việt Nam ở trong nước.
Từ năm 1931 - 1933, đồng chí bị mật thám Anh ở Hương Cảng bắt giam rồi chuyển giao cho chính quyền Quảng Châu cầm tù. Ra tù, đồng chí tìm bắt liên lạc với tổ chức Đảng và đến Thượng Hải công tác trong Ban Chỉ huy ở ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Từ ngày 25/7 đến ngày 21/8/1935, đồng chí là đại biểu chính thức tham dự và phát biểu tham luận tại Đại hội VII Quốc tế Cộng sản ở Moscow.Trong thời gian từ năm 1935 - 1936, đồng chí tham gia khóa học ngắn hạn tại Trường Đại học Phương Đông; đầu năm 1937, đồng chí được phân công về công tác tại Sài Gòn và được cử vào Xứ ủy Nam Kỳ, là Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn.
Ngày 30/7/1940, sau khi dự phiên họp Xứ ủy Nam Kỳ bàn về chủ trương khởi nghĩa, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám Lớn - Sài Gòn và bị tra tấn hết sức dã man. Sáng ngày 28/8/1941, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai cùng với một số đồng chí khác bị giặc xử bắn ở Hóc Môn.
Ngày 30/7/1940, sau khi dự phiên họp Xứ ủy Nam Kỳ bàn về chủ trương khởi nghĩa, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám Lớn - Sài Gòn và bị tra tấn hết sức dã man. Sáng ngày 28/8/1941, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai cùng với một số đồng chí khác bị giặc xử bắn ở Hóc Môn.

Ảnh: Một số tài liệu về đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai do Tổng cục V, Bộ Công an cung cấp
Hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ nhưng sự nghiệp cách mạng của đồng chí luôn là tấm gương sáng về sự phấn đấu không biết mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, một lòng phục vụ Đảng, phục vụ Nhân dân.
Theo Tài liệu Ban Tuyên giáo - Đảng ủy khối Các cơ quan Trung ương
Tags
Bài viết cùng chuyên mục
- Hơn 300 thanh niên khu vực miền Bắc tham gia lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ năm 2023
- Ngày Sách Việt Nam
- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang dự khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam
- THANH NIÊN VIỆT NAM TIÊN PHONG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
- Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật
- NASA hợp tác với Nhật Bản để lấy mẫu mặt trăng sao Hỏa
- Tiến sĩ Việt phát triển hệ thống xử lý mẫu DNA kích hoạt bằng giọng nói
- Những con số kỷ lục cuộc thi Vô địch Tin học văn phòng Thế giới 2023
- Công nghệ số, nhân tài số và chuyển đổi số tạo nên chiếc cánh công nghệ Việt Nam
- Thông báo danh sách thí sinh vào Vòng chung kết Quốc gia MOSWC – VIETTEL 2023
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận