Tìm hiểu về giá trị của loài rùa

Thứ hai, 07/03/2016

Loài rùa đã xuất hiện trên trái đất được khoảng 50 - 60 triệu năm và rùa ít thay đổi  hình dạng. Hiện nay, loài rùa rất đông, có khoảng 200 loài khác nhau vê kích cỡ và thể loại.
1. Tìm hiểu chung về loài rùa
Loài rùa đã xuất hiện trên trái đất được khoảng 50 - 60 triệu năm và rùa ít thay đổi  hình dạng. Hiện nay, loài rùa rất đông, có khoảng 200 loài khác nhau vê kích cỡ và thể loại.
Có những loài rùa nhỏ nhắn, cơ thế của chúng chỉ to bằng quả trứng vịt nhưng cũng có loại cơ thể to lớn, kềnh càng như loài rùa không lồ sống tập trung tại Đông Phi. Khi trưởng thành loài rùa này có trọng lượng 500kg, chúng rất khỏe, có thể cõng hai cháu bé trên lưng mà vẫn bò nhanh và tuổi thọ của loài rùa này rất cao.
Đảo Aldabra ở Ấn Độ Dương là nơi sông tập trung của loài rùa khổng lồ này. Môi trường sống của rùa cũng rất đa dạng và phong phú. có loài chỉ sống thường xuyên ở dưới đáy đại dương, còn có loài lại ưa sống ở nước ngọt trên sông hồ, có loài chỉ sống trên khô nhưng khi xuống nước chúng vẫn bơi thoải mái, có loại lưỡng cư vừa sống dưới nước và trên bờ. Đặc biệt, còn có loài rùa ở Venezuela thường thích leo trèo lên cây, bò trên tường một cách dễ dàng nhờ hai cơ quan bám hút ỏ phần bụng, ở Niger (châu Phi) có loài rùa phát mùi thơm bởi từ mai đến đầu chúng có nhiều tuyến phát hương thơm liên quan với nhau, các chất này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và giúp cho đồ ăn không bị hư nên người dân địa phương thường nuôi chúng trong nhà bêp đế bảo quản thực phẩm.
Ở Tanzania có loài rùa lạnh, thân nhiệt của chúng chỉ dao động trong khoảng 2-3, loài rùa này chịu được nóng, lạnh, đói khát nên người dân thường bỏ loài rùa này vào tủ đồ ăn để làm lạnh thức ăn.
Còn ỏ Mali, một vùng nắng nóng nổi tiếng, lại có một loài rùa được dân chúng buộc chặt và treo ở các cửa ra vào vì chúng có tác dụng hạ nhiệt. Thông thường thì loài chim đại bàng, chim ưng là kẻ thù của rùa nhưng có loài rùa lại ăn thịt các con chim này.
Đối với loài rùa độc đáo này, đầu tiên chúng tự phát ra một mùi vị hấp dẫn chim. Khi thấy chim ưng leo xuống gần đến nơi, rùa dùng mỏ nhọn nhanh như chớp cắn chặt lấy mỏ chim ưng. Chim vùng vẫy mãi không thoát nên chúng đành phải bay lên cao, mang theo rùa (chỉ nặng chừng 0.5kg).
Khi ở trên không, rùa dùng chiếc đuôi cứng như thép chích vào phần bụng của chim. Khi đó, chim lảo đảo, đuối sức và bị rơi xuống đất. lúc này rùa dùng chiếc đuôi rất sắc của mình, cắt chim ra làm nhiều phần để làm thức ăn.
Còn có loài rùa biển Chelvdras rất nhanh nhẹn, chúng có mỏ cứng và thường bắt cả rắn và cá để ăn.



Bên cạnh đó, có rùa Hồ Gươm (Hà Nội) cũng là một loài rùa là đang được nghiên cứu và chúng có thể là loài rùa mà thế giới chưa biết đến.
Ở nưóc ta còn có loài rùa màu vàng, với tên khoa học là Cuora Trisfasciata, có kích cỡ trung bình. Loài rùa này sống ở ven suối, khe rãnh, ỏ các vùng rừng núi có độ cao từ 500 - 1.000m so với mặt nước biển, thuộc vùng đồi núi phía Bắc và ở dãy Trường Sơn của miền Trung và Tây Nguyên. Đây là loài rùa rất quý được dùng làm thực phẩm và trong y tế (chữa bệnh tim và ung thư).
Trong họ rùa còn bao gồm Rùa vích. đồi mồi. Đặc biệt, đồi mồi là loại rùa trên mai có nhiều màu sắc óng ả nhất, mai đồi mồi gồm những tấm cứng như xương hình đa giác, màu sắc khác nhau, rất đa dạng  nên được ưa chuộng dùng trong mỹ nghệ.

2. Giá trị văn hóa của loài rùa
Đôi với người Việt. rùa là biểu tưọng mạnh mẽ nhất cho sự trường tồn. con vật này mang đến cho họ một cuộc sống tốt đẹp. Con rùa không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn là biểu tượng của sự bảo vệ, che chở.
Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, loài rùa nghĩa biểu trưng trải rộng ra khắp các miền của trí tưởng tượng. Mai rùa phía trên được ví như bầu trời, giống như biểu tượng của mái vòm. phía dưới phẳng như mặt đất. Như vậy, giống rùa như một biểu tượng đẩy đủ của vũ trụ.
Trong các câu chuyện cổ xưa kia. bà Nữ Oa đã cắt ra chân rùa để thiết lập 4 cực của thế giới, Còn trong các mộ phần của Hoàng đế, mỗi cây cột đều được đựng trên một mai rùa. Mặt khác, rùa còn biểu thị cho những quyền năng ma thuật trong bói toán (Hà đồ, Lạc thư), hay những lập luận của các chức năng cõng vũ trụ, sinh ra tinh đẩu, tinh tòa hay đức sinh của một tổ phụ thông thái và cát tường, rùa vẫn là một người bạn.
Còn ở Việt Nam, đến với kiến trúc ở Văn Miếu thì rùa lại mang tinh thần trường thọ, với 82 con rùa đội bia. trên 82 tấm bia có ghi những người đỗ đầu, đậu Tiến sĩ trong các khoa thi từ năm 1442 - 1780. Trên bia còn có những bài văn ca ngợi công đức của các vị vua anh minh đã chăm lo cho việc giáo dục nhân tài, như minh chứng lịch sử của đạo học người Việt ta từ trước, gìn giữ sự trường tồn và nhắc nhở cháu con đời đời tạc ghi ơn trọng của người xưa, ơn trọng vua và những người hiền tài. Từ đó khích lệ tinh thần giúp cho sự nghiệp học hành của con cháu làm rạng danh cho cha ông xưa.
Loài rùa được các nhà khoa học chứng minh là một trong số những loài vật có tuổi thọ cao nhất. Trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa. Còn trong các biểu tượng của Phong Thủy, rùa mang rất nhiều ý nghĩa. Nó là tạo vật duy nhất trong tứ linh thật sự tồn tại và có thể dễ dàng tìm thấy nên không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn tượng trưng cho sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng. Trong thuật Phong Thủy, con rùa giống như những ngọn đồi phương Bắc vững chãi, đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền. Mặt khác, con rùa còn được cho là người vận chuyển ma trận huyền ảo của chín con số cơ bản mang trên lưng vị hoàng đế đầu tiên trong truyền thuyết của Trung Hoa. ông là người được cho là tác giả của Kinh Dịch, cuốn sách là cơ sở của tất cả lý thuyết trong Phong Thủy.
Con rùa được cho là loài giấu trong cơ thể và trong những hoa văn trên mai nó tất cả bí mật của trời và đất. Theo tục truyền rằng khi Ban Cô tạo ra thế giới, ông đã dùng những chú rùa như những chiếc cột chống để giữ vạn vật. Trong đó, phần gù ở lưng con rùa được coi là trời và phần bụng của chúng là đất, khiến nó trở nên bền vững với thời gian. Nếu nhìn kỹ con rùa, bạn sẽ nhận thấy rùa có một chiếc đầu rắn và một chiếc cổ rất dài. Các nhà phong thủy thường hay để trong nhà con rùa đầu rồng để tạo nhiều vận may. Hình tượng con rùa đầu rồng này thường được cho ngồi trên rất nhiều đồng xu và những thỏi vàng, trong miệng nó ngậm một đồng xu. Loài rùa này vừa mang hiện thân cho sự can đảm của loài rồng và sự bảo vệ chắc chắn của loài rùa. Còn các doanh nhân trưng bày loài rùa này phía sau chỗ làm việc để tạo sự can đàm trong việc ra quyết định, đồng thời họ mong muốn tránh được những rủi ro trong kinh doanh. Đặc biệt, nên nuôi rùa ở hướng Bắc ngôi nhà vì chúng sẽ đem tới cho gia đình nhiều cát khí hơn.

3. Giá trị làm thức ăn của rùa
Thịt rùa là một trong những loại thực phẩm đặc sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Người ta dùng thịt rùa dể chế biến rất nhiều món ăn như: Rùa xé phay, rùa khìa nước dừa, rùa xào lăn, rùa hấp muôi, rùa hấp cách thủy, cháo rùa...
Rùa là một loại động vật hoang dã có ở vùng rừng ngập mặn mũi Cà Mau. Ở nước ta nhiều loài rùa như: rùa vàng, rùa nắp, rùa quạ, rùa hôi, rùa dém... nhưng loài rùa có thịt ngon nhất là rùa vàng, đến là rùa nắp, rùa quạ. Còn loài rùa hôi hay rùa dém thịt của nó không ngon.
Thịt rùa còn mang hương vị của thủy hải sản (sò, ốc, hến...) lại thoang thoảng vị ngọt của thịt gà, hương thơm dịu của thịt vịt xiêm, tạo một cảm giác rất lạ lùng và thú vị khi ăn. Có rất nhiều loại thực phẩm và làm thuốc bằng loài rùa vàng (kim quy). Rùa vàng còn gọi là rùa núi vàng, tên khoa học Testudo elongata, thuộc họ rùa vàng (Testudinidae).
Thịt rùa có thể làm được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng, nhưng món ăn ngon nhất là món rùa rang muối. Món ăn này vừa dễ làm, dễ tìm gia vị, vừa là cách ăn dân dã đặc biệt của người dân Cà Mau.
Có thế lấy tiết rùa bằng cách hứng tiết rùa vào bát. Sau đó, dùng rượu rùa là loại rùa bổ dưỡng trị bệnh. Rượu pha tiết rùa tác dụng bổ dưỡng cùng với  các loại rượu pha tiết rắn hổ mang hay rượu ngâm ngọc dương.
Sau khi cắt tiết rùa thì cho cả con vào nước sôi khoảng vài phút, rồi vớt ra cạo rửa rùa cho sạch nhớt. Vì cắt tiết rùa hơi khó nên ngưòi không có kinh nghiệm sẽ rất khó cắt thành công. Nếu bạn lấy được hết tiết ra thì rang muối xong thịt rùa sẽ trắng như thịt gà, nhìn rất đẹp. Còn nếu để nguyên con rùa còn sống nhúng nước sôi, cạo rửa rồi bỏ vào nồi muối thì khi chín thịt rùa sẽ có màu đỏ bầm, nhìn không đẹp nhưng ăn thịt bổ hơn.
Nếu để rùa sống bỏ vào nồi nước sôi thì phải nấu nưóc sôi bằng cái nồi hơi lớn hơn con rùa một chút, có nắp đậy kín, nước sôi hé nắp ra bỏ rùa rồi đậy lại giữ kín đến khi rùa chết mới vớt ra cạo rửa.
Khi rang rùa chuẩn bị một cái nồi đất to là tốt nhất, không có nồi đất thì dùng nồi kim loại đáy dầy. Bởi vì, khi dùng nồi đất thì tiếng muối nổ ít bị kêu và không làm hỏng nồi, có thể dùng lại nồi nhiều lần. Còn khi dùng nồi làm bằng kim loại đốt khô với nhiệt độ cao và lâu thì đáy nồi sẽ bị cháy lên không thể dùng nồi đáy mỏng mà phải dùng nồi loại đáy dầy, chỉ dùng rang muối rùa một lần.
Hơn nữa, muối hạt dùng để rang rùa phải chọn loại hạt to, càng to càng tốt, cứ lkg rùa thì dùng lkg muối. Đầu tiên, đổ muối hạt vào nồi, sau đó để nguyên con rùa đã làm sạch và ráo nước vào nồi (không cần mổ bụng hay tách mai). Đậy nắp nồi lại càng kín càng tốt, vì càng kín thì rùa càng nhanh chín. Tiếp theo, đặt nồi lên bếp, vận to lửa cho muối nổ đến khi nào không còn nghe tiếng muối nô nữa thì nhắc nồi xuống, lấy rùa ra, dùng dao chẻ vỏ. móc bỏ bộ lòng của rùa.
Rùa thường ăn các loại nấm, cả nấm độc nên không được ăn bộ lòng rùa, rất dễ bị trúng độc. Sau đó, xé thịt rùa ra cho vào đĩa. Món rùa rang muối dùng chấm muối tiêu chanh hoặc muối ớt kèm vối rau rám uống rượu nếp rất ngon. Từ đó người thưởng thức sẽ cảm nhận được hương vị thơm giòn, ngon ngọt, béo ngậy của thịt rùa, vị cay cay của rau răm, rau húng, vị cay nồng, ngòn ngọt của rượu nếp.

4. Rùa có giá trị dùng làm thuốc
Theo Đông y, rùa còn có nhiều tên gọi như kim quy, nguyên chư. Thịt rùa tính ôn (có tài liệu ghi là bình, lương), có nhiều tính năng, công dụng được ghi trong các sách kim cổ đông tây. Nói chung, các bộ phận của rùa đều có tác dụng bổ thận, tư âm dưổng huyết, lưu thông khí huyết khử ứ, mạnh gân cốt, trừ chứng nhiệt. Mặt khác, thịt rùa còn dùng bồi dưỡng thần kinh, thể lực, chống lão hóa sớm, đi tiểu đêm nhiều, tiểu dầm, tiểu són, sa tử cung, lòi dom, trĩ ra máu, các bệnh viêm nhiễm ở bộ máy hô hấp (kể cả các loại lao), gan, thận, tiêu hóa, ngoài da (do huyết có nhiệt độc).
Theo nghiên cứu hóa học, các sản phẩm của rùa có nhiều acid amin, chất khoáng, vitamin rất cần thiết cho cơ thể, có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh cao.
Trong thực tiễn thì nên dùng rùa vàng (ở đầu, chân và đường viển các ô có màu vàng nhạt). Trọng lượng trung bình khoảng 500g thịt rùa là đủ ăn một bữa. Khi làm thịt rùa phải dùng rùa sổng khỏe mạnh không nên dùng rùa ôm yếu hay đã chết. Thịt rùa có thể nấu đơn thuần với gia vị hoặc nấu cùng vối một số loại dược liệu, có tác dụng chữa bệnh. Nếu dùng rùa làm thuốc lần đầu tiên thì cần chú ý xem phản ứng của cơ thể là nhanh, chậm, tốt, xấu...
Sau đây là một số công thức để áp dụng các phần từ rùa trong y học.
Tiết rùa
- Dùng tiết rùa với đường lượng vừa ăn. Ngày 2 lần. Mỗi lần 4 thìa. Chủ trị viêm phế quản khó thở, ho khan.
- Để bổ máu và chữa chứng thiếu máu có thể dùng cả tiết rùa biển 100ml uống nóng. Nên dùng tiết rùa 1 tuần vài lần, không hạn chế liệu trình.
Thịt Rùa
Thịt rùa được dùng làm thức án. phương thuốc để bổ dưỡng và chữa một số bệnh.
- Dùng bổ thận âm, an thần, ích trí: Rùa vàng 1 con (khoảng 240g làm sạch), hoàng tinh 30g, thiên môn đông 24g, ngũ vị tử 9g, táo đỏ vài quả bỏ hạt. Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ. Đầu tiên, đặt nồi lên bếp nấu lửa to cho sôi rồi giảm lửa, nấu tiếp khoảng 2 tiếng cho nhừ rồi nêm gia vị vừa ăn.
- Để tư âm dưỡng huyết, ích tâm thận, bổ phế tạng: Thịt rùa 60g, bách hợp 30g, đại táo 10 quả bỏ hạt. Sau đó, cho thêm gia vị vào nấu chung. Ăn cái uống nước canh.
- Tư bổ can, thận, chữa bệnh đau lưng, mỏi gối, tăng huyết áp: Thịt rùa 10g, đỗ trọng 1 - 15g. Cho tất cả nguyên liệu vào nấu chung, ăn thịt, uống nước canh, bỏ bã đỗ trọng.
- Để bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết, người gầy yếu xanh xao thiếu máu, luôn mỏi mệt mất sức, sôt âm ỷ, ho lâu ngày: Dùng thịt rùa 750g, chân giò heo hun khói 30g, thái miếng hai thứ thịt trên rồi cho vào xào, phi hành mỡ gừng cho nhanh, rồi cùng cho vào nồi ninh chân giò để được món canh hơi đặc, nêm mỳ chính, ăn cái uống nước canh. 
- Chữa chứng gân cốt nhức mỏi: Dùng thịt rùa 1 con vừa phải, bột thiên hoa, câu khởi tử mỗi thứ 6g, hoa hòe 15g. Tất cả nguyên liệu cho vào nấu chung cho nhừ. Ăn thịt rùa, uống nước canh.
- Chữa lao phổi, ho ra máu: Rùa 1 con vừa phải làm sạch, cho cùng với sa sâm, bạch cập mỗi thứ 10g. Tất cả các nguyên liệu trên cùng bỏ vào nấu chung, ăn thịt rùa với canh. Hoặc cho thêm sa sâm vớì đông trùng hạ thảo lOg.
- Đối với người già yếu, thận hư gây tình trạng đi tiểu nhiều lần ban đêm, tiểu són: Rùa 1 con vừa phải, một ít thịt chó nạc, gừng, hành, vỏ quýt, rượu, gia vị đủ dùng. Nấu sôi để nhỏ lửa ninh nhừ dùng ăn.
- Bổ thận tráng dương, bổ khí huyết: Thịt rùa 200g, thịt dê 200g, đảng sâm 12g, đương quy lOg, câu kỷ tử lOg, rượu 20g, hạt tiêu bột 4g, đường phèn 15g, gừng lOg, hành, muối, mỳ chính.
Đầu tiên, thịt thái nhỏ. Thuốc cho vào túi vải. Rồi cho vào nồi xào qua thịt với ruợu cho thơm chuyển sang nồi khác cùng các thứ còn lại nấu sôi nước rồi hạ lửa ninh nhừ để ăn.
- Chữa bệnh sa tử cung: Thịt rùa 120g thái miếng, thàng ma 12g cho vào túi vái. Cho tất cả vào nồi nấu chung vâi 750ml nưỏc, nấu sỏi hạ lứa cho chín nhừ. An thịt uổng canh, bỏ bã thuốc, ngày dùng 2 lần.
- Chữa chứng kinh niên, phong thấp gây co quắp chân tay: Thịt rùa trộn men rượu, cất thành rượu uống.
Đầu rùa
- Để chữa bệnh trĩ, sa tử cung: Đầu rùa dùng 2 cái sấy khô nghiên thành bột, chia 2 lần sáng tối mỗi ngày. Dùng uống với nước sôi trong 1 tuần.
- Bổ thận tráng dương: Dùng đầu cô rùa 1 cái phơi khô, tán bột nấu với mỳ sợi, rồi cho thêm gia vị ăn, ngày 1 lần, ăn liền trong 5 ngày.
Chân rùa
Dùng để chữa đau mắt đỏ: Lấy 4 cái chân rùa, đường trắng lượng vừa phải. Chân rùa nấu thành keo, cho đường vào. Ăn ngày 1 thang, ăn liền trong nhiều ngày.
Trứng rùa
Dùng để bổ dưỡng nấu chín ăn và uống cùng với rượu trắng với một lượng vừa phải.
Gan rùa
Khi nấu chín gan rùa dùng làm thức ăn có tác dụng chữa bệnh chảy máu đường ruột, trĩ.
Ngoài ra, rùa có phần yếm rùa (dưới bụng rùa) tên quy bản là một dược liệu làm thuốc quan trọng của Đông y.
Thực tế, rùa là động vật quý hiếm nằm trong danh sách các loài có nguy cơ diệt chủng cần được bảo vệ hiện nay. Do đó, chỉ nên dùng các phần tử rùa khi thật cần thiết và cần có kế hoạch nuôi phát triển tạo nguồn cung cấp dồi dào hơn.
Đặc biệt, các món ăn từ rùa rất tốt cho sức khỏe của nam giới, cụ thể như làm mạnh gân cốt, bổ thận, giúp cho sinh hoạt vợ chồng được tốt.
Như vậy, các bộ phận của rùa đều có tác dụng bổ thận, dưỡng huyết, lưu thông khí huyết, làm mạnh gân, cơ, xương, tăng cường miễn dịch. Nên dùng loài rùa vàng (ở đầu, chân và đường viền các ô có màu vàng nhạt).
 
Thành Long tổng hợp (NXB Thời đại)
 
 

Bình luận


Tiêu điểm

Video nổi bật

×