Thông tin Khoa học công nghệ
Vụ mới Kinh tế số và xã hội số của Bộ TT&TT được giao những nhiệm vụ gì?
Thứ tư, 23/11/2022

Quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử là 3 trong 13 nhóm nhiệm vụ của Vụ Kinh tế số và xã hội số thuộc Bộ TT&TT.
Quản lý và thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử là 3 trong 13 nhóm nhiệm vụ của Vụ Kinh tế số và xã hội số thuộc Bộ TT&TT.
Tại Nghị định 48 ngày 26/7 của Chính phủ, Bộ TT&TT được bổ sung thêm cả về chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn về chuyển đổi số quốc gia, giao dịch điện tử, kinh tế số, xã hội số; được thành lập thêm một đơn vị mới, tổ chức lại 1 đơn vị từ Vụ thành Cục, đổi tên một Cục để thực hiện các nhiệm vụ mới.
Cụ thể là, thành lập mới Vụ Kinh tế số và Xã hội số; tổ chức lại Vụ CNTT thành Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông; đổi tên Cục Tin học hóa thành Cục Chuyển đổi số quốc gia.
Để triển khai bộ máy theo Nghị định mới, lần lượt vào các ngày 30/9 và 19/10, Bộ TT&TT đã ban hành các Quyết định 1816, 1925 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 2 Cục: Công nghiệp CNTT và truyền thông, Chuyển đổi số quốc gia.
Tại Nghị định 48 ngày 26/7 của Chính phủ, Bộ TT&TT được bổ sung thêm cả về chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn về chuyển đổi số quốc gia, giao dịch điện tử, kinh tế số, xã hội số; được thành lập thêm một đơn vị mới, tổ chức lại 1 đơn vị từ Vụ thành Cục, đổi tên một Cục để thực hiện các nhiệm vụ mới.
Cụ thể là, thành lập mới Vụ Kinh tế số và Xã hội số; tổ chức lại Vụ CNTT thành Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông; đổi tên Cục Tin học hóa thành Cục Chuyển đổi số quốc gia.
Để triển khai bộ máy theo Nghị định mới, lần lượt vào các ngày 30/9 và 19/10, Bộ TT&TT đã ban hành các Quyết định 1816, 1925 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của 2 Cục: Công nghiệp CNTT và truyền thông, Chuyển đổi số quốc gia.

Mới đây, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định 2118 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kinh tế số và Xã hội số.
Theo đó, Vụ Kinh tế số và Xã hội số là tổ chức thuộc Bộ TT&TT, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng về phát triển kinh tế số, xã hội số; quản lý nhà nước về giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật.
Ba nhóm nhiệm vụ quan trọng của Vụ Kinh tế số và Xã hội số là thúc đẩy và phát triển kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử, với hàng loạt nhiệm vụ cụ thể như: Tham mưu quản lý và phát triển kinh tế số nền tảng, giao dịch điện tử; Thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trưởng;
Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công dân số; Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu trình Bộ trưởng cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ, thu hồi, cấp lại các loại giấy phép trong lĩnh vực giao dịch điện tử theo quy định; Tham mưu thúc đẩy phát triển hoạt động giao dịch điện tử thuộc phạm vi quản lý của Bộ...
Cùng với đó, Vụ Kinh tế số và xã hội số cũng có trách nhiệm tham gia đề xuất, xây dựng các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, quản lý chất lượng trong lĩnh vực kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử; chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý cơ sở dữ liệu về kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử...
Về cơ cấu tổ chức và biên chế, Vụ Kinh tế số và Xã hội số có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng và công chức chuyên môn trực tiếp giúp việc. Biên chế công chức của Vụ do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế công chức của Bộ TT&TT được giao.
Cuối tháng 3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và giao Bộ TT&TT chủ trì triển khai Chiến lược này.
Cùng với Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số được ban hành đã hoàn thiện tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số theo 3 trụ cột tại Việt Nam.
Với lĩnh vực giao dịch điện tử, Bộ TT&TT đã được Chính phủ thông qua, trình Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Giao dịch điện tử. Dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 5/2023, dự luật này sẽ tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện các giao dịch từ xa trên môi trường mạng một cách an toàn, tin cậy.
Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công dân số; Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu trình Bộ trưởng cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ, thu hồi, cấp lại các loại giấy phép trong lĩnh vực giao dịch điện tử theo quy định; Tham mưu thúc đẩy phát triển hoạt động giao dịch điện tử thuộc phạm vi quản lý của Bộ...
Cùng với đó, Vụ Kinh tế số và xã hội số cũng có trách nhiệm tham gia đề xuất, xây dựng các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, quản lý chất lượng trong lĩnh vực kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử; chủ trì, phối hợp thực hiện quản lý cơ sở dữ liệu về kinh tế số, xã hội số và giao dịch điện tử...
Về cơ cấu tổ chức và biên chế, Vụ Kinh tế số và Xã hội số có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng và công chức chuyên môn trực tiếp giúp việc. Biên chế công chức của Vụ do Bộ trưởng quyết định trong tổng số biên chế công chức của Bộ TT&TT được giao.
Cuối tháng 3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và giao Bộ TT&TT chủ trì triển khai Chiến lược này.
Cùng với Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số được ban hành đã hoàn thiện tầm nhìn chiến lược về chuyển đổi số theo 3 trụ cột tại Việt Nam.
Với lĩnh vực giao dịch điện tử, Bộ TT&TT đã được Chính phủ thông qua, trình Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Giao dịch điện tử. Dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp tháng 5/2023, dự luật này sẽ tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để thực hiện các giao dịch từ xa trên môi trường mạng một cách an toàn, tin cậy.
Theo Vietnamnet.vn
Bài viết cùng chuyên mục
- Lễ ra quân đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
- Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57
- AI ngành dọc phát triển: Cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ Việt
- Việt Nam đã có mô hình AI do người Việt làm chủ
- Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết 57: Tổng thể, thống nhất và đồng bộ
- Chuyển đổi số hoạt động chính quyền sau tinh gọn
- Tổng kết chương trình “Nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên - Skill Our Future” 2025
- AI đang tạo ra những mô hình "doanh nghiệp tiên phong" tại Việt Nam
- Phát huy vai trò của thanh niên đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 57
- Phát động chương trình "Nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên - Skill Our Future"
Đăng nhập để gửi bình luận
Bình luận